Biến đổi khí hậu tạo ra những «vùng chết» khổng lồ

CC0 / Pexels / Cuộc sống ở độ sâu, ảnh lưu trữ
Cuộc sống ở độ sâu, ảnh lưu trữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Đăng ký
Phân tích các lớp trầm tích ở biển Bering đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ấm lên và sự xuất hiện các “vùng chết” khổng lồ với nồng độ oxy rất thấp ở các vùng cận cực của Thái Bình Dương.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học California được công bố trên tạp chí Science Advances.

Trái đất trước và sau khi trái đất nóng lên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2020
Khám phá chi tiết về thảm họa khủng khiếp nhất đã xảy ra trên Trái đất

Vùng chết trên Trái đất

Các chuyên gia nghiên cứu các lõi (mẫu) được chiết xuất từ ​​đáy biển, chứa các loại đá có tuổi từ 1,2 triệu năm. Hình ảnh trật tự của các lớp thường bị xáo trộn do hoạt động của các sinh vật sống, tuy nhiên, trong thời gian thiếu oxy thì các sinh vật biển sẽ chết. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể truy tìm những sự kiện dẫn đến sự xuất hiện của các "vùng chết" trong quá khứ trên Trái đất.

Được biết, vào cuối kỷ băng hà gần nhất, ở Bắc Thái Bình Dương đã xảy ra một đợt thiếu oxy quy mô lớn do sự tan chảy các tảng băng và dòng chảy lớn nước ngọt trong đại dương. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra "khu vực tử thần" không đòi hỏi các sự kiện thảm khốc như sự tan chả của các tảng băng. Thông thường, tình trạng thiếu oxy trên diện rộng xảy ra trong thời kỳ ấm áp giữa các kỷ băng hà.

Lý do tạo thành các khu vực này

"Vùng chết" phát sinh sau quá trình sinh sản của thực vật phù du (tảo) ở vùng nước mặt. Khi thực vật phù du chết, nó chìm sâu hơn vào đại dương và phân hủy, làm cạn kiệt oxy. Mặc dù mối liên hệ giữa sự ấm lên và thực vật phù du vẫn chưa rõ ràng, các nhà nghiên cứu tin rằng nhiệt độ tăng, mực nước biển cao và lượng sắt sẵn có trong đại dương mênh mông đóng vai trò chính trong quá trình này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала