Ám ảnh những món nợ không vay, đòi nợ kiểu khủng bố

© Ảnh : zingNgười thân khóc tiễn các bị cáo trở về trại giam sau khi tòa tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung
Người thân khóc tiễn các bị cáo trở về trại giam sau khi tòa tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một ngày, bỗng dưng nhận được tin nhắn yêu cầu trả nợ ngân hàng. Bất kể ngày đêm, họ liên tục gọi đến yêu cầu trả nợ, nếu không trả sẽ bị khởi tố, bắt giam...Báo Tuổi Trẻ phản ảnh nhiều bức xúc.

Ba tháng nay, điện thoại của ông Tống Thế Nhân (ở đường Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội) liên tiếp nhận được tin nhắn và cuộc gọi yêu cầu trả tiền cho ngân hàng.

Công an Nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an Việt Nam mở "chiến dịch" quyết xóa xổ vay nặng lãi và đòi nợ thuê

Bỗng dưng bị đòi nợ

"Ngày nào tôi cũng nhận được 3-4 cuộc gọi hối thúc trả nợ đã vay để mua xe máy, không trả sẽ bị khởi tố. Lạ lùng là họ nói đúng nội dung hợp đồng tôi từng giao dịch với ngân hàng năm 2017 và đã kết thúc từ tháng 5-2018. Lúc đầu họ gọi ban ngày, sau gọi cả đêm khuya. Đang ngủ cũng bị đe dọa, cả nhà lo sợ, ám ảnh" — ông Nhân bức xúc nói.

Sau đó, họ tiếp tục nhắn tin mạo nhận là công an, viện kiểm sát dọa rằng hồ sơ vay tiền của vợ ông Nhân có dấu hiệu lừa đảo, yêu cầu phải thanh toán ngay, yêu cầu người có tên trong hợp đồng có mặt tại công an quận để làm việc trực tiếp, cố tình chống đối sẽ bị bắt giữ. Rồi họ lại nhắn cả giờ sẽ "bắt giam" người "nợ tiền", dọa sẽ truy nã toàn quốc. Chặn số, họ dùng nhiều số khác để "tra tấn".

Gia đình bà Tạ Thu Hà (đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) trong một thời gian dài cũng bị "khủng bố" qua điện thoại để đòi tiền dù bà không vay nợ, cũng không có hợp đồng gì với ngân hàng. 

© Ảnh : Q.THẾ/Tuổi TrẻVừa gọi điện thoại, những đối tượng lừa đảo tiếp tục nhắn tin đe dọa
Vừa gọi điện thoại, những đối tượng lừa đảo tiếp tục nhắn tin đe dọa - Sputnik Việt Nam
Vừa gọi điện thoại, những đối tượng lừa đảo tiếp tục nhắn tin đe dọa

Bà Hà cho biết:

"Ban đầu họ nói gia đình tôi nợ 48 triệu đồng ở ngân hàng tại Đà Nẵng và đề nghị tôi phải chuyển tiền cho họ ngay lập tức vì hợp đồng bị quá hạn. Họ dọa vi phạm hợp đồng sẽ bị khởi tố. Con cái trong nhà không ai vay ngân hàng. Họ còn biết thông tin cá nhân của người nhà nên tôi rất lo lắng. Hôm trước gặp nhóm bạn tôi, ai cũng thông tin gần đây nhận nhiều cuộc điện lạ bắt trả tiền đã vay nợ".

"Chúng tôi là nhân viên ngân hàng, nếu không trả nợ sẽ bị gửi đến cơ quan công an để khởi tố". "Đây là cơ quan công an, viện kiểm sát yêu cầu ông bà có mặt ở nhà để cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám nhà"…, nhiều bạn đọc bỗng dưng nhận được thông tin kiểu này.

Anh Thuần (TP.HCM) cũng khổ sở vì những cuộc gọi trời ơi: "Họ gọi ngày càng nhiều, dùng từ ngữ đòi tiền như giang hồ, còn dọa khởi kiện ra tòa… dù tôi không vay tiền ai".

Bất an, không biết kêu ai

Người thân đau đớn - Sputnik Việt Nam
4 người treo cổ tự tử ở Hà Tĩnh: Khoản nợ 70 triệu đồng và 300.000 đồng tiền lãi mỗi ngày
Hai bạn đọc báo Tuổi Trẻ ở TP.HCM bị một số điện thoại lạ gọi đến nói chủ nhà mở thẻ ở ngân hàng tại Hà Nội, đã sử dụng và nợ khoản tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Sau đó, họ chuyển sóng tiếp tục mạo danh Công an Hà Nội để uy hiếp. Người mạo danh công an dọa nạt đủ chuyện ép buộc trả tiền. 

Trả lời Tuổi Trẻ, ngân hàng gia đình ông Nhân từng vay mua xe máy khẳng định ông Nhân đã kết thúc hợp đồng, ngân hàng không biết bằng cách nào những người lạ có thông tin đúng với vay nợ của khách hàng. 

Liên quan đến những câu chuyện này, các ngân hàng đều nói những người đó đã mạo nhận nhân viên ngân hàng để uy hiếp nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Biết vậy nhưng nhiều người vẫn quá khổ sở phiền phức vì họ không thôi bị "khủng bố", có khi hàng tháng ròng, không biết làm sao chấm dứt sự bực mình này.

Nếu họ gọi đến điện thoại di động thì có thể chặn số, nhưng điện thoại bàn còn khổ hơn. Như trường hợp anh H. ở huyện Tri Tôn (An Giang), hơn một tháng số máy bàn nhà anh liên tục nhận cuộc gọi lạ. 

Hiện trường vụ trọng án. - Sputnik Việt Nam
Bắt ăn phân: Vay tín dụng đen bị tra tấn đến chết như thời 'trung cổ'
Người gọi nói cùng nội dung:

"Tòa án tối cao thông báo bạn có đơn tố cáo nợ tiền, đề nghị trả tiền…". Biết tin giả, cúp máy không nghe, không nghe hết nội dung, họ lại gọi sau, cả nhà bất an. Điện thoại bàn không hiển thị số, lại càng không biết số máy nào gọi cho mình.

"Tôi nghĩ bảo mật thông tin cá nhân là quyền được pháp luật bảo vệ. Mong cơ quan công an mạnh tay hơn nữa với các nhóm lừa đảo qua mạng, lừa qua điện thoại. Chiêu lừa này không mới nhưng diễn ra khắp nơi, không ít người thiếu cảnh giác đã trở thành nạn nhân của những nhóm lừa đảo này" — anh H. nói.

Làm gì với cuộc gọi kiểu "giội bom"?

Theo TS Nguyễn Hữu Thế Trạch — giám đốc Công ty luật TNHH một thành viên An Pha Na (TP.HCM), để đối phó với những cuộc gọi "giội bom" như trên, trước hết phải biết cách tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký hiển thị số máy gọi đến, kiểm tra thông tin người gọi đến, không thực hiện những yêu cầu của họ. Báo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cơ quan công an quận, huyện, xã, phường…).

© Ảnh : Tuổi TrẻTS Nguyễn Hữu Thế Trạch
TS Nguyễn Hữu Thế Trạch - Sputnik Việt Nam
TS Nguyễn Hữu Thế Trạch

Với các cuộc điện thoại gọi lừa đảo, ngay cả đầu số cố định thường không đúng chủ thuê bao. Trong các giao dịch dân sự hiện nay, người dân dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, dễ dẫn đến những phiền phức kiểu này. Do đó người dân luôn phải cảnh giác với số lạ" — ông Trạch nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала