Phôi thai người và khỉ: tình trạng đạo đức của những sinh vật mới này là gì?

© Ảnh : Weizhi Ji, Kunming University of Science and TechnologyPhôi trong giai đoạn phát triển đầu tiên.
Phôi trong giai đoạn phát triển đầu tiên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Một số nhà đạo đức học đã bày tỏ lo ngại về việc các nhà sinh học tạo ra phôi người và khỉ, ấn phẩm khoa học thường thức New Scientist đưa tin.

Chúng ta đang nói về công trình nghiên cứu trước đó được công bố trên tạp chí khoa học Cell. Các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào người trong phôi khỉ để hiểu cách các tế bào tương tác với nhau. Một trong những tác giả của công trình, Izpisua Belmonte, giáo sư tại Viện Salk Hoa Kỳ, đặc biệt lưu ý rằng việc tạo ra một phôi chimera của người và khỉ có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thiếu các cơ quan phù hợp để sử dụng trong các ca phẫu thuật cấy ghép.

Vấn đề tạo phôi người và khỉ

“Bước đột phá này khẳng định một thực tế ngày càng không thể phủ nhận: các phạm trù sinh học không phải là bất biến - chúng có thể thay đổi. Điều này tạo ra những vấn đề về đạo đức và pháp luật”, - bà Anna Smidor, nhà đạo đức học tại Đại học East Anglia, cho biết.
Trẻ con - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2020
Một cặp vợ chồng người Mỹ sinh con gái từ phôi được đông lạnh 27 năm

Về phần mình, Julian Savulescu, người đứng đầu Trung tâm Đạo đức Thực hành tại Đại học Oxford, chỉ ra rằng công trình của các nhà sinh vật học "mở ra chiếc hộp của Pandora". Ông Savulescu tin rằng mặc dù phôi thai không tồn tại quá hai mươi ngày, nhưng thành công của việc tạo ra các chimera của người và động vật cho các mục đích, chẳng hạn như lấy nội tạng để cấy ghép, chỉ là vấn đề thời gian.

"Câu hỏi đạo đức quan trọng là: tình trạng đạo đức của những sinh vật mới này là gì?" – ông Savulescu lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала