Hơn 800 trường hợp “chết nhưng vẫn khám bệnh”

© Sputnik / Taras IvanovXe cấp cứu
Xe cấp cứu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Qua kiểm tra dữ liệu hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH), đã phát hiện tại 59 tỉnh, thành phố, có 826 trường hợp đã chết vẫn phát sinh 1.780 lượt khám bệnh, chữa bệnh bằng Bảo hiểm Y tế (BHYT) với số tiền lên đến 7,58 tỷ đồng.

Hơn 800 người “chết vẫn đi khám”: Lỗi ở đâu?

Trong văn bản gửi BHXH Việt Nam phản hồi về thông tin phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT sau khi người bệnh chết, Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành, các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc và y tế các bộ, ngành kiểm tra, xác minh những thông tin do BHXH Việt Nam cung cấp.

Bác sĩ - Sputnik Việt Nam
Mỗi người Việt Nam có một mã định danh y tế duy nhất và suốt đời

Qua đó, tới nay, Bộ Y tế đã nhận được thông tin báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh của 53/59 Sở Y tế, 12 cơ sở y tế trực thuộc các bộ ngành. Kết quả xác minh cho thấy, có 650/826 trường hợp đúng thông tin như phản ánh của BHXH Việt Nam, 176 trường hợp còn lại chưa có thông tin.

Theo Bộ Y tế, tổng hợp kết quả kiểm tra, xác minh thông tin của 650 trường hợp có phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT sau khi chết cho thấy, lỗi của nhân viên cơ quan BHXH hoặc bưu điện (đại lý của BHXH) là 575/650 trường hợp, chiếm 88,4%.

Nguyên nhân là do nhập sai dữ liệu thông tin hoặc phần mềm tự động “nhảy” sai ngày hoặc do đồng bộ sai mã số BHXH của người còn sống với người đã chết

Đồng thời, lỗi thứ hai dẫn đến hàng trăm người đã chết vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT là do người nhà sử dụng thẻ BHYT của người bệnh đã chết, qua xác minh có 13/650 trường hợp xảy ra lỗi này, chiếm 2%.

Lỗi thứ ba là do nhân viên y tế sử dụng thẻ BHYT (hoặc dữ liệu thẻ) của người bệnh để gian lận, trục lợi quỹ BHYT, lỗi này xảy ra với 13/650 trường hợp, chiếm 2%. Lỗi thứ tư là do nhân viên y tế thao tác sai trên phần mềm HIV hoặc lỗi trong quá trình trích chuyển dữ liệu dẫn đến sai thông tin khám chữa bệnh của bệnh nhân (chiếm 2,46%).

BHYT, BHXH - Sputnik Việt Nam
Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 70 lần

Lỗi thứ năm là do người nhà bệnh nhân cung cấp sai thông tin ngày mất của bệnh nhân (chiếm 2,62%). Lỗi thứ sáu do cơ sở khám chữa bệnh không kiểm soát thủ tục chặt chẽ (lỗi quy trình), lỗi này chiếm tỷ lệ 0,62%. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết, cơ quan bảo hiểm xã hội đã thống kê nhầm dữ liệu BHXH của tỉnh khác (11/650 trường hợp).

Trước đó, BHXH Việt Nam cho biết, qua kiểm tra dữ liệu hưởng BHXH, dữ liệu thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019 đã phát hiện tại 59 tỉnh, thành phố, có 826 trường hợp đã chết vẫn phát sinh 1.780 lượt khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT với số tiền lên đến 7,58 tỷ đồng. Sau đó, BHXH Việt Nam tiếp tục có báo cáo tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT với nội dung sau khi kiểm tra, xác minh có 58 trường hợp vi phạm, phát sinh 67 lượt khám chữa bệnh sau khi tử vong với tổng chi phí từ BHYT hơn 59 triệu đồng.

Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2019

Mới đây, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2019 và lấy ý kiến dự thảo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi. 

Мужчина на приеме у врача - Sputnik Việt Nam
Thẻ BHYT và chính sách BHYT năm 2019 có nhiều điểm mới bạn nên biết

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng được đề nghị điều chỉnh tăng bằng 6% tiền lương tháng. Dự thảo luật cũng quy định tất cả thành viên gia đình phải tham gia cùng một thời điểm thay vì từng cá nhân như hiện nay. Mức đóng bảo hiểm y tế của người thứ nhất tối đa bằng 6% lương cơ sở và từ người thứ hai trở đi đóng bằng 80% mức đóng của người thứ nhất. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, mức đóng bằng 6% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

Dự thảo cũng đề xuất các trường hợp không được quỹ bảo hiểm y tế chi trả như: chi phí đã được ngân sách nhà nước chi trả; điều dưỡng, an dưỡng; sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

Chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo. Quỹ bảo hiểm y tế đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chính sách bảo hiểm y tế đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế. 

BHXH - Sputnik Việt Nam
Đã bàn giao sổ BHXH cho người lao động đạt 99,58%

Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong quy định và trong tổ chức thực hiện Luật. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực thi pháp luật. Công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế do năng lực, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát sinh. 

Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia đã thảo luận, góp ý về nhiều nội dung trong Dự thảo luật như: Điều chỉnh quyền lợi bảo hiểm y tế; kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ sở cung ứng dịch vụ và cơ quan bảo hiểm y tế; về tổ chức hệ thống giám định bảo hiểm y tế và thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia bảo hiểm y tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала