Biến đổi khí hậu sẽ khiến nhân loại đối mặt với thảm họa băng giá

© Ảnh : Public domain Băng tan ở biển Đông Siberi
Băng tan ở biển Đông Siberi - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đăng ký
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng các sông băng trên khắp thế giới bắt đầu tan nhanh hơn, khiến lượng băng và tuyết hàng năm bị mất đi nhiều hơn 31% so với 15 năm trước. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu gây ra bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Đây là nội dung một bài báo đăng trên tạp chí Nature.

Bình minh trên đại dương  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
Các nhà khoa học cho biết về tình trạng đất ngập lụt nghiêm trọng trên khắp thế giới

Sông băng tan chảy

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu vệ tinh và tính toán rằng, kể từ năm 2015, 220.000 sông băng trên núi đã bị mất đi hơn 298 tỷ tấn băng và tuyết hàng năm. Khối lượng nước này đủ để trùm lên Thụy Sĩ một lớp nước dày 7,2 mét. Đồng thời, tốc độ tan băng từ năm 2015 đến 2019 đã tăng 71 tỷ tấn mỗi năm so với giai đoạn những năm 2000-2004. Một nửa số lượng băng mất đi trên thế giới xảy ra ở Hoa Kỳ và Canada.

Theo các nhà khoa học, tốc độ băng tan ở Alaska thuộc loại cao nhất thế giới: Sông băng Columbia đang rút đi khoảng 35 mét mỗi năm. Tuy nhiên, các sông băng đang tan chảy trên khắp thế giới, ngay cả ở Tây Tạng, là nơi chúng được coi là tương đối ổn định. Chỉ có Iceland và Scandinavia có một số sông băng đang tăng khối lượng do lượng mưa tăng lên.

Các chuyên gia dự đoán rằng việc các sông băng bị thu hẹp có thể là một thảm họa đối với hàng triệu người sống dựa vào chúng như một nguồn cung cấp nước và sự tan chảy băng quá nhanh có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm: vỡ các hồ băng ở Ấn Độ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала