Các nhà khoa học đã phát hiện ra rỉ sắt trên mặt Trăng

© Sputnik / Alexey Malgavko / Chuyển đến kho ảnhNguyệt thực dài nhất
Nguyệt thực dài nhất  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Tàu thăm dò vũ trụ "Chandrayan-1" của Ấn Độ phát hiện trên Mặt trăng có lớp tích tụ hematit - một loại khoáng chất chỉ được hình thành khi có oxy và nước. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học đang xem xét khả năng xuất hiện khoáng chất giống gỉ sắt này trên bề mặt vệ tinh của Trái đất.

Khi giải mã dữ liệu từ cùng một thiết bị được thiết kế bởi NASA, các nhà nghiên cứu Mỹ tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực đã nhìn thấy các vạch quang phổ tương ứng với ôxít sắt hematit (Fe2O3).

Năm 1969. Người Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng. Bản thân sự kiện vẫn gây tranh cãi cho đến ngày nay. - Sputnik Việt Nam
Nhà khoa học giải thích vì sao con người không thể sinh sống trên Mặt Trăng và Sao Hỏa

Hematit là sản phẩm oxy hóa phổ biến của đá chứa sắt phổ biến trên Trái đất, Sao Hỏa và một số tiểu hành tinh. Chính các oxit sắt "gỉ" tạo nên màu sắc cho Hành tinh Đỏ. Nhưng trên Mặt trăng, nơi không có oxy và nước lỏng, về lý thuyết là không thể có hematit.

Ngoài ra, bề mặt của Mặt trăng còn chịu sự bắn phá liên tục bởi các hạt của gió Mặt trời, trong đó chứa hydro - chất khử mạnh nhất. Để hình thành hematit, cần có môi trường oxy hóa. Trái đất được bảo vệ khỏi tác động của gió mặt trời bởi từ trường, nhưng mặt Trăng thì không.

"Lúc đầu, tôi không tin điều đó chút nào. Hematite, dựa trên các điều kiện, không thể hình thành trên Mặt trăng. Nhưng kể từ khi chúng tôi phát hiện ra nước trên Mặt trăng, chúng tôi bắt đầu cho rằng có thể có nhiều loại khoáng chất hơn nếu loại nước này phản ứng với đá mặt Trăng", – thông cáo của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực dẫn lời Abigail Fraeman một trong những tác giả của bài báo.

Quang phổ M3 cho thấy các cực của mặt Trăng có thành phần rất khác so với phần còn lại của nó. Các nhà khoa học cho rằng nước tương tác với đá, tạo thành nhiều khoáng chất không có trong các mẫu đất mặt Trăng từng được mang về Trái đất.

Trong bài báo, các tác giả mô tả một mô hình có khả năng giải thích vì sao gỉ sắt có thể hình thành trong môi trường mặt Trăng. Theo các nhà nghiên cứu thì nguồn oxy là bầu khí quyển của Trái đất.

Gỉ sắt hình thành trên mặt Trăng như thế nào?

Các tác giả thừa nhận rằng băng nước ở các cực chưa đủ để giải thích "bí ẩn hematit", vì oxit sắt này được phát hiện cả ở những nơi rất xa các cụm băng. Do đó, họ đưa ra một giả thuyết khác là bụi vũ trụ lắng trên bề mặt của mặt Trăng.

Mặt trăng - Sputnik Việt Nam
Nga triển khai lập kế hoạch cho sứ mệnh đổ bộ đầu tiên lên Mặt Trăng

Bản thân lớp bụi này có thể mang các phân tử nước, và cũng tạo điều kiện cho việc giải phóng những phân tử này khỏi đá Mặt Trăng trong các tương tác xung kích. Ngoài ra, nhiệt từ các tác động này làm tăng tốc độ oxy hóa.

Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, Mặt trăng được bảo vệ khỏi gió Mặt trời bởi "đuôi" từ quyển của Trái đất, nguồn cung cấp oxy, trên bề mặt của nó có thể xảy ra phản ứng oxy hóa của sắt với sự hình thành gỉ khoáng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала