Giáo sư Pháp chỉ cách giúp Việt Nam xử lý bệnh ung thư

© AP Photo / Gerry Broomengười bị bệnh ung thư
người bị bệnh ung thư - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đang gia tăng một cách chóng mặt, phần lớn các bệnh nhân đều phát hiện ở giai đoạn muộn nên đã không chỉ gây khó khăn cho công tác điều trị mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, motthegioi cho biết.

Tại Hội nghị ung thư Pháp — Việt lần thứ 1 do Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) tổ chức hôm 18.11, các chuyên gia y tế cho biết ung thư tại Việt Nam đang tăng lên một cách chóng mặt. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước đã có đến 164.671 ca mắc ung thư mới. Số bệnh nhân tử vong vì ung thư từ đầu năm 2018 đến nay đã lên đến 114.871 bệnh nhân. Hiện Việt Nam đang có hơn 300.000 người sống chung với căn bệnh ung thư.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư, được xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đến dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới, lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Xuyên Á (TP.HCM), PGS.TS.BS Bùi Chí Viết — Trưởng Khoa ung bướu của bệnh viện này cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay tại đây đã tiếp nhận 802 bệnh nhân thì phát hiện có đến 447 trường hợp mắc ung thư, chiếm 55,7%. Trong đó nhiều nhất là ung thư các bệnh về đường tiêu hóa (dạ dày, gan, thực quản, hậu môn…) có 227 trường hợp, chiếm 50,8%; kế đến là ung thư phổi có 78 trường hợp, chiếm 17,4%; ung thư các bệnh về phụ khoa (cổ tử cung, buồng trứng, nội mạc tử cung…) có 41 trường hợp, chiếm 9,1%; ung thư vú có 19 trường hợp, chiếm 4,3%…

Phần lớn các bệnh nhân phát hiện ung thư đều đã ở giai đoạn muộn, bệnh nặng nên phải điều trị phẫu thuật, rồi xạ trị chiếm đến 76,1% bệnh nhân phát hiện ung thư. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc điều trị mà còn gây tốn kém về kinh tế rất lớn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo giáo sư Jean Chung Minh — Chủ tịch Hội trao đổi Y học Pháp, dù hiện nay bệnh nhân ung thư tại Việt Nam tăng rất nhanh, nhiều bệnh viện điều trị ung thư đang trong tình trạng quá tải, nhưng các trang thiết bị phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư lại đang thiếu trầm trọng. Điển hình là máy xạ trị, nhiều bệnh viện không đủ máy để đáp ứng việc xạ trị cho bệnh nhân khiến không ít bệnh ung thư phải chờ đợi trong mỏi mòn, nhiều người phải tử vong trong lúc chờ đợi.

Bên cạnh đó, việc thiếu các trang thiết bị chẩn đoán, điều trị không chỉ gây khó khăn cho việc tầm soát, điều trị bệnh ung thư mà còn khiến bệnh nhân mắc ung thư ở Việt Nam thường phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn đến điều trị gặp khó khăn, thời gian sống ngắn.

Giáo sư Jean Chung Minh cho rằng để giải quyết tình trạng trên, Việt Nam cần đẩy mạnh việc đưa kỹ thuật cao trong điều trị ung thư vào các bệnh viện, kể cả bệnh viện công và tư; thành lập những trung tâm ung bướu kỹ thuật cao…

"Tôi mong muốn Việt Nam có thêm nhiều trung tâm ung bướu kỹ thuật cao. Do đó, việc Bệnh viện Xuyên Á TP.HCM đang triển khai thành lập Trung tâm ung bướu kỹ thuật cao sẽ góp phần giải quyết tốt được vấn đề tầm soát, điều trị bệnh ung thư hiện nay tại Việt Nam. Nếu Việt Nam có thêm nhiều Trung tâm ung bướu kỹ thuật cao sẽ không chỉ giúp bệnh nhân ung thư được điều trị hiệu quả mà còn phát hiện sớm bệnh nhân mắc ung thư, góp phần làm giảm chi phí điều trị", giáo sư Jean Chung Minh chia sẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала