"Đùa là chuyện nghiêm trọng": Nhà tâm lý học nói về những trò đùa nguy hiểm

© Depositphotos.com / AirdoneNgười đàn ông đang cười.
Người đàn ông đang cười. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Đăng ký
Ngày Cá tháng Tư, hay còn gọi là Ngày của những kẻ ngốc được tổ chức trên thế giới, khi mà mọi người có phong tục vui chơi và đùa giỡn với nhau. Nhưng bạn cần phải nói đùa sao cho chuyện đùa cợt đó mang lại cho người khác tình cảm tích cực và không làm họ sợ hãi hoặc bẽ mặt.

Nhà tâm lý học lâm sàng Alena Orlova khuyến cáo rằng trò đùa nên mang đến thông điệp tích cực. Theo bà, trò đùa có thể là "sáng chói" hoặc "thô thiển" và bạn cần phải đùa một cách thích hợp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong buổi “Cái bắt tay của ASEAN” tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Manila, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Ngày Cá tháng Tư: Khi các chính trị gia đùa giỡn
"Đùa kiểu "sáng chói" là khi mà những câu chuyện cười hay là sự hài hước thể hiện sự trong sáng, trí tuệ, thú vị, khiến cho mọi người cười. Nhiều người cũng coi những câu chuyện cười có tính "thô thiển", tục tĩu là buồn cười. Nhưng không phải ai cũng cho thế là vui. Hơn nữa, không phải ai cũng chấp nhận kiểu đùa "thô thiển", họ có thể coi đó sự xúc phạm. Do đó, cần để ý xem bạn đang nói đùa với ai", - bà Alena Orlova nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Trò đùa có thể mang lại xui xẻo hay không?

Nhà tâm lý học lâm sàng khẳng định rằng một số trò đùa có thể gây hại. Theo bà, trong mỗi câu chuyện cười đều có một phần sự thật, điều đó một câu nói đùa có thể chứa "điều xui xẻo".

Đền Phật nằm (Wat Pho) ở Bangkok, Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2020
Thái Lan sẽ phạt tù hành vi nói đùa về coronavirus nhân ngày Cá tháng Tư
"Nếu có người nói đùa về bản thân, định hù dọa ai đó, chẳng hạn, anh ta yêu cầu bạn bè đến nhà vì anh ta "đang bị ốm nặng". Bằng cách như vậy anh ta có thể tự lập trình cho mình một căn bệnh tiềm năng nào đó. Mọi thứ chúng ta nói lên thành tiếng đều có thể trở thành sự thật, khi người ta nghĩ rằng điều này có thể xảy ra với mình, anh ta bắt đầu phát triển nó", – bà Alena Orlova nói.

Trò đùa có thể gây hại cho các mối quan hệ cá nhân, nhà tâm lý học cho biết.

"Nếu con người tiếp nhận trò đùa một cách nghiêm túc, xung đột nội bộ sẽ nảy sinh, có thể tăng lên thành sự thù địch rõ ràng", - bà Alena Orlova kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала