Việt Nam sẽ nghỉ ngơi 3 ngày nữa?

© Fotolia / ShevtsovyCô gái trên bãi biển Việt Nam
Cô gái trên bãi biển Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất hai phương án tăng ngày nghỉ lễ và giảm giờ làm việc chính thức trong tuần, theo báo Pháp luật.

Ngày 17-9, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, cho biết đơn vị vừa đề xuất bổ sung ba ngày nghỉ lễ vào Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Hai phương án tăng ngày nghỉ lễ

Cụ thể, phương án 1, nghỉ thêm ba ngày vào dịp nghỉ Quốc khánh. Theo đó, dịp này người lao động được nghỉ bốn ngày, từ ngày 2 đến 5-9 hằng năm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp.  - Sputnik Việt Nam
6 vấn đề tiếp tục xin ý kiến sửa đổi Bộ luật Lao động

Phương án 2, nghỉ thêm một ngày vào ngày Gia đình Việt Nam 28-6 và hai ngày thêm vào dịp nghỉ tết Dương lịch.

Nguyên nhân, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực.

Cụ thể, Campuchia là 28 ngày, Brunei là 15 ngày, Indonesia là 16 ngày, Malaysia là 12 ngày, Myanmar là 14 ngày, Philippines là 12 ngày, Singapore là 11 ngày, Thái Lan là 16 ngày… Trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam mới 10 ngày.

Bên cạnh đó, việc tăng thêm nghỉ lễ trong năm giúp cho người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.

Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết trong hai phương án trên đều đề xuất tăng ba ngày nghỉ trong năm. Tuy nhiên, đơn vị ủng hộ phương án nghỉ thêm ba ngày vào dịp Quốc khánh vì dịp này gần ngày đưa trẻ đến trường.

Kiểm tra chất lượng sợi DTY tại phòng thí nghiệm.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề xuất giảm giờ làm, thêm ngày nghỉ cho người lao động

“Chúng tôi muốn người lao động có thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị cho con đến trường. Đặc biệt, nếu nghỉ ngày 5-9 các ông bố bà mẹ sẽ có thời gian dắt tay con đến trường, tạo sự gắn bó trong gia đình, thể hiện tinh thần hiếu học của Việt Nam” - ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Cần giảm giờ làm việc chính thức

Liên quan đến giờ làm thêm chính thức từng gây tranh cãi trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết đơn vị tiếp tục đề nghị Quốc hội xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Minda Việt Nam (khu công nghiệp Bình Xuyên) - Sputnik Việt Nam
Năng suất lao động Việt Nam quá thấp, thua xa các nước trong khu vực

Theo ông Quảng, khi đơn vị đề xuất tăng giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ lên 400 giờ/năm sẽ đi kèm với tiền lương lũy tiến và giảm giờ làm chính thức. Bởi theo khảo sát 154 nước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời gian làm việc bình thường theo tuần cao nhất thế giới (48 giờ/tuần), cùng với 40 quốc gia khác, chỉ hơn Kennya và Seychelles.

Bên cạnh đó, xu hướng giảm giờ làm là tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như thời gian chăm sóc gia đình.

Thời gian làm việc dài có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp, đến từ việc xáo trộn nhịp sinh học, cuộc sống gia đình và xã hội, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sức khỏe, hiệu suất trong công việc.

Đại sứ Dương Chí Dũng (người thứ 3 từ trái sang) và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên thảo luận về “Quyền phụ nữ và biến đổi khí hậu: hành động về khí hậu, thực tiễn và bài học tốt”.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chấp thuận 241 khuyến nghị trong UPR về quyền con người

“Có những người lao động tâm sự với chúng tôi họ phải làm thêm giờ mới đủ điều kiện nhận được toàn bộ số lương 6 triệu đồng/tháng, nếu không lương sẽ giảm. Họ cũng kể làm việc quần quật không có thời gian chăm sóc con cái, quan tâm chăm sóc giữa vợ và chồng… Trong khi chúng ta biết trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, những đứa trẻ sinh ra trong điều kiện thiếu dinh dưỡng và sự chăm sóc của cha mẹ thì đó là nguồn nhân lực đáng lo ngại trong tương lai, thậm chí là phát sinh những vấn đề tệ nạn xã hội…” - ông Quảng nhận định.

Nếu tiếp tục duy trì giờ làm việc chính thức trong tuần như hiện nay, theo ông Quảng, người lao động sẽ tiếp tục bị vắt kiệt sức lực với mức lương không đủ sống. Đồng thời, chấp nhận để cho tình trạng doanh nghiệp lười cải tiến công nghệ và Việt Nam tiếp tục tụt hậu: “Nên việc đề xuất trên để người lao động có thể nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật là cần thiết…” - ông Quảng nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала