Bão số 5 rất lớn: Việt Nam sẽ phải di dời nửa triệu dân, Quân đội huy động lực lượng

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVN Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phát biểu chỉ đạo.
 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bão số 5 (bão Noul), giật cấp 13, dự kiến sẽ đổ bộ vào vào đất liền Việt Nam cùng với triều cường. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu hết sức cảnh giác, không được chủ quan vì bão số 5 rất lớn và Việt Nam có thể sẽ phải di dời khoảng 500.000 dân trong diện rủi ro khi bão đổ bộ.

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 khi đổ bộ vào đất liền có cường độ khoảng cấp 10,11 giật cấp 13. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng đô thị rất cao.

Bão số 5 sẽ đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ từ Quảng Bình – Đà Nẵng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam thông tin cho biết, vào trưa nay, ngày 16/9, bão số 5 (tên quốc tế là Noul) còn cách quàn đào Hoàng Sa khoảng 750km về phía Đông Nam.

Theo các số liệu dự báo, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.

Mưa lớn gây ngập tại tổ 19, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình - Sputnik Việt Nam
Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng nêu rõ, trong chiều và đêm nay, bão số 5 sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm.

Dự báo đến khoảng trưa mai, bão số 5 còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Cũng theo Trung tâm, vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong vòng 24h tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên). Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông, kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Theo dự báo, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy.

Đồng thời, do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm.

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNSơ đồ đường đi của bão số 5
Bão số 5 rất lớn: Việt Nam sẽ phải di dời nửa triệu dân, Quân đội huy động lực lượng - Sputnik Việt Nam
Sơ đồ đường đi của bão số 5

Trong khi đó, các tỉnh Nam Trung bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt. Từ 18-20/9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt.

Thông tin về tình hình cơn bão số 5, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, cơn bão này hiện đang diễn biến khá phức tạp và tăng cấp rất nhanh.

“Dự báo, trong khoảng trưa và chiều thứ Sáu, ngày 18/9, bão số 5 sẽ đổ bộ vào khu vực Trung Trung bộ, trọng tâm là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP.Đà Nẵng. Cường độ bão số 5 khi đổ bộ vào đất liền khoảng cấp 10, 11, giật cấp 13. Nếu vẫn tăng cấp như hiện nay khi khu vực ven bờ từ Quảng Bình đến TP Đà Nẵng có thể có gió cấp 12”, ông Mai Văn Khiêm thông tin.

Ông Khiêm cho hay, nguy cơ lũ quét sạt lở đất và ngập úng đô thị rất cao. Cấp độ rủi ro đạt mức cao nhất là cấp 4. Bão số 5 gây sóng to và nước dâng cao nhất đạt 5 - 7m. Triều cường trưa đến chiều, khi bão vào gây nguy cơ ngập rất cao.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 có khả năng tăng cấp nhanh nên gây ra mưa lớn trên diện rộng.

Máy bay của các hãng hàng hàng không đậu tại sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Nhiều chuyến bay hoãn, huỷ do ảnh hưởng của bão số 2

Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng cho hay, phía Lực lượng Bộ đội biên phòng có báo cáo cho biết, tính đến 10h ngày 16/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.345 phương tiện/ 285.384 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 5 để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Bộ đội Biên phòng cho hay, tại bốn tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng, đã thông báo, kiểm đếm 12.181 phương tiện/ 48.884 người.

Trong khi đó, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay, khu vực dự kiến chịu ản hưởng của bão số 5 còn lúa Mùa 98.538 héc-ta chưa thu hoạch (Thanh Hóa có 70.000 héc-ta, Nghệ An 26.000 héc-ta, Hà Tĩnh 530 héc-ta, Quảng Trị 1.915 héc-ta, Thừa Thiên Huế là 93 héc-ta).

Ngoài ra, các hồ thủy điện từ Thanh Hóa đến Quảng Nam (37 hồ) đang vận hành bình thường, mực nước ở mức thấp, nhiều hồ xấp xỉ mực nước chết và không xả tràn.

Đối với hồ chứa thủy lợi: có 55 hồ hư hỏng cần lưu ý (Thanh Hóa 16, Nghệ An 10, Hà Tĩnh 8, Quảng Bình 12, Quảng Trị 6, Thừa Thiên Huế 3) và 41 hồ đang thi công (Thanh Hóa 6 hồ).

Không được chủ quan trước bão số 5

Trong sáng nay 13/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn với các bộ ngành, địa phương để chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.

Tại cuộc họp này, báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, trong đêm ngày 15/9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên và phát triển thành bão số 5.

Bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng để lại mưa lớn. - Sputnik Việt Nam
Bão số 5 có thể ảnh hưởng kế hoạch của ông Park Hang-seo

Trong 48-72 giờ tới, ngày 18 và 19/9, bão số 5 sẽ mạnh lên khi đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng cấp 11- cấp 12, giật trên cấp 13, rủi ro thiên tai được chuyên gia dự báo là cấp độ 4.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời khai thác các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Nhận định cơn bão số 5 rất lớn, dự kiến lại đổ bộ vào đất liền cùng lúc với triều cường, nên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan.

Các địa phương chủ động rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, nhà yếu không đảm bảo an toàn.

Theo dự kiến, có khả năng, Việt Nam sẽ phải di dời 500.000 cư dân nằm trong diện rủi ro khi bão đổ bộ.

“Các địa phương tiếp tục phối hợp với lực lượng biên phòng và ngành thủy sản, ngành giao thông rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi, kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch để hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Đại diện lãnh đạo Chính phủ đề nghị các địa phương tổ chức hỗ trợ người dân di dời, hướng dẫn gia cố và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy hải sản.

Các tàu thuyền đánh bắt thủy sản neo đậu tránh bão tại cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa. - Sputnik Việt Nam
Bão số 5 hình thành, đổ bộ Bình Định - Ninh Thuận

Ông Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải bảo vệ gia cố đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

“Lên phương án cụ thể để bảo vệ công trình, khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các công trình đang thi công, khu vực khai thác khoáng sản”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ.

Đồng chí Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, đối với khu vực miền núi, trung du, cần rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu hoặc đã đầy nước.

Quân đội đã huy động lực lượng ứng phó bão số 5

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng cho biết, về phía Bộ đã chỉ đạo các đơn vị nằm trong vùng ảnh hưởng của bão duy trì ứng trực 24/24h, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho các phương tiện, công trình của quân đội và nhân dân, sẵn sàng lực lượng phương tiện cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Cư dân địa phương neo buộc thuyền trong bão “Doksuri”  ở tỉnh Hà Tĩnh - Sputnik Việt Nam
Cứu nạn thành công tàu cá gặp nạn trên đường vào bờ tránh bão số 4

Thiếu tướng Doãn Thái Đức cũng cho biết, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, phối hợp với các địa phương, ngành thủy sản để kiểm tra thông tin, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động ở vùng nguy hiểm vào bờ trú bão.

Theo Chánh Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng, Bộ đã chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5, quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương chủ động các phương án ứng phó với bão số 5.

Kinh nghiệm cơn bão số 12 ở Khánh Hòa năm 2017 là bài học

Đặc biệt, phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay, cơn bão số 5 được dự báo là sẽ tiếp tục mạnh hơn, có thể mạnh lên cấp 12, giật cấp 13, 14.

Đồng thời, cũng như phía Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã cảnh báo, mức rủi ro thiên là cấp số 4, theo ông Trịnh Đình Dũng, đây là mức cảnh báo cao nhất nên các bộ, ngành, địa phương phải tập trung chủ động phương án ứng phó.

Lao động tại các chòi canh trên biển đã về nơi tránh trú bão an toàn.  - Sputnik Việt Nam
Bão số 3 có hướng khó lường

Ông Dũng nhắc lại bài học về cơn bão số 12 năm 2017 ở Khánh hòa và yêu cầu những địa phương cho có kinh nghiệm cần cảnh giác.

“Kinh nghiệm cơn bão số 12 ở Khánh Hòa năm 2017 là một bài học. Địa phương chưa có kinh nghiệm, rất chủ quan đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các địa phương phải có kế hoạch sơ tán, đặc biệt tâm bão Quảng Trị - Đà Nẵng. Trước khi bão đổ bộ phải sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nước ngập sâu, nhà ở không an toàn, khu vực ven biển, sông”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo đó, đồng chí Trịnh Đình Dũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, cơ quan trung ương và địa phương cần phối hợp ứng phó khi bão số 5 đổ bộ vào đất liền.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, kịp thời dự báo cung cấp thông tin về diễn biến bão, mưa lũ đến người dân cùng các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

“Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện vận tải chủ động phòng tránh; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó”, đồng chí Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng rà soát các phương án chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ, bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Bộ GTVT có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục khi xảy ra sự cố, đảm bảo giao thông trên các tuyến giao thông chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đảm đảm bảo an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, gia cố và triển khai các biện pháp bảo vệm giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ hồ đập thủy lợi, đê điều, nhất là các tuyến đê xung yếu.

Máy bay - Sputnik Việt Nam
Các hãng hàng không đồng loạt điều chỉnh kế hoạch bay do bão số 2

Bộ Ngoại giao theo dõi, chủ chủ động liên hệ với các nước trong khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão bảo đảm an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu nạn.

Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó bão.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với vận hành các hồ đập thủy điện, hệ thống điện và các công trình của ngành, đảm bảo vận hành các hồ chức, an toàn điện. Nếu bị mất điện phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала