Các nhà khoa học dự đoán thời điểm xảy ra thảm họa toàn cầu

© Fotolia / Irabel8Морские волны
Морские волны - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Một trận lụt toàn cầu mới sẽ xảy ra trong vòng một trăm năm tới. Nhận định được nêu trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature.

Mối nguy hiểm toàn cầu phát sinh từ hiện tượng nước biển dâng cao đang gia tăng do thủy triều hoạt động tích cực, sóng gió và bão biển ngày càng tăng. Theo các chuyên gia, nếu nhân loại không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, thì đến năm 2100, một phần đáng kể các lục địa sẽ bị ngập dưới nước. Đặc biệt, các khu vực ven biển sẽ bị ngập khoảng 50%.

Theo thời điểm dự tính sẽ xảy ra thảm họa và kết quả phân tích tình hình, nguy cơ ngập lụt chủ yếu đe dọa các khu vực nằm ở độ cao khoảng 10 mét so với mực nước biển. Trong trường hợp xấu nhất, khoảng 287 triệu người, tương đương 4% tổng dân số thế giới, có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vùng duyên hải. Tính thành tiền thì thảm họa có thể gây thiệt hại 14 nghìn tỷ USD, tương đương 20% tổng giá trị GDP của thế giới.

 Cuộc sống khắc nghiệt hàng ngày của nhà thám hiểm Bắc cực - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia giải thích băng tan do nóng lên toàn cầu nguy hiểm như thế nào

Mặc dù thực tế là mực nước biển trung bình tăng tương đối chậm, các nhà khoa học cũng đã nhìn thấy mối đe dọa từ thiên tai. Theo ông Ebru Kirezci từ Đại học Melbourne (Úc), sức tàn phá của thủy triều, lũ lụt và các yếu tố tự nhiên khác tăng dần theo thời gian.

Những quốc gia nào có thể bị ngập lụt?

Các chuyên gia đã lập được bản đồ mô phỏng những vùng lãnh thổ trên Trái đất có thể bị ngập trong nước vào năm 2100. Tại Mỹ, lãnh thổ các bang Bắc Carolina, Virginia và Maryland sẽ bị ngập lụt một phần, ở châu Á là một số khu vực tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, ở Châu Đại Dương - vùng phía bắc của Úc. Ở châu Âu, vùng phía bắc nước Đức và Pháp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, Vương quốc Anh sẽ là nạn nhân chính của tình trạng ngập lụt toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала