- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Hàng loạt phụ huynh ký phản đối mức tăng học phí ngay trong mùa dịch Covid-19

© Ảnh : TTXVN - Trịnh Thị Ngọc AnhNgày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2021 trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2021 trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Các phụ huynh cho rằng mức tăng học phí năm 2021-2022 lên đến 15% của trường Quốc tế Á Châu (TP.HCM) trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều gia đình khó khăn, là không thế chấp nhận.

Tăng học phí lên 15% là quá cao

Rất nhiều phụ huynh bất ngờ khi nhận được thông báo chi tiết học phí và chi phí sinh hoạt mới của con tại trường Quốc tế Á Châu. Với mức học phí sẽ tăng trong năm tới, các phụ huynh cho rằng nhà trường đã không xem xét vấn đề học phí trên cơ sở hai bên cần chia sẻ, đồng hành với những khó khăn chung trong thời điểm dịch bệnh.

thanh niên Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2021
Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học không tăng học phí năm học 2021-2022

Ngay sau đó, khoảng 1.170 chữ ký đã được thu thập từ các phụ huynh trường Á Châu phản đối việc tăng học phí của trường. Một phụ có 3 con (lớp 2, lớp 5 và lớp 7) học tại trường Quốc tế Á Châu, cơ sở Nguyễn Văn Hưởng (quận 2, TP.HCM), cho biết nếu như trong năm học 2020-2021, phải đóng 53 triệu đồng học phí/tháng, tiền ăn uống, xe đưa đón cho cả 3 con.

Nhưng năm học tới, con số này là hơn 60 triệu đồng/tháng. Nếu chỉ tính riêng học phí, số tiền chị phải đóng cho bé lớp 2 và lớp 5 tăng 15%, bé lớp 7 tăng 14%, so với chính mức học phí của các khối lớp này ở năm trước. Phụ huynh này cho biết:

"Tôi đồng hành với nhà trường đến nay cũng đã 7 năm. Từ trước đến giờ, tôi không quá chú ý và quan trọng chuyện trường tăng học phí như thế vì biết học phí sẽ tăng và đây là trường dân lập. Nhưng từ năm ngoái đến nay, tình hình dịch bệnh khiến nhiều gia đình mất thu nhập, lao đao. Trong bối cảnh như vậy, trường vẫn tăng học phí tới 15% là không hợp lý".

Đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, việc nhà trường nên làm là chia sẻ khó khăn với phụ huynh. Nếu đặt trong bối cảnh xã hội ổn định, phụ huynh có thể đồng thuận nhưng dịch bệnh khiến tình hình kinh tế của nhiều gia đình khó khăn, phụ huynh mong trường tạm dừng việc tăng học phí hoặc tăng với tỷ lệ nhỏ. Khi dịch bệnh đi qua, nhà trường có thể tiếp tục lộ trình tăng học phí của mình. Tương tự, một phụ huynh khác có con học lớp 3 tại trường cho rằng với mức tăng học phí mới.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2018
Đổi mới giáo dục Việt Nam: Bộ đề nghị đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”

Một phụ huynh khác phân tích rằng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lạm phát bình quân năm 2020 dưới 4%. Từ năm 2020 đến nay, kinh tế chịu sự biến động lớn theo chiều hướng tiêu cực do dịch Covid-19, nhiều gia đình mất hoặc giảm thu nhập nghiêm trọng. Về chính sách Nhà nước, mới đây, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các địa phương, trường học không tăng học phí trong năm học 2021-2022 để chia sẻ khó khăn với phụ huynh. Phụ huynh này chia sẻ:

"Tôi nghĩ mức tăng học phí hợp lý là trong khoảng 10% trở xuống. Chúng tôi đã ý kiến vấn đề này và một nhóm phụ huynh khoảng 7 người đã đại diện để trực tiếp trao đổi với nhà trường vào ngày 12/5 và 20/5. Nhưng chúng tôi rất thất vọng khi nhà trường đã không cân nhắc, thay đổi. Do đó, nhóm phụ huynh đã quyết định làm đơn kiến nghị, gửi đến các cơ quan chức năng".

Trong đơn kiến nghị, các phụ huynh cho biết tuyệt đối không chấp nhận mức tăng học phí đến 15% do trường đưa ra.

Phía nhà trường phản ứng như thế nào?

Trước vấn đề gây nhiều phản ứng từ phía phụ huynh, ông Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh trường Quốc tế Á Châu, thông tin học phí năm học 2021-2022 của trường điều chỉnh tăng không quá 15%. Cụ thể, lớp 1 - 5 tăng 15%; lớp 6, 7 tăng 14%; lớp 8 tăng 13%; lớp 9 tăng 12%; lớp 10 - 12 tăng 11%. Ông khẳng định trong các trường quốc tế, trường Á Châu có mức học phí rất thấp.

COVID-19: Ngành Giáo dục tăng cường phòng chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Ngành giáo dục kỳ vọng gì vào tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn?

Hàng năm, nhà trường đều đầu tư nhiều để duy trì tiêu chuẩn trường quốc tế theo tiêu chí kiểm định của các tổ chức giáo dục uy tín thế giới; phát triển các hoạt động, tiện ích phục vụ và nâng cao chất lượng công tác dạy - học, sinh hoạt, chăm sóc học sinh. Ông Tư giải thích:

"Thay vì phải điều chỉnh học phí một lần thì mới đảm bảo được những tiêu chuẩn trên, nhà trường thực hiện việc điều chỉnh dần qua từng năm để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phụ huynh".

Phụ huynh đóng nguyên năm được giảm đến 10% (năm học 2020-2021 là 8%), nếu có con thứ 2 học ở trường thì được giảm thêm 5% mỗi học sinh nữa, ưu đãi chuyển cấp (lớp 5 lên 6 là 1%, lớp 9 lên 10 là 2%). Ông Cao Quảng Tư cho hay những quyết định này đều đã được cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Tuy nhiên vào ngày 25/04 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021-2022 ổn định như năm học 2020-2021 với mục đích nhằm chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình người học. Từ năm học 2022-2023, mức học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021. Sau khi Chính phủ duyệt ban hành nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục cần rà soát thực hiện theo đúng nghị định mới được ban hành; tăng cường kiểm tra, giám sát, có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, trong đó có nội dung về quản lý học phí.

Hiện tại đề nghị này vẫn nằm trong diện "đang xem xét phê duyệt".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала