Việt Nam: Thắng truyền thông mới thắng được dịch

© Ảnh : Văn Đạt - TTXVNLấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh Trường THCS thị trấn Cổ Lễ.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh Trường THCS thị trấn Cổ Lễ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Làn sóng Covid lần thứ tư tại Việt Nam bùng phát trở lại, phức tạp hơn bao giờ hết. Bên cạnh công tác chuyên môn, đóng góp không nhỏ trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 phải kể đến hoạt động truyền thông không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và báo chí Việt Nam.

Nhân Ngày Hiệp hội thông tin thế giới 17/5, hãy cùng Sputnik nhìn lại dấu ấn nổi bật trong các chiến dịch truyền thông trong phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

“Kịp thời, minh bạch, chính xác và tin cậy”

Ngay từ những ngày đầu chống dịch COVID-19, các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương đều chủ động nhập cuộc, tạo chuyên mục về COVID-19, cử phóng viên, biên tập viên đến tác nghiệp tại các điểm nóng, thực hiện cập nhật thông tin 24/7, làm sao để có được những thông tin chỉ đạo điều hành, tình hình dịch bệnh, khuyến cáo phòng ngừa mới nhất, cập nhật nhất để phục vụ nhu cầu của công chúng.

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Việt Nam: Thắng truyền thông mới thắng được dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.

Bên cạnh đội ngũ nhân viên y tế, chiến sĩ công an và quân đội nhân dân thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng là “những chiến sĩ trên mặt trận thông tin”. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh trong Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch đại dịch COVID-19 năm 2020.

“Nhờ đó mà các thông tin chính thống, chính xác về phòng, chống dịch bệnh tạo một dòng chảy chủ đạo của truyền thông trong phòng chống đại dịch và tạo được niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự tham gia của các cấp, các ngành” - GS. TS Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Đánh giá về công tác truyền thông phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam nói chung và Bộ Y tế nói riêng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), bà Trần Thị Khánh Hòa, chia sẻ với Sputnik:

“Việt Nam đang phải đối mặt với đợt dịch lần thứ 4 hết sức phức tạp và nguy hiểm bởi các biến chủng mới. Đặc biệt, dịch xuất hiện trong bối cảnh Việt nam đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội vào cuối tháng 5 và Chính phủ đang tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch, đặc biệt nhấn mạnh vào thông điệp 5K của Bộ Y tế. Trong hoàn cảnh đó, truyền thông nhà nước vẫn phải chiếm lĩnh và giữ vai trò chủ đạo”.
© Sputnik / Trần Thị Khánh HòaBà Trần Thị Khánh Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED)
Việt Nam: Thắng truyền thông mới thắng được dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Bà Trần Thị Khánh Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED)

Ngay sau khi dịch bùng phát, ngày 30/1/2020 Việt Nam đã phản ứng rất nhanh, thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu. Tiểu ban Truyền thông trực thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng làm chủ tịch cũng đưa tinh thần riêng cho hoạt động của mình “Kịp thời, chính xác,minh bạch, tin cậy, chiếm lĩnh truyền thông chính thống và nắm vai trò chủ đạo”. Đồng thời Tiểu ban truyền thông đã đưa ra kịch bản truyền thông cho từng giai đoạn, kết nối truyền thông với báo chí và chủ động xử lý những đối tượng tung tin giả. Nhờ có sự công khai, minh bạch không giấu dịch đã giúp chiến dịch truyền thông thực hiện tốt được vai trò và chức năng của mình.

Bệnh Viện Tim Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2021
Bộ Công an bắt loạt cựu lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội

Sử dụng bộ “vũ khí” công nghệ 4.0

Nắm bắt, phát huy triệt để ưu thế của cách mạng công nghệ 4.0, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Y tế đã nhanh chóng đưa ra những ứng dụng để cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân phòng chống dịch. Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên áp dụng khai báo tờ khai y tế điện tử; ứng dụng nCOVI được đẩy mạnh; các khuyến cáo từ hệ thống điện thoại di động, từ các tiện ích trên mạng di động được áp dụng triệt để. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED), bà Trần Thị Khánh Hòa, cho biết:

“Những kết quả đáng ghi nhận của truyền thông nhà nước trong các đợt dịch trước vẫn tiếp tục được triển khai đồng bộ trên các mặt trận báo chí, mạng xã hội, Zalo, Bluezone...Thông tin trong làn sóng COVID-19 thứ 4 đặc biệt tập trung vào các chiến dịch truy vết, khoanh vùng dịch, các biện pháp cách ly, giãn cách cục bộ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch. Thông tin minh bạch, cập nhật hàng ngày giúp người dân hiểu rõ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp chống dịch của Chính phủ, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức tự phòng chống dịch bệnh, đảm bảo phát triển kinh tế và sinh hoạt bình thường của người dân”.
© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNCác y bác sỹ Trung tâm y tế Quận 3 thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho cán bộ, người lao động Công ty TNHH MTV Itaxa.
Việt Nam: Thắng truyền thông mới thắng được dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Các y bác sỹ Trung tâm y tế Quận 3 thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho cán bộ, người lao động Công ty TNHH MTV Itaxa.

Thông qua mạng xã hội, thông qua giao tiếp trực tiếp, người dân đã chủ động chia sẻ thông tin đúng về phòng, chống dịch và những khuyến cáo có lợi cho sức khỏe; cổ vũ động viên những lực lượng tham gia chống dịch như thầy thuốc, bộ đội, công an…; lên án những cá nhân có hành vi sai trái, không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến công cuộc chống dịch.

Trong Hướng dẫn thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống Covid-19 năm 2021 của Bộ Y tế nhấn mạnh:

“Sử dụng đa dạng tất cả các loại hình truyền thông trong Truyền thông phòng, chống dịch COVID-19: truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Youtube, TikTok, Lotus, Gapo…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet. Chú trọng truyền thông trên mạng xã hội thông qua các thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, video clip, audioclip…; truyền thông qua tin nhắn điện thoại…”

Thực hiện xét nghiệm Covid-19 lần 3 cho tất cả các phóng viên phục vụ Đại hội Đảng XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2021
Âm tính lần 1 với Covid-19, sự thực ông Đoàn Ngọc Hải bị bệnh gì?
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đẩy mạnh truyền thông về vắc xin COVID-19: quá trình phát triển vắc xin COVID-19 của Việt Nam, hiệu quả phòng bệnh, tính an toàn, khả năng sản xuất, cung ứng vắc xin COVID-19 của Việt Nam, kế hoạch triển khai tiêm vắc xin tại Việt Nam và các khuyến cáo về vắc xin COVID-19 đến người dân và toàn xã hội.

Các chiến dịch của sự chia sẻ, đoàn kết và đồng lòng

Sự sẻ chia, đoàn kết và đồng lòng “chống dịch như chống giặc” được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa  khi các chiến dịch của Bộ Y tế phối hợp với công ty công nghệ như Tiktok mang lại sự đồng thuận cao trên cả nước. Nguyễn Lan Yến Nhi, sinh viên năm 3, Ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Thăng Long, chia sẻ với Sputnik quan điểm của mình:

“Mình thấy mỗi chiến dịch truyền thông chống COVID-19 của Việt Nam đáp ứng mục tiêu và ý nghĩa riêng, phản ứng kịp thời với từng giai đoạn ứng phó dịch bệnh. Chiến dịch rất sáng tạo, thu hút giới trẻ như: chiến dịch Vũ Điệu Rửa Tay, Kiến Thức Phòng Dịch giúp nâng cao ý thức phòng dịch cho cộng đồng ngay khi Covid-19 bắt đầu lan rộng; Thank You Hero với hàng nghìn video tôn vinh và tiếp sức các y bác sĩ nơi chảo lửa Covid-19; hay Happy At Home, Ở Nhà Vẫn Vui, Ở Nhà Vẫn Đẹp cổ vũ mọi người sống vui vẻ trong thời gian giãn cách xã hội”.
© Ảnh : TTXVN - Vũ Văn ĐạtCOVID-19: Xét nghiệm cho hơn 1.000 giáo viên và học sinh ở Nam Định
Việt Nam: Thắng truyền thông mới thắng được dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
COVID-19: Xét nghiệm cho hơn 1.000 giáo viên và học sinh ở Nam Định

Dự báo tình hình dịch sẽ còn diễn biến phức tạp và chưa thể khẳng định được thời điểm hết dịch. Vì vậy, công tác truyền thông về dịch bệnh COVID-19 ngày càng phải được đẩy mạnh, nhằm lan tỏa thông tin nhanh, chính xác, minh bạch tới người dân, góp phần đối phó với đại dịch ở mức cao nhất. Thắng lợi ở mặt trận truyền thông cũng là thắng lợi trong trận chiến với đại dịch./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала