Xác minh vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3, Bộ Quốc phòng đưa quân, khí tài quân sự vào Huế

© Ảnh : TTXVN phátNhiều tuyến đường tại thành phố Huế bị ngập từ 0,3 - 1m.
Nhiều tuyến đường tại thành phố Huế bị ngập từ 0,3 - 1m.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiện tại, lãnh đạo chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng lực lượng chức năng địa phương đang tiến hành xác minh thông tin về vụ việc sạt lở đất khiến 10 công nhân bị vùi lấp do sự cố xảy ra ở thủy điện Rào Trăng 3 (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).

Trong khi đó, thông tin từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, Bộ Quốc phòng đã cử đoàn công tác vào Huế để nắm tình hình lũ lụt, đồng thời, Bộ Quốc phòng sẽ cử lực lượng chi viện cùng khí tài quân sự đặc chủng có thể lội nước đến Huế để hỗ trợ người dân ở những vùng lũ lớn.

Về việc các đập thủy điện xả lũ gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung, Bộ Công Thương lên tiếng lý giải và đề xuất giải pháp.

Xác minh tin sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 khiến 10 người bị vùi lấp

Chiều ngày 12/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã nhận tin báo có vụ sạt lở đất vùi lấp khu nhà có khoảng 10 công nhân đang thi công thủy điện Rào Trăng (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Trực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đang cứu người trên tàu Vietship 01. - Sputnik Việt Nam
Sao Việt Nam điều trực thăng quân sự mà mất 3 ngày mới cứu được thuyền viên tàu Vietship?

Cụ thể, chiều nay 12/10, đại diện Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin cho biết lãnh đạo tỉnh này đang trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra thông tin về việc 10 người bị vùi lấp trong vụ sạt lở xảy ra tại thủy điện Rào Trăng 3.

“Ban chỉ huy quân sự tỉnh cùng lãnh đạo UBND tỉnh và huyện đang tìm cách tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, khu vực này không có sóng di động nên văn phòng vẫn chưa cập nhật được thông tin”, lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh cho hay.

Khu vực xảy ra sự cố ở núi cao, đường đi khó. Theo đó, người báo tin phải leo lên tận đỉnh núi mới có sóng điện thoại để “xin cầu cứu”.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngay sau khi nhận được tin tức, lãnh đạo tỉnh đã liên lạc lại cho người cung cấp tin nhưng không liên lạc được.

Trong khi đó, Giám đốc doanh nghiệp thi công Thủy điện Rào Trăng 3 đến thời điểm này cũng chỉ mới nhận tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh, chứ không có thông tin gì hơn.

Tuy nhiên, vị giám đốc doanh nghiệp cũng xác nhận có nhóm công nhân 12 người đang ở lại lắp ráp máy móc, nhưng không liên lạc được.

Được biết, Thủy điện Rào Trăng 3 được đặt ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Công suất lắp máy của thủy điện này là 13 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 44 triệu KWh, khởi công năm 2016, hoàn thành năm 2019, nguồn vốn đầu tư vào khoảng 290,8 tỷ đồng.

Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha, trong đó diện tích khu vực lòng hồ là 8,8 ha, còn lại là khu vực nhà máy, tuyến áp lực, tuyến năng lượng và công trình phụ trợ.

17h30 cùng ngày, trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4, thông tin cho biết ông và đồng chí Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã lên xe đi đến hiện trường ngay sau khi nắm thông tin. Tuy nhiên, xe phải quay lại vì đường ngập, giao thông chia cắt.

Ngoài ra, vì tín hiệu điện thoại bị mất liên lạc, cơ quan chức năng hiện chưa thể liên lạc được với người ở hiện trường. Quân khu 4 đang cử lực lượng vượt địa hình bị chia cắt để tiếp cận, xác minh thông tin vụ lở đất này.

Chưa thể tiếp cận hiện trường liên quan tin sạt lở thủy điện Rào Trăng 3

Sau khi nhận thông tin về sự việc, tsỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác minh, tổ chức cứu nạn.

Liên quan đến thông tin về vụ sạt lở vùi lấp 10 công nhân tại Huế, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết tỉnh đang cử lực lượng lên thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) để xác minh.

 Người dân dùng thuyền di chuyển tài sản đến cất ở nơi khô ráo. - Sputnik Việt Nam
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử

Hiện, vẫn chưa thể liên lạc với những người quản lý công trình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định thông tin cho biết, mức độ sạt lở cũng như thông tin nhiều công nhân bị vùi lấp hiện vẫn chưa xác minh được.

“Lực lượng chức năng đã tiếp cận từ 3h chiều nhưng vẫn chưa có tin báo về”, Phó Chủ tịch Phan Thiên Định nói.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trước đó đã nhận được cuộc điện thoại của người dân báo cáo về sự cố cố sạt lở trên. Người này cho biết, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 3 đã nhờ leo lên đỉnh núi cao để gọi về báo cho lãnh đạo tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh vì khu vực đang mất sóng điện thoại.

Cuộc gọi thông báo này bị gián đoạn giữa chừng nghi do mất sóng hoặc điện thoại hết pin.

Ngay sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động lực lượng lập tức leo rừng về phía thủy điện để xác minh thông tin.

Khoảng 13h30 trưa 12/10 Phó tư lệnh Quân khu 4 - Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã cùng đoàn công tác đi đến thủy điện Rào Trăng để tiếp cận hiện trường từ 14h ngày 12/10.

Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, không có sóng điện thoại nên người ở hiện trường không liên lạc được với bên ngoài. Đến 16h15 chiều cùng ngày, vẫn chưa có thông tin báo về từ lực lượng tiếp cận.

Tiếp đó, đoàn của trung tướng Nguyễn Doãn Anh - tư lệnh Quân khu 4 và ông Phan Ngọc Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã lên đường vào thủy điện Rào Trăng 3. Tuy nhiên đường lên khu vực hiện trường đã bị chia cắt vì tình hình thời tiết, mưa lũ phức tạp.

“Tôi cùng đoàn đang đến hiện trường. Tuy nhiên, do đường bị sạt lở nặng nên chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được và chưa nắm thông tin cụ thể số người gặp nạn”, Chủ tịch Thừa Thiên – Huế cho báo chí biết.

Tối 12/10, huyện Phong Điền đã huy động lực lượng lên đường tiếp tế lương thực cho những người bị kẹt và đoàn của phó tư lệnh Quân khu 4 đến hiện trường trước đó.

Bộ Quốc phòng đưa quân và khí tài vào Huế hỗ trợ dân vùng lũ lớn

Ngày 12/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành họp khẩn trực tuyến với các địa phương để thảo luận về phương án ứng phó với tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo, hiện lũ trên các sông ở Huế đang xuống chậm. Vào 10h sáng cùng ngày, nước sông Hương đạt mức 3,49m; nước trên sông Bồ xuống còn 5,06m. Lũ trên các sông được dự báo sẽ tiếp tục xuống.

Tàu CSB 8003 lai kéo tàu cá NA 93248 TS về cảng Cửa Lò. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới

Tuy nhiên, tình hình mưa lớn kết hợp triều cường còn kéo dài nên dự báo nhiều nơi trên địa bàn tỉnh tiếp tục bị ngập cục bộ.

Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu trong hôm nay 12/10, bằng mọi giá quân đội phải sử dụng các phương tiện đặc chủng như cano, xe lội nước để tiếp cận, tiếp tế đồ ăn thức uống vào cho bà con ở những nơi bị lũ cô lập nhiều ngày qua như xã Hải Dương, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà).

Theo thông tin từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Quốc phòng đã cử đoàn công tác vào Huế để nắm tình hình lũ lụt. Trên cơ sở đề xuất của địa phương, Bộ sẽ cử lực lượng chi viện cùng khí tài quân sự đặc chủng có thể lội nước đến Huế để hỗ trợ người dân ở những vùng lũ lớn nếu cần. Đoàn công tác hiện đang ở Quảng Bình.

Quân khu 4 trước đó đã thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Đơn vị này do thiếu tướng Nguyễn Văn Man - phó tư lệnh Quân khu - trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng vũ trang khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ chính quyền địa phương và tham gia ứng cứu người dân vùng thấp trũng bị cô lập do mưa lũ.

Bộ Công Thương lên tiếng về việc thủy điện xả tràn khi lũ ở miền Trung

Cục Kỹ thuận an toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) thông tin về việc các thủy điện xả lũ, gây khó khăn thêm cho miền Trung trong quá trình khắc phục hậu quả ngập lụt.

Xử lý các cây xanh bị ngã đổ ra đường gây ách tắc giao thông tại quận Sơn Trà. - Sputnik Việt Nam
Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo đó, Cục Kỹ thuận an toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công thương) nêu rõ, việc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng cơn bão số 5, 6 được thực hiện theo các quyết định của Chính phủ.

Bộ Công Thương dẫn ra hàng loạt quyết định như Quyết định số 1606 ngày 13/11/2019 của Thủ tướng về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương. Theo đó, gồm các hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền, A Lưới, A Lin Thượng, cụm hồ A Lin 3 - A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Roàng, Sông Bồ, Thượng Nhật, Thượng Lộ và đập Thảo Long.

Cùng với Quyết định 1865 ngày 23/12/2019 của Thủ tướng về trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn gồm các hồ A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 4, Sông Bung 4A, Sông Bung 5, Sông Bung 2, Sông Bung 6, A Vương 3, Za Hung, Đắk Mi 2, Đắk Mi 3, Đắk Mi 4b, Đắk Mi 4c, Sông Tranh 3, Sông Tranh 4, Khe Diên, Sông Côn 2 bậc 1, Sông Côn 2 bậc 2 và các đập: An Trạch, Hà Thanh, Thanh Quýt và Bàu Nít.

Bộ Công Thương khẳng định, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đã được quy định rõ. Đồng thời, trong quy trình liên hồ đã quy định thẩm quyền quyết định vận hành xả điều tiết qua tràn nhằm đảm bảo đưa mực nước hồ về đúng mực nước đã được quy định tại quy trình vận hành liên hồ và mực nước tại các trạm thủy văn khu vực hạ du hồ chứa là “Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam”.

Bộ Công Thương cho rằng, căn cứ tình hình dự báo lượng mưa do các Đài Khí tượng thuỷ văn quốc gia, Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực cung cấp và mực nước tại các trạm thuỷ văn hạ du, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về hồ chứa, cùng với dự báo khả năng mưa tiếp tục trong nhiều ngày tới, đặc biệt là lũ có thể từ thượng nguồn đổ về, Trưởng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh các tình Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam đã chỉ đạo cho các hồ thuỷ điện trong khu vực điều tiết nước.

“Mục đích để đưa mực nước về mực nước đón lũ nhằm giảm, cắt lũ từ thượng nguồn về hạ du theo đúng thẩm quyền cụ thể như các hồ Bình Điền, Hương Điền, Sông Bung 2, 4, Sông Tranh 2, A Vương”, Bộ này cho hay.

Cùng với đó, đại diện Bộ Công Thương cũng thừa nhận, trong quá trình các hồ thuỷ điện vận hành xả lũ điều tiết cũng đã phần nào ảnh hưởng đến việc khắc phục ngập lụt tại vùng hạ du.

Cầu An Hội, phường Minh An, thành phố Hội An bị ngập lũ - Sputnik Việt Nam
Quảng Nam: Hàng loạt thủy điện xả lũ, nhiều khu vực bị cô lập

Nhằm đảm bảo vận hành an toàn hồ chứa và hạ du, Bộ Công Thương cho rằng các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan cần tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng các kịch bản, phương án đảm bảo an toàn hạ du khi các hồ chứa xả lũ.

Đồng thời, các chủ hồ rà soát, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

“Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn và phối hợp với các cơ quan có liên quan để vận hành hồ chứa theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Cơ quan này cũng yêu cầu phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du, tổ chức diễn tập, tập huấn cho chính quyền, địa phương để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, cần lập danh bạ các đối tượng ảnh hưởng bởi xả lũ khu vực hạ du để nhắn tin, gọi điện thông báo khi các hồ chuẩn bị vận hành xả lũ, chẳng hạn như lãnh đạo các địa phương hạ du, giáo viên, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала