Đại biểu Đắk Lắk: Cần có cơ chế bảo vệ vì đã có những thẩm phán bị tạt axit

© Fotolia / DianadudaTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Sáng 30/3, tại chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Nguyễn Duy Hữu (Đoàn Đắk Lắk) bày tỏ trăn trở về việc cần có cơ chế để bảo vệ những người làm công tác tư pháp. Đại biểu Ninh Bình Mai Khanh chỉ ra những dấu ấn đậm nét của ngành tư pháp nhiệm kỳ qua.

Ngành tư pháp để lại nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc Hội Ninh Bình Mai Khanh đánh giá đây là một nhiệm kỳ mà lượng công việc của các cơ quan tư pháp đã tăng lên rất lớn so với nhiệm kỳ trước, đặc biệt là một nhiệm kỳ mà các ngành tư pháp đã đứng trước những áp lực rất lớn khi giải quyết những đại án kinh tế tham nhũng đặc biệt lớn, xử lý những đối tượng có chức vụ cao, từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang Sùng Thìn Cò phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đại biểu tỉnh Hà Giang đề nghị xử lý nghiêm tệ nạn xã hội đen, bảo kê, mua bán người

“Các cơ quan tư pháp thể hiện được bản lĩnh chính trị, sự tinh thông nghiệp vụ, các vụ án được giải quyết kịp thời trong thời gian ngắn đáp ứng được công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng và hơn nữa là đáp ứng được mong mỏi của quần chúng nhân dân và tạo được niềm tin vào công lý đối với người dân”, đại biểu Mai Khanh nêu rõ.

Ông nhận định đây là một nhiệm kỳ mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng đã để lại những dấu ấn rất đậm nét của lãnh đạo các cơ quan tư pháp trung ương. Đó là dấu ấn của sự lãnh đạo quyết liệt, tinh thần tập trung cao độ, thái độ kiên quyết trong chỉ đạo và sự năng động liên tục trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về pháp luật.

Các cơ quan tư pháp đã tham mưu cho các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, ban hành kịp thời các Luật, Nghị quyết giải đáp, hướng dẫn, nhất là đối với hệ thống tư pháp cấp dưới để xử lý những vấn đề khó khăn từ thực tiễn đặt ra.

Ông Mai Khanh cho rằng đây cũng là nhiệm kỳ mà các ngành tư pháp đứng trước áp lực tinh giảm đáng kể về bộ máy, biên chế và tổ chức song không gây ra xáo trộn lớn, các nội dung công việc đều được triển khai.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Công lý không bao giờ có giá rẻ!

“Dấu ấn tiếp theo là sự đổi mới quyết liệt, có nhiều đổi mới lớn trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, tạo sự chuyển biến, nhất là trong việc số hóa, điện tử hóa một số lĩnh vực công tác, ví dụ như các công tác về hành chính tư pháp nói chung”, Đại biểu Ninh Bình nói.

Về mặt tồn tại, hạn chế của các cơ quan tư pháp, ông Mai Khanh kiến nghị:

“Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, các cơ quan tư pháp cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, nhất là trong việc xử lý các vụ án lớn, nghiêm trọng mà dư luận quan tâm vì tôi cho rằng, các kết quả xử lý của cơ quan tư pháp còn thể hiện quan điểm, thái độ của Nhà nước đối với các vấn đề xã hội”.

Điện thoại của tôi liên tục nhận tin nhắn khủng bố, chửi bới

Kết thúc phiên thảo luận sáng 30/3, Đại biểu Quốc hội Đắk Lắk Nguyễn Duy Hữu, với tư cách là một người gắn bó với hoạt động tư pháp gần 40 năm, cho biết ông cảm nhận được sự đổi mới, những thành tựu mà các cơ quan tư pháp đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.

Ông Hữu nhất trí với các ý kiến của các đại biểu về một số điểm cần khắc phục, đặc biệt về công tác tổ chức cán bộ, nguồn nhân lực. Với hơn 2 triệu vụ án trong một năm cho thấy áp lực đặt ra với ngành tư pháp lớn như thế nào. Đại biểu Đắk Lắk cũng đưa ra một số đề xuất:

“Chúng ta đều kêu rằng án kéo dài, chậm, chưa được chưa được giải quyết kịp thời, một số án bị huỷ sửa. Tôi cho rằng đây là lỗi từ quy định của pháp luật, các Bộ Luật tố tụng hiện nay không còn phù hợp. Tôi trăn trở và kính mong Quốc hội Khóa XV sẽ nghiên cứu, xem xét để sửa đổi, bổ sung các luật về tố tụng”, ông Hữu cho biết.

Đại biểu Đắk Lắk kiến nghị cần nghiên cứu, xem xét, sửa đổi luật tổ chức của các cơ quan tư pháp như: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án. Hiện nay xét xử theo 2 cấp (sơ thẩm, phúc thẩm), nhưng tòa án lại theo 4 cấp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng Kỷ niệm chương Hoạt động Quốc hội Việt Nam cho đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV đã có thành tích đóng góp cho hoạt động Quốc hội Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

“Cũng cần có quy định cụ thể về cơ chế để bảo vệ những người làm công tác tư pháp. Bởi lẽ, Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao xét xử một vụ án thôi cũng đã áp lực rồi, nhưng chúng tôi hàng ngày đều phải xét xử nhiều vụ án, thậm chí có tử hình và chung thân. Áp lực rất nhiều, điện thoại của tôi liên tục nhận tin nhắn khủng bố, chửi bới…, thậm chí có những lời lẽ tôi không thể nào diễn tả được của đương sự. Hay cả bị cáo cũng nhắn tin đe dọa, chửi bới. Hay có những thẩm phán tại Hà Nội bị tạt axit, phải phẫu thuật mấy chục lần. Do vậy, phải có cơ chế như thế nào để bảo vệ đội ngũ này. Ngoài việc chế độ chính sách thì về mặt pháp luật cũng phải có cơ chế để bảo vệ”, ông Hữu tâm tư.

Đại biểu Đắk Lắk cho rằng nếu làm được những việc nêu trên thì hoạt động của cơ quan tư pháp trong thời gian tới, đặc biệt trong nhiệm kỳ tới sẽ có hiệu quả nhiều hơn nữa và tốt hơn nữa, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ tư pháp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала