Công trình sai phạm xây trên đèo Mã Pí Lèng trái quyết định của Thủ tướng?

© Ảnh : phuotvivuĐèo Mã Pí Lèng ở Hà Giang
Đèo Mã Pí Lèng ở Hà Giang  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ai đứng sau công trình 7 tầng xây dựng trái phép, phá nát cảnh quan thiên nhiên đèo Mã Pí Lèng, trái với quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang của Thủ tướng?

Hà Giang lập đoàn kiểm tra công trình bê-tông trên đèo Mã Pí Lèng

Sáng ngày 4.10. Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang ông Hoàng A Chinh đã lên tiếng khẳng định địa phương này đang lập đoàn thanh tra các trình tự thủ tục liên quan đến công trình khách sạn 7 tầng được cho là xây dựng trái phép trên đèo Mã Pí Lèng.

Trước đó, ngày 3.10, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội có phản ánh thông tin về tòa nhà bê-tông 7 tầng nằm bên hông đèo Mã Pí Lèng (hay còn gọi là đèo Mã Pì Lèng), trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Theo thông tin mà một số báo phản ánh, công trình được xây dựng trên diện tích hàng tram mét vuông. Ngôi nhà 7 tầng mang tên Mã Pì Lèng Panorama Hostel-Restaurant-Café. Bên trong ngay gần cửa là quầy bar, quay thu ngân và khu vực pha chế đồ uống. Ngay tại khu quầy bar có ghi giá phòng nghỉ với các mức giá khác nhau từ 250.000 đến 750.000đ/đêm.

Công nhân trên công trường xây dựng tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
18 lãnh đạo Hà Nội phải ra đi vì sai phạm xây dựng

Phía ngoài quầy bả là khu ban công rộng, được thiết kế lắp đặt bằng thép và bê-tông, tạo thành điểm chính để khách sử dụng dịch vụ ngắm toàn cảnh cao nguyên đá Mèo Vạc và song Nho Quế.

Đáng chú ý, công trình được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm của người dân xã Pả Vi, khởi công xây dựng từ năm 2018, đến năm 2019 đã chính thức hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bar, café nhưng vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, theo chính quyền địa phương, đây là công trình được xây dựng trái phép.

Lý giải vì sao một công trình đồ sộ được xây dựng trong suốt thời gian qua, lâu như vậy mà lại không hề có giấy phép xây dựng, ông Hoàng A Chinh, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang phát biểu với báo Dân Trí cho hay:

“Thẩm quyền cấp phép thuộc huyện Mèo Vạc nên phía Sở này “chưa nắm chắc việc xây dựng công trình có giấy phép hay không”.

Theo ông Chinh, Hà Giang đang tiến hành kiểm tra các trình tự, thủ tục có liên quan đến công trình 7 tầng trên đèo Mã Pí Lèng, đồng thời đánh giá xem xét mức độ ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên rồi sẽ đề xuất giải pháp xử lý.

“Cá nhân mình bây giờ cũng chưa biết nó thế nào cả, chưa thể quyết phải làm thế nào”, ông Hoàng A Chinh cho biết.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Giang cũng khẳng định địa phương đang lập đoàn kiểm tra thông tin mà báo chí phản ánh. Vị này cũng đề nghị các cơ quan báo chí liên hệ phía tỉnh ủy Hà giang để có thông tin đầy đủ hơn.

Công trình trên đèo Mã Pí Lèng trái chỉ đạo của Thủ tướng?

Sáng 4.10, ông Nguyễn Thanh Giang- Phó Trưởng Ban Quản lý Сông viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn xác nhận đèo Mã Pí Lèng thuộc khu vực công viên đang quản lý.

Cao nguyên đá này trải rộng trên 4 huyện của tỉnh Hà Giang đó là: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Tuy nhiên, ông Giang từ chối nêu ý kiếm về việc công trình 7 tầng “mọc” trên đèo Mã Pí Lèng có ảnh hưởng tới việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị vật chất, văn hóa... của công viên đang do ông quản lý hay không.

Tòa án - Sputnik Việt Nam
Công an khởi tố vụ án sai phạm đất đai tại Bình Thủy

Cũng liên quan đến vấn đề công trình sai phạm này, ông Trương Văn Quảng- Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho hay, ngoài việc được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia thì khu vực Mã Pì Lèng (hay Mã Pí Lèng) còn nằm trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, được UNESCO trao danh hiệu vào năm 2016.

Vậy nên, mọi hoạt động xây dựng nơi đây để phải tuân thủ theo quy định quốc tế để bảo vệ giá trị cảnh quan cao nguyên đá mang tính toàn cầu.

Theo ông Trương Văn Quảng, Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, khai thác giá trị.

“Tất cả những công trình xây dựng trong khu vực này phải căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo tôi được biết quy hoạch nơi đây không cho phép xây dựng tại đèo Mã Pí Lèng mà chủ yếu khai thác cảnh quan kết hợp du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm”, ông Quảng trao đổi cho biết.

Về thông tin mà báo chí phản ánh liên quan đến công trình đồ sộ được xây dựng giữa núi non hùng vĩ, bên hông đèo Mã Pí Lèng, ông Quảng nhận định, công trình này đã phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, tổng thể phát triển du lịch và đặc biệt là không tuân thủ quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

“Để phát triển du lịch, có chăng nơi đây chỉ xây dựng công trình mang tính điểm nhìn, điểm dừng nhỏ thôi nhưng vẫn phải tôn vinh cảnh quan chứ không phải công trình đồ sộ như báo chí phản ánh” - ông Quang khẳng định.

Công trình xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng của ai?

Sáng ngày 4.10, bà Mua Hồng Sinh, Phó Chủ tịch huyện Mèo Vạc phát biểu với báo giới cho biết, nhà hàng, nhà nghỉ Panorama ở danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng nằm ngay trên hẻm vực Tu Sản, được xây dựng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Nhà  hàng nằm thoải theo sườn đèo, có 5 ban công lớn để du khách ngắm cảnh.

Bà Sinh thông tin, từ sự tư vấn của nhiều chuyên gia, huyện Mèo Vạc đã kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng điểm dừng chân ngắm vực Tu Sản, tạo điều kiện cho du khách tham quan.

Đến tháng 3.2018, Chủ tịch tỉnh Hà Giang giao cho huyện Mèo Vạc xây dựng điểm dừng chân ngắm cảnh hẻm Tu Sản với nguyên tắc “sử dụng tối đa nguyên liệu tại chỗ, không phá vỡ cảnh quan khu vực”.

Theo thông tin mà Phó Chủ tịch huyện Mèo Vạc cung cấp, nhà hàng, nhà nghỉ Panorama này do bà Vũ Ngọc Ánh (người địa phương) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành, tháng 7.2019 Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã yêu cầu tỉnh Hà Giang kiểm tra quy trình thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình trên.

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Bao giờ đưa vào hoạt động?

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, công trình 7 tầng này chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bà Vũ Ngọc Ánh chưa được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, xây dựng. Công trình cũng chưa có giấy phép xây dựng.

Theo lãnh đạo huyện Mèo Vạc và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, dù nằm ngoài vùng bảo vệ II của đèo Mã Pì Lèng, nhưng nhà hàng, khách sạn Panorama, xét theo Luật Di sản văn hóa, công trình ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý văn hóa. Tuy nhiên, nhà hàng này chưa có ý kiến của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang và Bộ.

“Trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư”, văn bản nêu rõ.

“Việc xây dựng công trình ở đèo Mã Pì Lèng phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến danh thắng quốc gia và tuân thủ Luật Di sản văn hóa”, VnExpress dân lời bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Di sản văn hóa khẳng định.

Mã Pí Lèng- Tứ đại đỉnh đèo của vùng núi phía Bắc Việt Nam

Đèo Mã Pí Lèng, theo âm tiếng H'Mông là Mả Pí Lèng (còn đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng) là đèo trên quốc lộ 4C ở vùng đất xã Pải Lủng và Pả Vi huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

© Ảnh : phuotvivuĐèo Mã Pí Lèng ở Hà Giang
Công trình sai phạm xây trên đèo Mã Pí Lèng trái quyết định của Thủ tướng? - Sputnik Việt Nam
Đèo Mã Pí Lèng ở Hà Giang

Về yếu tố lịch sử, con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, cùng với Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала