Tình bạn của 2 vị tướng Trần Tử Bình - Chu Văn Tấn

© Ảnh : ViettimesChu Văn Tấn - “Người anh cả của lực lượng du kích quân Việt Nam
Chu Văn Tấn - “Người anh cả của lực lượng du kích quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Đánh thắng đại tá thì phong đại tá. Đánh thắng thiếu tướng, phong thiếu tướng. Đánh thắng trung tướng, phong trung tướng. Thắng đại tướng, phong đại tướng!", Báo Đại Đoàn Kết có bài viết tư liệu đặc biệt về 2 vị tướng.

Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát tin này trên sóng, có nhà báo phương Tây đã đặt câu hỏi:

Ông thầy tướng số “bí ẩn” sau lưng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ - Sputnik Việt Nam
Ông thầy tướng số “bí ẩn” sau lưng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ

"Việc phong tướng được đặt ra theo tiêu chuẩn nào?". Cụ Hồ đã trả lời thật giản dị:

"Đánh thắng đại tá thì phong đại tá. Đánh thắng thiếu tướng, phong thiếu tướng. Đánh thắng trung tướng, phong trung tướng. Thắng đại tướng, phong đại tướng!".

Tết Nguyên đán năm 1930, Bí thư Phạm Văn Phu  cùng chi bộ với 6 đảng viên đã lãnh đạo 5000 phu cao su làm chủ đồn điền Phú Riềng trong gần tuần lễ. Sau đó, ông bị bắt, bị đưa ra Tòa đại hình Sài Gòn và bị đày ra Côn Đảo.

Nhờ phong trào Bình Dân ở Pháp mà các tù nhân chính trị ở các nước thuộc địa được giảm án, tha bổng. Ông được trả về đất liền và bị đưa về quản thúc ở Bình Lục, Hà Nam. Không chùn bước, tiếp tục hoạt động, ông đảm đương các nhiệm vụ bí thư chi bộ, Bí thư Huyện ủy Bình Lục, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam rồi được cử vào Xứ ủy Bắc kỳ. 

Phạm Xuân Ẩn - Sputnik Việt Nam
Phạm Xuân Ẩn: Điệp viên hoàn hảo của Việt Nam thực sự là ai?
Ngày 27/9/1940, Khởi nghĩa Bắc Sơn. Ở dưới xuôi, Xứ ủy giao nhiệm vụ các tỉnh tổ chức hoạt động hưởng ứng. Bí thư lên kế hoạch: chuẩn bị lực lượng quần chúng, chuẩn bị vũ khí; đến ngày X sẽ cắt đứt đường giao thông từ Hà Nội về và từ Nam Định lên; dùng nội gián cùng lực lượng quần chúng bên ngoài đánh chiếm tỉnh lỵ… 

Nhưng đến ngày 28/10 năm ấy, quân Pháp quay trở lại đàn áp đẫm máu. Du kích Bắc Sơn phải rút vào rừng sâu. Hà Nam được lệnh dừng bạo động. Cũng từ đó, Phạm Văn Phu mến phục đồng chí họ Chu, người dân tộc Nùng, đầy khí phách, dám đứng lên vũ trang chống giặc.

Cuối năm 1943, khi đang là bí thư Liên C (phụ trách Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) anh Phu bị bắt ở trên đường đi về cơ sở ở Thái Bình. Bị tống giam nhưng từng cắt song sắt trốn tù khi nằm ở bệnh viện Phủ Lý. Vụ việc không thành, ông bị đẩy về xử án ở Ninh Bình rồi bị tống giam vào nhà pha Hỏa Lò.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, 9/3/1945, lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo của lính Nhật, Phạm Văn Phu đã tham gia tổ chức cho tử tù Trần Đăng Ninh (nguyên bí thư Xứ ủy) và hơn 100 anh em tù chính trị vượt ngục theo đường vượt tường rào (thăng thiên) và chui cống ngầm (độn thổ), trở về với phong trào. Đây là lực lượng cán bộ đáng quý bổ sung cho Tổng khởi nghĩa.

© Ảnh : Ảnh tư liệuÔng Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng ở chiến khu Việt Bắc (1949)
Ông Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng ở chiến khu Việt Bắc (1949) - Sputnik Việt Nam
Ông Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng ở chiến khu Việt Bắc (1949)

Bữa cơm của 2 vợ chồng Đại tướng do Đại tá Trần Hồng chụp - Sputnik Việt Nam
Bữa cơm của vợ chồng Tướng Giáp
Từ ngày này, Phạm Văn Phu đổi tên là Trần Tử Bình (với nghĩa: sống lãng tử, phong trần, sẵn sàng chết vì bình đẳng, bác ái) và được giao về phụ trách chiến khu Hòa Ninh Thanh.

Tại Hội nghị Quân sự Bắc kỳ ngày 15/4/1945, đồng chí Chu Văn Tấn nhận nhiệm vụ xây dựng An toàn khu (ATK) ở Việt Bắc, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Sau khi bàn giao lại cho đồng chí Văn Tiến Dũng, ông Bình về trực cơ quan Xứ ủy tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Đầu tháng 8/1945, các đồng chí trong Trung ương và Xứ ủy lên đường đi Việt Bắc. Thường vụ Xứ ủy còn lại 2 người: Nguyễn Khang phụ trách Hà Nội và và Trần Tử Bình trực cơ quan Xứ và phụ trách 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Khi thấy tình thế cách mạng đã thay đổi có lợi cho ta, trong hội nghị Xứ ủy ngày 14 và 15/8/1945, 2 thường vụ Xứ ủy quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội do ông Nguyễn Khang là chủ tịch cùng các ủy viên: Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long.

Phi công Lâm Văn Lích năm 1966. - Sputnik Việt Nam
Kỷ lục kỳ diệu và phi thường của Anh hùng phi công Lâm Văn Lích
Chiều 17/8/1945, Việt Minh Hoàng Diệu phá thành công mit-tinh của công chức chính phủ bù nhìn, biến nó thành cuộc tuần hành thị uy lớn chưa từng có ở Hà Nội. Thấy thời cơ đã chín muồi, 2 ông quyết định cho Hà Nội khởi nghĩa vào 19/8/1945. Dù chưa hề nhận lệnh của Trung ương nhưng biết vận dụng sáng tạo chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" mà Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội chỉ diễn ra trong một ngày đã giành thắng lợi hoàn toàn, không hề đổ một giọt máu.

Ngày 28/8/1945, cụ Hồ ra mắt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, có 15 thành viên mà đồng chí Chu Văn Tấn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

Sau đó là những ngày cùng sống trên chiến khu Việt Bắc và cùng công tác trong Bộ Tổng tư lệnh. Từ sự mến phục tài năng, đức độ của nhau mà 2 ông trở thành bạn hữu thân thiết. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947, cả 2 ông Chu Văn Tấn và Trần Tử Bình cùng được cụ Hồ phong hàm Thiếu tướng. 

Hai con trai đầu của 2 vị tướng — Trần Kháng Chiến và Chu Thành trở thành "bạn nối khố" của nhau từ 1949, 1950. Sau này, 2 anh cùng học vỡ lòng, lớp 1 ở Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn, Quế Lâm (Trung Quốc). Cũng thời gian này, 2 vị tướng Lê Thiết Hùng và Trần Tử Bình nhận nhiệm vụ đưa Trường Lục quân sang Trung Quốc đào tạo. Các ông đã thay mặt cha mẹ chăm lo cho các cháu con đồng đội, trong đó có Chu Thành.

Hai thiếu tướng còn có một kỉ niệm quý: cùng tham gia xét xử vụ tham nhũng lớn đầu tiên trong quân đội —Vụ án tham nhũng của Trần Dụ Châu năm 1950.

Tập trận bắn đạn thật trên đảo Thuyền Chài. - Sputnik Việt Nam
Lính Trung Quốc hiểu "Vòng tròn bất tử" là lời thề bảo vệ Gạc Ma. Và cuộc thảm sát bắt đầu
Vốn Trần Dụ Châu là đại tá, cục trưởng Cục Quân nhu (Tổng cục Cung cấp, nay là Tổng cục Hậu cần). Vì nắm nhiều tiền bạc, cơ sở vật chất mà Châu đã bị tha hóa. Hắn ta tạo dựng bè cánh, ăn cắp, tham nhũng nhiều tiền bạc công quỹ. Vì thế bộ đội thiếu ăn, thiếu mặc, thương binh không có thuốc men, bông băng… 

Sự sa đọa của Châu, qua nhà thơ Đoàn Phú Tứ (đại biểu Quốc hội khóa 1), đã đến tai cụ Hồ. Bác chỉ thị cho Tổng Thanh tra quân đội vào cuộc. Các ông Lê Thiết Hùng, Trần Tử Bình cùng Cục trưởng Phạm Trịnh Cán và cán bộ thanh tra vào cuộc. Sự thật được phơi bày và báo cáo lên Bác. 

Bác đau đớn lắm nhưng quyết định phải xử làm gương, nhất là khi toàn quân toàn dân ta đang chuyển từ thời kì Phòng ngự sang Tổng phản công. Trong vụ án này, chính 2 ông bạn — Chu Văn Tấn, Trần Tử Bình — đã đảm trách xử án: Chánh án Chu Văn Tấn, Công cáo ủy viên Trần Tử Bình (thay mặt Chính phủ kháng chiến). Trần Dụ Châu chịu án tử hình.

Hòa bình lập lại, tới năm 1959, ông Chu Văn Tấn được phong hàm thượng tướng, còn ông Trần Tử Bình nhận nhiệm vụ đi sứ ở Trung Quốc. Tuy xa cách nhưng 2 ông vẫn giữ liên lạc. 

Vừa nhận nhiệm vụ xây dựng Quân khu Việt Bắc (nay là Quân khu 1), tướng Chu Văn Tấn còn nhận nhiệm vụ động viên, tổ chức cho đồng bào các dân tộc miền núi xây dựng con đường mang tên Hạnh Phúc, dài 20 km, vượt dốc đá tai mèo, nối liền thị xã Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. 

Hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc thuộc 8 tỉnh miền Bắc đã làm quần quật trong 6 năm ròng (1959-1965), với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Và 14 thanh niên xung phong đã bỏ mình tại đây.

Là đại sứ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, có quan hệ với các đồng chí trong Đảng cộng sản Nhật, ông Trần Tử Bình đã nhờ bạn mua cho chiếc đài Sony dùng 3 pin đại, để nghe tin tức. Về nhà, biết bạn mình thường xuyên phải đi công tác xa nhà, xa cơ quan, không có điện, không có phương tiện nghe tin tức. Vậy là ông Bình đưa chiếc đài quý của mình cho bạn dùng. 

Chỉ  là chiếc radio 3 băng (sóng trung, sóng ngắn và FM) nhưng ngày đó giá trị như một chiếc xe Honda bây giờ. Vậy mà họ sẵn sàng chia sẻ, nhường nhịn nhau không hề toan tính.

Ông Trần Tử Bình là đại sứ ở Bắc Kinh 8 năm (1959-1967). Trong lần về nước họp Trung ương đầu năm 1967, ông bị ốm rồi mất ở Bệnh viện Hữu nghị Việt — Xô, thọ 60 tuổi (1907 — 1967).

Hồ Thanh Bình, con trai GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
Con trai GS Đại, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và chuyện tình báo Trung Quốc
Ông Chu Văn Tấn được Quốc hội bầu là Phó chủ tịch Quốc hội năm 1976. Đến năm 1984, ông mất vì tuổi già, bệnh tật. Nay, an nghỉ ở quê nhà: xã Phú Thượng,  huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Các tướng lĩnh đầu tiên của quân đội oai phong, lẫm liệt, quyết đoán khi ra trận nhưng rất hiền lành, giản dị trong cuộc sống đời thường. Họ kính trọng nhân dân, không quên ơn những người đã đùm bọc trong thời gian bí mật, gian khó; yêu thương vợ con, gia đình, dòng tộc; tận tâm với đồng chí, hết lòng đồng đội…

11 vị tướng "khai quốc công thần" của nước Việt Nam mới đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cuộc đời của họ xứng đáng để thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập, noi theo!  

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала