Việt Nam có thêm ca tử vong vì bạch hầu: Vì sao đã tiêm vắc-xin vẫn mắc bệnh?

© Ảnh : Quang Thái - TTXVNNgành y tế tỉnh Gia Lai thực hiện khám sàng lọc cho người dân tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa- nơi có ca bệnh bạch hầu tử vong.
Ngành y tế tỉnh Gia Lai thực hiện khám sàng lọc cho người dân tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa- nơi có ca bệnh bạch hầu tử vong. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 6/7, UBND huyện Đắk Đoa, Gia Lai đã cho học sinh tại xã Hải Yang nghỉ học một tuần. Đây là ổ dịch phát hiện 10 ca bệnh dương tính với vi khuẩn gây bạch hầu, trong đó có một trường hợp đã tử vong.

Trước nguy cơ dịch bạch hầu có khả năng lan rộng ở nhiều tỉnh Tây Nguyên, Bộ Y tế có chỉ đạo khẩn, yêu cầu tăng cường phòng chống dịch, đặc biệt tiến hành điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ mắc bạch hầu. Hạn chế mức thấp nhất số ca biến chứng nặng và gây tử vong.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) lý giải về trường hợp bệnh nhi V. ở làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đắk Đóa, tỉnh Gia Lai dù đã được tiêm đầy đủ 3 mũi Quinvaxem (trong đó có vắc-xin phòng bạch hầu) nhưng vẫn dương tính với vi khuẩn gây bạch hầu và tử vong sau hai ngày nhập viện điều trị.

Một ca tử vong vì bạch hầu, Gia Lai đóng cửa trường học

Trong tháng 6 và tháng 7 tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận 4 địa phương có dịch bạch hầu gồm Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai và TP.HCM với nhiều ca nhiễm bệnh, trong đó đã có 3 người tử vong vì bạch hầu.

Các bác sỹ tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum thăm, khám cho bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. - Sputnik Việt Nam
Gia Lai phát hiện thêm 9 ca dương tính với bạch hầu

Ngày 6/7, UBND huyện Đắk Đoa có thông báo cho học sinh ở xã Hải Yang (huyện Đắk Đoa) nghỉ học một tuần bắt đầu từ ngày 6/7 để phòng, chống dịch bạch hầu đang có nguy cơ lan rộng trên địa bàn.

Đồng thời, địa phương cũng thực hiện triển khai khoanh vùng cách ly làng Bông Hiot, nơi có 10 người đã được xác định dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, đặc biệt là có một bệnh nhi đã tử vong.

Cụ thể, theo thông báo của UBND huyện Đắk Đoa, tất cả học sinh ở xã Hải Yang sẽ được nghỉ học từ sáng 6/7 đến hết ngày 12/7, và được khuyến cáo hạn chế ra ngoài.

Theo Chủ tịch UBND huyện Đắk Đóa cho hay, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trên địa bàn xã Hải Yang phối hợp với UBND xã tiến hành tuyên truyền cho học sinh trong thời gian nghỉ học hạn chế ra ngoài để phòng, chống dịch bệnh. Riêng, các giáo viên vẫn phải đến trường để vệ sinh trường, lớp học, đảm bảo các biện pháp chống dịch.

Đối với công tác phòng chống dịch, UBND huyện Đắk Đóa đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Hải Yang tiếp tục khoanh vùng, theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, đồng thời tổ chức phun hóa chất tại gia đình bệnh nhân và toàn bộ làng Bông Hiot.

Đặc biệt, chính quyền địa phương tiến hành xử lý môi trường nơi bệnh nhân tử vong theo quy định của Bộ Y tế.

Công việc trong phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Tây Nguyên: Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tiếp tục diễn biến phức tạp

Bên cạnh đó lập danh sách các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân, những người xung quanh nhà bệnh nhân để theo dõi, tư vấn, hướng dẫn các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, điều trị kháng sinh dự phòng và theo dõi nhiệt độ trong 7 ngày.

Ngoài ra, ông Trung cũng cho hay, Ủy ban nhân dân huyện Đắk Đoa đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Hải Yang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện thành lập 4 tổ chốt chặn, phân công cán bộ nắm địa bàn, nắm rõ hộ dân để chủ động trong việc phát hiện, ngăn ngừa phòng, chống bệnh bạch hầu.

Tại làng Bông Hiot vừa qua đã ghi nhận 10 người nhiễm bạch hầu, trong đó có một trường hợp tử vong. Trước đó, huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum sau khi có 8 ca dương tính bạch hầu cũng đồng loạt cho học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh.

Giám đốc Sở Y tế Gia Lai nói gì về bé trai 4 tuổi tử vong vì bạch hầu?

Về tình hình dịch bạch hầu tại địa phương, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, ngành chức năng đang tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm đầu tiền là bệnh nhi V. (dân tộc Ba Na, 4 tuổi, làng Bông Hiot, xã Hải Yang) tử vong lúc 2h30 sáng 5/7 do bạch hầu thanh quản ác tính tổn thương đa cơ quan.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra việc tiêm chủng tại xã Quang Hoà, huyện Đắk Glong. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có ca tử vong vì dịch bạch hầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Theo chia sẻ của ông Mai Xuân Hải, ngày 28/6, gia đình cháu V đi thăm người thân ở tỉnh Kon Tum, khi về thì em V. bắt đầu có biểu hiện bị sốt, đau họng.

Được biết, gia đình tự mua thuốc về điều trị nhưng không đỡ nên đến bệnh viện điều trị. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện nhi Gia Lai vào lúc 6 giờ ngày 3/7, chuẩn đoán viêm họng, amidan, thanh quản giả mạc, viêm phổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, tới ngày 5/7, bệnh nhi đã tử vong.

“Ngay khi phát hiện ca bệnh trên, ngành y tế Gia Lai đã gửi 24 mẫu bệnh của các trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhi V. đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, kết quả 9 mẫu dương tính với bệnh bạch hầu”, lãnh đạo Sở Y tế Gia Lai xác nhận.

Hiện nay, những người này đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Nhi Gia Lai. Bước đầu, họ đã có biểu hiện sốt nhẹ.

Trước tình hình này, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã thành lập chốt kiểm dịch, hạn chế người ra vào để ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại xã Hải Yang. Đặc biệt, công tác tiêm chủng, lập kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn xã Hải Yang cũng được ngành y tế Gia Lai khẩn trương tiến hành.

“Việc tiêm chủng vắc xin bạch hầu chỉ đạt hiệu quả khoảng 92% nên có tình trạng đã được tiêm vắc xin bạch hầu nhưng vẫn nhiễm bệnh này. Công tác tiêm chủng cũng gặp nhiều khó khăn khi người dân đồng bào vùng sâu, vùng xa chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh bạch hầu. Nhiều trường hợp né tránh, không thực hiện tiêm phòng”, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai Mai Xuân Hải cho biết. 

Phòng dịch bạch hầu: Bộ Y tế yêu cầu khẩn với Kon Tum

Bộ Y tế có thông báo cho biết, trong thời gian gần đây, qua công tác giám sát bệnh truyền nhiễm, đã phát hiện một số ổ dịch bạch hầu ở tỉnh Kon Tum.

Chốt kiểm dịch do UBND huyện Sa Thầy tổ chức tại khu vực làng O, làng Trang, xã Ya Xiêr để ngăn chặn dịch bạch hầu lan rộng. - Sputnik Việt Nam
Sau Covid-19, Việt Nam lại lo dịch bạch hầu nguy hiểm

Bệnh bạch hầu là bệnh lây lan rất mạnh, diễn biến cấp tính, có thể gây biến chứng nặng và tử vong.

Trước tình hình này, ngày 6/7, Bộ Y tế ban hành công văn số 3612 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

“Từ đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Kon Tum ghi nhận rải rác 23 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại huyện Đắk Hà, Đắk Tô và Sa Thầy, riêng từ ngày 27/6 đến ngày 2/7 đã có 14 trường hợp tại xã Diên Bình (Đắk Tô), thị trấn Sa Thầy, xã Ya Xiêr (Sa Thầy), các trường hợp đều là người đồng bào dân tộc”, Bộ Y tế nêu rõ.

Để thực hiện công tác phòng chống dịch bạch hầu, tránh để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum chỉ đạo Sở Y tế triển khai công tác kiểm soát dịch bệnh tại các ổ dịch bạch hầu, tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, ổ dịch mới phát sinh, cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài.

“Tổ chức điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ. Thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong”, Bộ Y tế nêu rõ.

Bộ Y tế chỉ đạo ngành y tế Kon Tum tổ chức ngay các lớp tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Xe cứu thương bàn giao thi thể bệnh nhân tử vong cho ngành y tế và gia đình tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có ca tử vong vì bệnh bạch hầu, cách ly hàng trăm người dân

Bộ Y tế yêu cầu xác định nhóm đối tượng trong độ tuổi có nguy cơ, tổ chức tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu tại khu vực ổ dịch, rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu hoặc tiêm chưa đầy đủ để tổ chức tiêm bổ sung xin phòng bệnh bạch hầu, đảm bảo cho trẻ được tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% ở tất cả các xã, phường, thị trấn đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi tiếp cận với dịch vụ y tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó, địa phương cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) đã được phê duyệt tại Quyết định số 2155 ngày 25/5/2020 của Bộ Y tế.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào thao cần triển khai mạnh mẽ hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

“Tổ chức việc theo dõi sức khỏe của trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở, thông báo cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (sốt kèm theo đau họng, ho hoặc khàn tiếng) để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch”, Bộ Y tế nêu rõ.

Đặc biệt, Bộ Y tế nhấn mạnh việc tuyên truyền bằng cả tiếng địa phương để đồng bào dân tộc cũng nắm được những thông tin cần thiết, các khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu để người dân hiểu, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, đưa các trường hợp nghi ngờ mắc đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị, đặc biệt tuyên truyền rõ lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh và vận động người dân đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo đủ mũi và đúng lịch.

Tỉnh cũng sẵn sàng kinh phí để đảm bảo nhu cầu, đáp ứng phòng chống dịch bệnh, tổ chức tiêm chủng chống dịch, tiêm chủng bổ sung.

Bộ Y tế cũng đề nghị tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, tập trung các biện pháp để chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu.

Vì sao đã tiêm vắc-xin vẫn mắc bệnh và tử vong vì bạch hầu?

Liên quan đến việc bệnh nhi V. (sinh năm 2016, trú tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) dù được tiêm vắc-xin nhưng vẫn nhiễm và tử vong vì bạch hầu, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai Mai Xuân Hải khẳng định, Sở vẫn đang chỉ đạo các ngành chức năng điều tra xác định nguyên nhân, có kết quả sẽ thông tin tới báo chí.

Trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang tiến hành phun hóa chất khử trùng toàn bộ trường học trước khi đón học sinh trở lại.  - Sputnik Việt Nam
Không có ca mắc COVID-19 mới, bệnh nhân 91 sẽ sớm được ra viện

Về trường hợp này, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, ở ca bệnh vừa tử vong có thể xảy ra 2 trường hợp.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trường hợp thứ nhất, có thể là do bệnh nhi không đáp ứng miễn dịch.

“Bởi không phải tất cả 100% người tiêm có hệ miễn dịch như nhau. Thực tế, có những người tiêm trong trường hợp dùng thuốc miễn dịch hoặc cơ địa không đáp ứng miễn dịch thì những người đó không đáp ứng miễn dịch”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Trường hợp thứ hai, theo ông Phu có thể do khâu bảo quản thuốc không đủ lạnh. Ví dụ như ở vùng sâu vùng xa bảo quản thuốc không tốt thì ở trường hợp này, địa phương phải xem xét cụ thể, điều tra nguyên nhân làm rõ sự việc.

PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay vắc-xin phòng bạch hầu có hiệu lực trên 70 - 80% nhưng với điều kiện, người dân phải tiêm đủ liều. Vị chuyên gia lưu ý, bệnh bạch hầu dễ lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi (các giọt bắn rơi ra tay chân, quần áo) dù là người lớn hay trẻ em.

“Bạch hầu có yếu tố người lành mang trùng. Nhiều người cấy vi khuẩn bạch hầu dương tính mang trùng nhưng không bị bệnh. Đây cũng là nguồn bệnh”, ông Phu nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý người dân cần phải đề phòng.

“Hiện nay, nước ta đang trong mùa dịch và tại Gia Lai đã xảy ra dịch bạch hầu. Vì vậy, người dân không nên chủ quan. Đặc biệt là các bà mẹ không thể cho rằng con mình bị viêm họng. Mà phải đưa con đi khám ngay”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Tất cả những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao, đặc biệt là viêm họng (nhiều bà mẹ nhầm tưởng con mình bị viêm amidan, viêm họng, tự ý mua thuốc cho con về uống rất nguy hiểm), người nhà nên đưa bệnh nhân đến khám ngay tại các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán, điều trị, loại trừ xem trường hợp đó có bị bạch hầu hay không. Tất nhiên, với trường hợp bạch hầu, giả mạc có màu xám hoặc trắng, khó bong. Còn viêm họng, giả mạc dễ bong.

“Vấn đề quan trọng, người dân phải uống kháng sinh để phòng bệnh. Cùng với đó, người dân phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Nhất là những người dân trong ổ dịch phải đeo khẩu trang, đặc biệt là vệ sinh (tay chân, quần áo, nhà cửa) bằng các hóa chất”, vị chuyên gia khuyến cáo.

Đặc biệt, theo PGS.TS Phu, người dân phải tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu bền vững nhất. Những trẻ em trong độ tuổi nào có chỉ định vắc-xin đó. Ví dụ như trẻ em dưới một tuổi có thể tiêm vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1. Trẻ em dưới 4 tuổi, có thể tiêm DPT. Trẻ em 7 tuổi, có thể tiêm Td theo chỉ định của cơ quan y tế.

Khẩu trang coronavirus Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Bệnh coronavirus đang bắt đầu bị lầm lẫn với bệnh Dengue

Cũng theo chuyên gia y tế, nếu người bệnh không được điều trị, bạch hầu có thể dẫn đến các nguy cơ như giả mạc sưng, gây thắt đường thở, ngừng tim.

Nặng nhất, bạch hầu gây ra nhiễm trùng, nhiễm độc, đặc biệt là nhiễm độc cơ tim rất nguy hiểm, gây cho trẻ em xanh tái, suy các chức năng phù tạng.

Do đó, việc đến khám sớm, chẩn đoán sớm, phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng.

“Bởi lúc này, trong cơ thể người bệnh chưa đến giai đoạn nhiễm trùng, nhiễm độc nên việc điều trị dễ dàng hơn”, chuyên gia y tế nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала