Phật sống Chuck Feeney, anh hùng của Bill Gates và cơ duyên đặc biệt với Việt Nam

Đăng ký
Tỷ phú Chuck Feeney (Charles Francis "Chuck" Feeney), nhà từ thiện người Mỹ gốc Ireland, vị “Phật sống”, anh hùng, tấm gương đạo đức của Bill Gates và Warren Buffet có một thứ tình cảm và cơ duyên đặc biệt với Việt Nam.

Chuck Feeney - cha đẻ của Quỹ từ thiện Đại Tây Dương (The Atlantic Philanthropies), người dành hơn 8 tỷ USD để làm từ thiện với triết lý “cho khi khi còn sống, cho rằng, Mỹ đã không làm đủ để giúp tái thiết Việt Nam sau chiến tranh.

Tỷ phú Chuck Feeney đóng cửa Quỹ Đại Tây Dương, cho đi hết tài sản

Ngày 14/9 vừa qua, tỷ phú Chuck Feeney (Charles Francis "Chuck" Feeney), nhà từ thiện 89 tuổi người Mỹ gốc Ireland vừa đặt bút ký lệnh chính thức đóng cửa Quỹ từ thiện Đại Tây Dương (The Atlantic Philanthropies) do chính nhà đồng sáng lập của Duty Free Shoppers Group và là người đi tiên phong trong việc lập nên khái niệm mua sắm miễn thuế lập ra.

Chủ tịch HNA Group, tỷ phú Trung Quốc Chen Feng - Sputnik Việt Nam
Tỷ phú Trung Quốc bị cấm sống xa hoa

Như vậy, cả cuộc đời mình, tỷ phú Chuck Feeney đã cho đi để nhận lại sự thanh thản. Ông cho đi hết toàn bộ tài sản của mình, hơn 8 tỷ USD, chỉ giữ lại 2 triệu USD lo cho bản thân và gia đình khi về già, phòng khi “trái gió trở trời”.

Với việc là người đồng sáng lập hãng bán lẻ miễn thuế Duty Free Shoppers với Robert Miller vào năm 1960, ông Feeney đã tích lũy hàng tỷ USD nhưng lại sống cuộc đời thanh đạm như một tu sĩ phương Tây, một nhà sư phương Đông. Và ông quả nhiên là một “Vị Phật sống”.

“Thượng đế không có ngân hàng còn tấm vải liệm thì không có túi, ai sinh ra cũng đều tay trắng, cuối cùng lại ra đi trắng tay, người đến rồi đi, chẳng ai có thể mang tài sản và danh tiếng mà mình cực khổ gây dựng đi cả”, tỷ phú Chuck Feeney từng phát biểu và thông điệp của ông trở thành động lực cho biết bao thế hệ các tỷ phú sau này lẫn những người trẻ mang trong mình không chỉ khát vọng cống hiến cho bản thân mà còn đóng góp cho xã hội.

Chính đích thân Bill Gates hay Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết lý sống “cho đi là còn mãi” của Chuck Feeney.

Đúng như Chuck Feeney nói “sinh ra trắng tay, thì ra đi cũng tay trắng”, ông tiên phong cho ý tưởng “cho đi khi còn sống” với mục tiêu dành phần lớn tài sản của mình vào hoạt động từ thiện, hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học thay vì tài trợ cho một quỹ khi qua đời. Charles "Chuck" Feeney quan niệm rằng, chẳng ai có thể mang tiền hay tài sản theo khi xuống mồ nên hãy cho đi và đóng góp cho cộng đồng khi còn có thể sống.

Trong suốt bốn thập kỷ qua, thông qua Quỹ từ thiện Đại Tây Dương, tỷ phú Feeney đã quyên góp hơn 8 tỷ đô la. Theo một thông tin tiết lộ từ năm 2012, tỷ phú Mỹ này chỉ dành ra khoảng 2 triệu USD để hai vợ chồng ông nghỉ hưu. Điều đó đồng nghĩa với việc ông đã cho đi số tiền gần gấp 400 lần so với giá trị tài sản ròng hiện tại.

Phát biểu từ San Francisco thông qua nền tảng Zoom trong cuộc họp trực tuyến tuyên bố đóng của Quỹ từ thiện Đại Tây Dương, cựu tỷ phú cho biết ông rất hạnh phúc với việc hoàn thành sứ mệnh cao cả này.

“Chúng tôi đã học được rất nhiều điều. Chúng tôi đã làm một số điều khác biệt, nhưng tôi rất hài lòng vì đã cho đi toàn bộ tài sản trong suốt thời gian của cuộc đời", tỷ phú Feeney nói với Forbes.
"Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những cùng tham gia trong cuộc hành trình này. Và với những ai còn đang băn khoăn về triết lý hãy cho đi khi còn sống thì hãy cứ thử đi, bạn sẽ thích nó”, tỷ phú Chuck Feeney nhấn mạnh.

Đồng thời, Feeney cũng nhận được thư cảm ơn từ người sáng lập Microsoft, Bill Gates và cựu Thống đốc California, Jerry Brown, những người đã khen ngợi vị tỷ phú vì công việc cống hiến thầm lặng cho cộng đồng của mình.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vào Top 100 người thay đổi kinh tế châu Á

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng thay mặt Quốc hội Mỹ gửi lời cảm ơn tới cựu tỷ phú vì những điều tuyệt vời ông đã làm cho nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong khi nhiều nhà từ thiện mỗi lần quyên tiền hay tài sản đều quảng bá rất rầm rộ, thậm chí đầu tư hẳn đội ngũ phụ trách công tác tuyên truyền cho hoạt động từ thiện, thì Feeney lại luôn cố gắng giữ bí mật mọi công việc thiện nguyện của mình.

Phải đến cuối thập niên 1990, những hoạt động vì cộng đồng của ông mới được hé lộ sau thương vụ bán cổ phần Duty Free Shoppers cho tập đoàn LVMH của Pháp.

Cũng kể từ đó, Tạp chí Forbes gọi Feeney là “James Bond thiện nguyện”.

Theo Forbes, dù từ hai bàn tay trắng làm giàu từ việc bán hàng xa xỉ cho khách du lịch thông qua các cửa hàng Duty Free nhưng Feeney lại cùng người vợ thân yêu chỉ sống trong một căn hộ giản dị, trông không khác gì một phòng ký túc xá ở San Francisco.

Trên tường, cựu tỷ phú treo vài tấm hình chụp cùng gia đình, bạn bè, bên dưới là một chiếc bàn gỗ đơn sơ có gắn một kỷ niệm chương nhỏ ghi: “Chúc mừng Chuck Feeney đã quyên góp 8 tỷ USD”.

Có hàng triệu người đã, đang hưởng lợi từ số tiền làm từ thiện của tỷ phú Chuck Feeney.

Tấm gương đạo đức của Bill Gates: Cho đi khi còn sống

Như đã đề cập, suốt cuộc đời mình, Chuck Feeney luôn âm thầm giúp đỡ những người khác và dành tài sản của mình để thực hiện nhiều dự án từ thiện.

VinFast - Sputnik Việt Nam
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nêu chiến lược mũi nhọn VinFast và Vinsmart

Năm 1997, thương vụ bán cổ phần trong Duty Free Shoppers khiến Quỹ Đại Tây Dương của ông lộ diện. Khi đó, tờ New York Times bình luận về sự kiện này và tỷ phú Chuck rằng: “Người đàn ông này đã cho đi 600 triệu USD nhưng không một ai biết điều đó”.

Trước nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney chỉ nhẹ nhàng, hài hước nhưng thâm thúy trả lời lời, “chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời cả”.

Như đã nêu, cả Bill Gates, Warren Buffett cùng nhiều người nổi tiếng khác trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nhiều từ Chuck Feeney.

Khoảng tháng 2 năm 2011, Feeney tham gia vào phong trào Lời cam kết Hiến tặng (The Giving Pledge) do Bill Gates và Warren Buffett khởi xướng.

Khi đó, tỷ phú Feeney viết trong bức thư gửi Bill Gates và Warren Buffett, những người sáng lập The Giving Pledge: "Tôi không thể nghĩ đến việc sử dụng tài sản cá nhân ích lợi và xứng đáng hơn là để hiến tặng, ngay khi còn đang sống - để cá nhân cố gắng hết mình để cống hiến cho những nỗ lực có ý nghĩa để cải thiện điều kiện sống của con người”.

Vị tỷ phú này nhấn mạnh rằng, quan trọng hơn, nhu cầu ngày nay rất lớn và đa dạng đến mức sự hỗ trợ từ thiện thông minh và các can thiệp tích cực có thể có giá trị và tác động lớn, hơn là nếu chúng bị trì hoãn khi nhu cầu thì ngày càng lớn hơn.

Chuck Feeney thường được coi là James Bond của giới từ thiện và cũng thành cảm hứng chủ đề của phim tài liệu RTÉ Factary với tựa đề Secret Billionaire: Chuck Feeney Story.

Năm 2014, tỷ phú, nhà đầu tư lỗi lạc của thời đại - Warren Buffett khi nhận xét về về Feeney đã nói: "Ông ấy là anh hùng của tôi và anh hùng của cả Bill Gates. Feeney xứng đáng là anh hùng của mọi người”.

Jeff Bezos. - Sputnik Việt Nam
Trên thế giới sẽ xuất hiện cự phú nghìn tỷ đầu tiên

Feeney được biết đến là một người sống rất kín tiếng và ít khi chiuj trả lời phỏng vấn trong những năm qua. Ông cũng được biết đến là người có lối sống rất tiết kiệm, không sở hữu siêu xe hay nhà riêng và chỉ có duy nhất một đôi giày – theo Insider. Feeney cũng là hình mẫu của tỷ phú Warren Buffett.

“Chuck là hình mẫu cho tất cả chúng ta. Nếu bạn có những anh hùng phù hợp trong cuộc sống, bạn đã đi được 90% con đường về nhà. Chuck Feeney là một anh hùng tốt xứng đáng có trong mỗi người”, Buffett nhấn mạnh trong lần trả lời phỏng vấn Forbes.
“Sự giàu cũng đồng thời mang lại trách nhiệm. Mọi người phải xác định bản thân, hoặc cảm thấy có trách nhiệm tiêu xài và sử dụng hợp lý số tài sản để cải thiện cuộc sống của đồng loại, nếu không sẽ tạo ra những vấn đề nan giải cho thế hệ tương lai”, Feeney luôn tâm niệm.

Feeney đã dùng chính tài sản của mình vào các mục tiêu từ thiện khác nhau. Ông dành 3,7 tỷ USD cho giáo dục, 870 triệu USD cho hoạt động nhân quyền và các phong trào thay đổi xã hội, 700 triệu USD cho công tác chăm sóc sức khỏe, trong đó có hàng trăm triệu USD để cải thiện nền y tế Việt Nam.

Tỷ phú Mỹ Chuck Feeney và cơ duyên với Việt Nam

Không những trải rộng khắp nước Mỹ cùng nhiều nơi trên thế giới, được biết, tỷ phú Mỹ Check Feeney đã tài trợ hơn 381,6 triệu USD (từ 1998-2013) cho các dự án tại Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và cơ sở nghiên cứu.

Cụ thể, thông qua các trường đại học Úc như Đại học Queensland, Đại học Melbourne, tỷ phú Feeney đã cấp hàng trăm học bổng thạc sĩ và tiến sĩ toàn phần cho Việt Nam cùng các trung tâm học liệu đại học, trung tâm ngoại ngữ. 940 trạm xá cấp xã được Quỹ Đại Tây Dương tài trợ xây dựng, phục vụ cho hơn 9 triệu lượt người tính đến năm 2013.

Máy thở - Sputnik Việt Nam
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tặng 2.400 máy thở cho Nga và Ukraina

Cơ duyên đặc biệt với Việt Nam cũng bắt đầu khi tỷ phú người Mỹ này bất ngờ đọc được bài viết trên Quỹ Đông Tây Hội ngộ (East Meets West Foundation – EMWF - một tổ chức nhân đạo có trụ sở tại San Franciso) về việc cơ quan này có một số chương trình thiện nguyện tại Việt Nam nhưng đang thiếu kinh phí.

Cụ thể, ở thời điểm đó, EMWF gặp phải khó khăn lớn đó là làm sao duy trì trong khi chỉ còn đủ ngân sách cho 5 tháng hoạt động và chưa có một nguồn hỗ trợ nào khác.

Khi đó, trong Feeney bừng lên một thứ tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam, giống như như sau này ông từng chia sẻ, ông muốn chung tay giúp Việt Nam phát triển, vượt qua những khó khăn sau chiến tranh.

“Mỹ đã không làm đủ để giúp tái thiết Việt Nam sau chiến tranh. Tôi nghĩ Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khó khăn. Tôi muốn chung tay giúp đỡ”, Chuck Feeney nhấn mạnh.

Tỷ phú Feeney sau đó đã liên lạc với người đứng đầu EMWF và viết một tấm séc 100.000 USD để hỗ trợ. Số tiền ấy đã mở đầu cho sứ mệnh kéo dài 16 năm của Quỹ Đại Tây Dương tại Việt Nam.

Được biết, trong một ấn bản do Quỹ Đại Tây Dương xuất bản năm 2018, Robert Matousek , một người bạn lâu năm của tỷ phú Feeney hồi tưởng lại những ngày hai người cùng sang Việt Nam tìm hiểu các hoạt động của EMWF.

Theo ông Matousek, Chuck cứ thường đi bộ vào mọi ngóc ngách của các bệnh viện và trường học tồi tàn, miệng cứ lẩm bẩm:

"Mình có thể cải tạo cái này, xây mới lại những cái khác. Chuck nhận ra Việt Nam là một nơi đáng đầu tư thiện nguyện", người bạn Matousek cho biết.

Điều đáng nói là, những dự án tài trợ tại Việt Nam khi đó hầu như không dựa trên một chiến lược cụ thể nào. Quyết định dựa trên một thứ tình cảm gì đó đặc biệt của Feeney và giá trị cụ thể của từng việc riêng lẻ ấy đem lại.

Điển hình như trong một lần đến thăm văn phòng EMWF ở Đà Nẵng, Feeney thấy ở đối diện có công trình thư viện của một trường đại học đang xây dang dở. Sau cuộc trò chuyện với ban giám hiệu, ông quyết định hỗ trợ hoàn tất thư viện trường.

Sau đó, chứng kiến cảnh các bệnh nhân chen chúc trong những bệnh viện cũ kỹ ở Huế và Đà Nẵng, Feeney cũng âm thầm hỗ trợ và cương quyết giữ nguyên tắc ẩn danh.

Giám đốc của EWMF cho biết, thực sự khó khăn khi không thể làm việc được với chính quyền địa phương nếu Feeney cứ tiếp tục bí hiểm mà không nói lý do.

Nhưng tỷ phú người Mỹ vẫn giữ nguyên tắc đó ở tất cả những nơi ông làm thiện nguyện, từ Ireland đến Cuba, Bermuda, Australia khiến có nơi người ta tưởng ông chỉ đang âm thầm “rửa tiền”.

Nói về điều này, một lãnh đạo Đại học RMIT Việt Nam, nơi Feeney hỗ trợ hơn 42 triệu USD, sau này cũng hé lộ thủ tục xin cấp phép lúc đầu rất nhiêu khê và bị kéo dài chỉ vì vị tỉ phú này muốn che giấu thân phận.

Chuck Feeney: Vị Phật sống

Anh Phan Thanh Tùng, một trong hàng trăm người ở Việt Nam được nhận học bổng du học Australia từ Quỹ từ thiện của tỷ phú Chuck Feeney, cho biết, “ông ấy là một vị Phật sống”.

“Cuộc gặp gỡ hôm ấy đã cho tôi cái nhìn khác về mục đích của đồng tiền kiếm ra. Trong đầu tôi nảy ra hàng loạt câu hỏi: Chuck Feeney là ai? Tại sao ông ấy lại cho những người xa lạ như tôi một số tiền lớn như vậy để ăn học?”, anh Tùng hỏi.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Sputnik Việt Nam
Đại dịch Covid-19: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuê máy bay đưa người Việt ở Ukraina về nước
Chia sẻ trên Tuổi Trẻ, anh Tùng cũng kể về lần đầu tiên được gặp gỡ tỷ phú Feeney hồi dịp giáp Tết Nguyên đán năm 2005 ở Australia.

Khi đó, được biết, anh Tùng và các du học sinh Việt Nam khác ở Đại học Queensland đang tất bật chuẩn bị cho một bữa tiệc tất niên nhỏ, một người đàn ông tóc trắng, áo khoác ngả màu bước vào.

“Đây là tỷ phú Chuck Feeney, người đã cho các bạn học bổng này”, người đi cùng Chuck Feeney giới thiệu.

Vị nhân chứng kể đó là lần đầu tiên  nghe tới cái tên này và cũng là lần đầu anh biết số tiền 56.000 USD mà anh nhận được từ cha đẻ Quỹ Đại Tây Dương.

“Chuyến thăm bất ngờ hôm đó chỉ có đúng hai người, tỷ phú Feeney và người cộng sự. Ông ấy dường như không thích rình rang, không truyền thông tung hô gì cả, chỉ lặng lẽ vào trường thăm chúng tôi, bắt tay hỏi han từng người rồi về”, anh Tùng kể lại.

Theo lời anh Tùng, cuộc gặp đó đã đi theo anh ở cuộc đời kiếm tiền sau này. Rồi đến lúc anh quyết định mở một quán bún chả với suy nghĩ đây cũng là một cách tạo công ăn việc làm cho cộng đồng. Khi mọi việc dần đi vào ổn định, Tùng bắt đầu tiếp nhận một số nhân viên đặc biệt: những người câm điếc.

"Tỷ phú Feeney có ảnh hưởng rất lớn đến cách tôi nhìn đồng tiền kiếm ra được và cách dạy con cái quý trọng tiền bạc. Nếu không có ông ấy, có lẽ tôi sẽ chẳng đủ tiền để theo đuổi việc học ở Úc, nên khi nghe quỹ từ thiện đóng cửa tôi có chút hụt hẫng giống như đang mất đi một thứ gì đó”, anh Tùng tâm sự.

Người đàn ông cũng chia sẻ rằng, anh hy vọng các cựu du học sinh đã từng nhận học bổng của tỷ phú Feeney có thể chung tay lập một quỹ thiện nguyện dù không lớn lao nhưng cũng mang hơi hướng và triết lý “Cho đi khi còn sống” của Chuck Feeney.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала