Nghi vấn vụ siêu lừa Dương Thanh Cường qua mặt đại gia Trầm Bê

Đăng ký
Đại gia Trầm Bê thừa nhận cú sa chân liên quan vụ án siêu lừa Dương Thanh Cường. Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam tiếp tục bị truy tố vì đã phê duyệt cho vay 331 tỷ trái quy định liên quan đến vụ án siêu lừa Dương Thanh Cường.

Ông Trầm Bê cũng thừa nhận ký duyệt cho Dương Thanh Cường vay tiền là không đúng quy định, đồng thời cũng xin được nộp tiền khắc phục hậu quả để mong được giảm nhẹ tội danh.

Đại gia Trầm Bê thừa nhận ký duyệt cho Dương Thanh Cường vay tiền sai quy định

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam liên quan đến vụ siêu lừa Dương Thanh Cường (54 tuổi, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Bình Phát), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Trầm Bê (sinh năm 1959, quê Trà Vinh) cùng các đồng phạm liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Ông Trầm Bê đã từng hầu tòa, bị tuyên án 4 năm tù trong một đại án ngân hàng và đã chấp hành xong hình phạt. - Sputnik Việt Nam
Vụ siêu lừa Dương Thanh Cường: Đại gia Trầm Bê lại bị đề nghị truy tố

Theo kết luận của Cơ quan Điều tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Nam) cùng 9 đồng phạm về tội “Vi phạm hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, theo Điều 206 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt từ 10- 20 năm tù.

Đối với ông Dương Thanh Cường (sinh năm 1966, nguyên Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Bình Phát) đang thụ án tù chung thân cho các bản án khác bị đề nghị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong quá trình điều tra, đại gia Trầm Bê cho rằng việc Dương Thanh Cường chiếm đoạt tiền ngân hàng “là khách quan, không lường trước được nên đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét”.

Đồng thời, ông Trầm Bê cũng đề nghị cơ quan chức năng tính giá trị tài sản thế chấp theo hướng tăng lên để giảm trách nhiệm cho mình. Ngoài ra, ông Trầm Bê cũng xin được nộp tiền khắc phục hậu quả nhằm mong được xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong phiên xét xử.

Tại cơ quan điều tra, ông Trầm Bê khai, bản thân quen biết ông Dương Thanh Cường từ năm 2008 thông qua một người đàn ông tên Ánh. Người này đã dẫn Dương Thanh Cường đến hội sở ngân hàng gặp ông Trầm Bê giới thiệu và xin vay tiền thực hiện dự án Trung tâm thương mại ở Quận Tân Phú, TP.HCM.

Ông Trầm Bê khẳng định quan hệ giữa bản thân và Dương Thanh Cường chỉ đơn thuần là khách hàng, doanh nghiệp đến vay tiền, không hề đề cập việc riêng tư.

Vào thời điểm tháng 4 năm 2008, Dương Thanh Cường xin được vay tiếp để thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát. Cường dùng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh làm tài sản thế chấp. Dù trên thực tế, tài sản này đã được Cường thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh 6.

Trong thương vụ này, ông Trầm Bê đã ký duyệt cho công ty của Dương Thanh Cường vay ba lần. Do Cường không có khả năng tài chính nên các hợp đồng sau đều dùng để trả nợ cho hợp đồng trước. Đến năm 2010, Cường gán toàn bộ 23 bất động sản ở Bình Chánh cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý tổng cộng 331 tỷ đồng gốc và lãi các khoản nợ.

Bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Nhiều "điều lạ" sau phiên xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê

Khai với cơ quan điều tra, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam (sau này là Sacombank) thừa nhận, việc chấp thuận cho Công ty của Dương Thanh Cường vay tiền với 23 giấy chứng quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp chủ yếu do bản thân cùng với cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Nam là Phan Huy Khang (cũng là bị can trong vụ án này) và bà Nguyễn Thị Xuân Trang (cựu Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Phương Nam) đang bị truy nã bàn bạc, tính toán số tiền vay dựa trên định giá tài sản để quyết định chấp thuận.

Tuy nhiên, về vai trò trong vụ án, ông Trầm Bê cho rằng, các nhân viên khác chỉ làm theo quy trình, theo chỉ đạo. Ông cũng nhấn mạnh khi ký duyệt cho Dương Thanh Cường vay, hoàn toàn không biết những tài sản thế chấp này (23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã được Cường thế chấp ở Ngân hàng Agribank để vay tiền.

“Thời điểm ký đồng ý cho vay và giải ngân cho Cường, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có tài sản thì cho vay, ngân hàng không mất tiền, bảo toàn được vốn. Tuy nhiên khi làm việc với cơ qquan điều tra, tôi nhận thấy việc ký duyệt cho vay là không đúng quy định”, ông Trầm Bê thừa nhận.

Ông Phan Huy Khang cũng như các cán bộ cấp dưới- bị can trong vụ án này đều thừa nhận sai phạm khi duyệt hồ sơ, tuy nhiên, tất cả khẳng định chỉ “làm theo chỉ đạo của cấp trên”.

Liên quan tới vụ việc Dương Thanh Cường thế chấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú khi vay tiền cùng lúc tại Agribank Chi nhánh 6, Dương Thanh Cường bị xử phạt tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bồi thường cho Agribank Chi nhánh 6 hơn 1.100 tỷ đồng. Lãnh đạo và cán bộ Agribank Chi nhánh 6 cùng các bị cáo khác trong vụ án cũng phải nhận 8-25 năm tù.

Trước đó, Cơ quan điều tra đã hoàn tất kết luận điều tra nhưng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận thấy còn chưa đầy đủ nên quyết định trả hồ sơ để điều tra.

Bị cáo Trầm Bê sau phiên xử sáng 7/2. - Sputnik Việt Nam
Đại gia Trầm Bê chấp nhận án tù bốn năm
Theo đó, cần xem xét trách nhiệm của ông Trầm Viết Trung, Giám đốc Trung tâm xét duyệt tín dụng, Ủy viên Thường trực hội đồng tín dụng Ngân hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát đề nghị cụ thể hóa trách nhiệm hình sự của bị can và thiệt hại trong từng lần vay. Cơ quan điều tra đã khởi tố ông Trầm Viết Trung về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Hồ sơ ghi nhận ông Trung bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Phương Nam từ năm 2004 đến giữa cuối 2007 được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm xét duyệt tín dụng, ủy viên HĐTD Ngân hàng. Do chịu áp lực lớn từ ông Trầm Bê, để tránh mâu thuẫn với Hội đồng quản trị và không muốn tiếp tay cho việc cấp tín dụng không có kiểm soát nên ông đã xin nghỉ việc sau 12 ngày ký duyệt biên bản Hội đồng tín dụng. Cụ thể, ngày 25.4.2008, ông Trung đã làm đơn nghỉ việc.

Kết luận điều tra bổ sung nhấn mạnh, ông Trầm Viết Trung đã cùng ông Phan Huy Khang (cựu Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng) và bà Phan Thị Hồng Vân (cán bộ pháp chế, ủy viên Hội đồng tín dụng) ký biên bản cuộc họp ngày 14.4.2008 xét duyệt đồng ý cho công ty của ông Dương Thanh Cường vay 190 tỷ đồng giải ngân 130 tỷ đồng trong khi hồ sơ vay vốn không đáp ứng điều kiện cấp tín dụng cho vay.

Đây là hành vi vi phạm quy chế cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện cho Dương Thanh Cường chiếm đoạt gần 128 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam.

Vì sao siêu lừa Dương Thanh Cường lại qua mặt được đại gia Trầm Bê?

Theo Cơ quan điều tra, năm 2007, ông Cường có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vường Thanh Phát đã lấy danh nghĩa công ty mua 10,5 héc-ta đất của các hộ dân.

Lý Điền Sơn - Sputnik Việt Nam
Anh trai diễn viên Lý Hùng thâu tóm hoàn toàn công ty cũ của ông Trầm Bê
Ông Dương Thanh Cường sau đó đem 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mua thế chấp tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh số 6 để vay tiền làm dự án.

Ngày 7.4.2008, với tư cách là Tổng giám đốc Công ty Bình Phát, ông Dương Thanh Cường ký hồ sơ đề nghị vay 200 tỷ đồng tại Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam. Bốn ngày sau, Giám đốc sở giao dịch Nguyễn Thị Xuân Trang (hiện đã bỏ trốn, đang bị truy nã) đã chỉ đạo 2 cán bộ tín dụng báo cáo thẩm định đề xuất cho công ty này vay 190 tỷ đồng.

Cùng ngày, Hội đồng tín dụng của sở giao dịch gồm bà Nguyễn Thị Xuân Trang và 2 ủy viên là ông Ngô Văn Huổi, bà Trịnh Bích Nga ký biên bản họp hội đồng tín dụng sở giao dịch đề xuất cho công ty trên vay 190 tỷ đồng.

Sau đó ông Phan Huy Khang (cựu Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng) đã họp và ký vào biên bản đồng ý cho vay nhưng chỉ giải ngân 130 tỷ đồng.

Theo Cơ quan điều tra, ông Trầm Bê đã phê duyệt cho công ty của ông Dương Thanh Cường vay không điều kiện và không theo đề nghị của Hội đồng tín dụng. Từ đó, Phó Giám đốc Sở Giao dịch cùng hai cán bộ tín dụng đã giải ngân 130 tỷ đồng mà không có bất kỳ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Ông Dương Thanh Cường đã xài hơn 2 tỷ đồng để trả lãi vay, 128 tỷ chỉ tiêu vào mục đích cá nhân.

Trong lần gặp tiếp theo (tháng 5.2008), ông Dương Thanh Cường lại xin vay tiền thêm nơi ông Trầm Bê. Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phương Nam đã đồng ý cho ông Dương Thanh Cường vay thêm tiền bằng biện pháp đảo nợ ký hợp đồng vay mới. Trình tự cho vay y hệt lần đầu tiên. Dương Thanh Cường đã sử dụng tiền giải ngân để hoàn tất hợp đồng và rút thêm tiền.

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV - Sputnik Việt Nam
Đại án Trầm Bê: Khó dẫn giải ông Trần Bắc Hà?

Ngân hàng Phương Nam giải ngân cho Dương Thanh Cường 57 tỷ đồng và 9000 lượng vàng, trị giá tổng cộng là 221,3 tỷ đồng. Cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bình Phát dùng số tiền này để tất toán khoản vay trước, trả 32 tỷ đồng lãi, còn lại hơn 57 tỷ đồng sử dụng riêng.

Bị cáo Dương Thanh Cường tiếp tục xin gia hạn nợ ngày 4.6.2009. Ông Trầm Bê lại tiếp tục cho ông Cường gia hạn nợ y như hai lần trước (đảo nợ), ký hợp đồng vau tiền mới lần thứ ba. Ngày 11.1.2010, Dương Thành Cường ký giấy gán toàn bộ 23 bất động sản cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý các khoản nợ.

Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định ông Trầm Bê cùng thuộc cấp vi phạm hoạt động cho vay trái quy định của ngân hàng, gây thiệt hại cho 331 tỷ đồng.

Kết quả điều tra, Bộ Công an xác định siêu lừa Dương Thanh Cường đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, mang tài sản đang thế chấp tại Agribank đi vay và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Phương Nam. Tài sản là 23 quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú huyện Bình Chánh TP.HCM.

Cũng theo hồ sơ vụ án, năm 1996, bị can được mệnh danh là “siêu lừa” Dương Thanh Cường từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên phạt 20 năm tù, tổng hợp cho nhiều tội danh như “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”, “Trốn thuế” (theo quy định thời điểm đó, tù có thời hạn không quá 20 năm tù).

Đồng thời cũng cùng năm 1996, Dương Thanh Cường bị Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên phạt 10 năm tù về tội đưa hối lộ.

Ông Trầm Bê tại tòa - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Trầm Bê xin toà giảm án cho nguyên Tổng giám đốc Sacombank

Con đường tội lỗi của siêu lừa Dương Thanh Cường chưa dừng lại ở đó. Đến năm 2015, Cường bị Tòa án cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6 tháng tù về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Năm 2016, Cường tiếp tục bị TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tù chung thân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cùng với đó là mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một vụ án khác. Năm 2018, Cường bị TAND TP.HCM tuyên phạt mức án 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với tổng hình phạt là Chung thân.

Vấn đề đặt ra là, vì sao một đối tượng có thân danh bất hảo với nhiều tiền án, tiền sự, án tích như Dương Thanh Cường lại có thể dễ dàng qua mặt một “ông trùm” trong làng ngân hàng như đại gia Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam)? Thêm nữa, Cường không chỉ “lừa” ông Trầm Bê một lần mà còn tới ba lần gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng cho Ngân hàng Phương Nam và sau này là Sacombank.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала