Thi tốt nghiệp THPT 2021: "Các thí sinh diện F1, F2, F3 sẽ được bố trí chung phòng"

© Ảnh : TTXVN - Trịnh Thị Ngọc AnhNgày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2021 trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2021 trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, chia sẻ về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường hợp cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức thêm đợt thi.

Bộ GD-ĐT đã có kinh nghiệm từ đợt dịch trước

Tính đến sáng 7-5, đã có 21 tỉnh, thành cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT sẽ có phương án để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ông Mai Văn Trinh cho hay:

"Dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, kế thừa kinh nghiệm tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD-ĐT đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các địa phương và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 để có các phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021".

Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tổ chức kỳ thi nghiêm túc, chất lượng nhưng phải bảo đảm an toàn, nhất là an toàn trong phòng chống dịch. Tuỳ tình hình diễn biến của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định phương án tổ chức kỳ thi theo nguyên tắc: tổ chức kỳ thi đối với các địa phương an toàn (không bị giãn cách xã hội). Sẽ tiến hành các biện pháp khử khuẩn, trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tại các điểm thi. Tại các điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí các phương án bố trí phòng thi cho các thí sinh diện F1, F2, F3 với các phương án phòng chống dịch phù hợp với các nhóm thí sinh diện này.

COVID-19: Ngành Giáo dục tăng cường phòng chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Ngành giáo dục kỳ vọng gì vào tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn?

Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, Bộ GD-ĐT đã chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt.

Có thể nói, Bộ GD-ĐT đang cùng các địa phương chủ động các phương án để tổ chức Kỳ thi trong điều kiện dịch Covid-19. Trước mắt, các địa phương, nhà trường thực hiện tốt các phương án phòng/chống dịch Covid-19, tổ chức dạy học, ôn tập với các hình thức linh hoạt, hiệu quả, ổn định về tâm lý. Không lơ là và cũng không chủ quan để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021 và tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện kịch bản chống Covid-19, tổ chức tốt kỳ thi THPT

Trước đó vào ngày 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về những vấn đề tồn đọng, cấp bách cần giải quyết, các đề xuất, kiến nghị của ngành. Tại buổi họp, Bộ trưởng BỘ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng nêu một số khó khăn, thách thức với ngành. Nguồn lực đầu tư hiện chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Cụ thể ở tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, những vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng núi thiếu giáo viên; các khu công nghiệp tập trung đông dân cư nhưng thiếu quỹ đất xây trường lớp. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, xuống cấp, thiếu đồng bộ. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết, cả nước vẫn thiếu 95.000 giáo viên; việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập.

Chủ trương xã hội hóa và khả năng triển khai thực tế còn vướng mắc. Việc triển khai Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học còn khó khăn, vướng mắc do thiếu đồng bộ về chính sách, có những quy định chưa đồng bộ với Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước. Thủ tướng cho rằng, chủ trương, chính sách dù được nghiên cứu kỹ cũng không thể phủ kín các góc cạnh của cuộc sống, cho nên khi triển khai phải xuất phát từ thực tiễn, có lộ trình, có bước đi phù hợp. Ngành phải nghiên cứu, báo cáo, đề xuất, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương chung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế ở mỗi vùng miền. Thủ tướng nhấn mạnh một lần nữa:

"Đây là việc phải làm và không ai làm thay được Bộ".

Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách hiện nay trong phòng chống Covid-19. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đồng thời hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, không hoang mang lo sợ. Với hơn 1,2 triệu giáo viên, gần 24 triệu học sinh, sinh viên, bằng 1/4 dân số cả nước, ngành cần phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên.

Ngành cần hoàn thiện kịch bản chống Covid-19 để tổ chức tốt kỳ thi THPT, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm học, đồng thời là cơ sở kinh nghiệm để ứng phó những dịch bệnh khác có thể xảy ra trong thời gian tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала