Vòng tay định vị không thể là “cái vòng kim cô” vạn năng

© AFP 2023 / Yasser Al-ZayyatCô gái đang đeo vòng tay theo dõi ở sân bay Kuwait
Cô gái đang đeo vòng tay theo dõi ở sân bay Kuwait - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Đăng ký
Vòng định vị GPS có thể giúp ích phần nào cho việc quản lý bệnh nhân COVID-19 và các F nhưng không thể là “cái vòng kim cô” vạn năng như nhiều người hy vọng, chưa nói tới việc vi phạm quyền riêng tư.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đề xuất thử nghiệm vòng tay điện tử sản xuất tại Việt Nam, dùng định vị để hỗ trợ giám sát người cách ly. Vòng này sử dụng công nghệ GPS để ghi nhận địa điểm. Pin có thời gian sử dụng 30 ngày, có thể gửi cảnh báo, nếu phát hiện người đeo vòng ra khỏi khu vực cách ly hoặc cố tình phá vòng. Mức giá dự kiến khoảng 800 nghìn đồng.

Thông tin nói trên gây tranh cãi không chỉ trong giới chuyên gia mà cả dư luận xã hội. Vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và thông tin cá nhân của công dân.

Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu vấn đề nóng này.

Vòng tay điện tử định vị GPS có được triển khai?

Theo nguồn tin Sputnik có được, việc đeo vòng tay điện tử định vị GPS cho người đang cách ly phòng chống dịch COVID-19 mới chỉ là đề xuất của Cục tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông). Hiện nay, Chính phủ Việt Nam chưa có chủ trương áp dụng biện pháp này trong phòng chống dịch COVID-19.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh Trường THCS thị trấn Cổ Lễ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2021
Làm gì khi phát hiện mình là F1 của bệnh nhân dương tính Covid-19?

“Với giá cả được Cục tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) “chào hàng” chúng ta có thể thấy giá 800 nghìn VND/chiếc vòng định vị GPS tương đương với giá thành của một chiếc điện thoại di động phổ thông đơn giản (không có hệ điều hành, không cài đặt được các ứng dụng .v.v..). Giá đó có thể là rẻ so với một cá nhân nhưng khi trang bị cho hơn 141.000 trường hợp đang cách ly y tế hiện nay ở Việt Nam (không kể hơn 2.500 bệnh nhân đang điều trị) thì đó là một số tiền không nhỏ, có thể lên tới gần 5 triệu USD, tương đương 112,8 tỷ VND. Trong khi đó thì Việt Nam vẫn đang thực hiện rất tốt việc cách ly tập trung và giám sát y tế cộng đồng”, - Chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Minh Hoàng nói với phòng viên Sputnik.

Quan điểm phòng chống dịch của Việt Nam từ trước đến nay vẫn là lấy con người làm trung tâm, vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể. Nếu như ý thức của con người không tốt, người ta vẫn có thể bằng mọi cách vô hiệu hóa cái vòng đó giống như tắt thiết bị định vị trên ô tô khách hoặc trên các tàu cá. Và khi đó thì mọi việc sẽ trở nên phức tạp hơn, bởi sẽ phải áp dụng các chế tài mạnh, trong đó có việc đưa các F1 trở lại khu cách ly tập trung, tức là quay lại cách làm truyền thống.

Theo các nhà phân tích, chiếc vòng định vị GPS kia có thể giúp ích phần nào cho việc quản lý bệnh nhân COVID-19 và các F nhưng không thể là “cái vòng kim cô” vạn năng như nhiều người hy vọng, bởi ý thức trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng và của cộng đồng đối với từng người dân mới là điều quyết định. Đó chính là những lý do quan trọng để Chính phủ Việt Nam chưa đồng ý áp dụng biện pháp “đeo vòng định vị GPS” cho các F mà khuyến khích người dân khai báo y tế, cài đặt Bluezone để phòng chống dịch cũng như tăng cường sự giám sát của cộng đồng và các cơ quan chức năng trong quản lý dịch tễ.

© Sputnik / Quỳnh Như Ứng dụng Bluezone
Vòng tay định vị không thể là “cái vòng kim cô” vạn năng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Ứng dụng Bluezone

Áp dụng vòng định vị, có vi phạm quyền tự do cá nhân?

Việc đeo vòng tay điện tử định vị GPS cho người đang cách ly y tế đã được áp dụng ở Hàn Quốc và Hồng Kông. Ngoài ý kiến phản đối của một số người, hiện chưa có ý kiến chính thức của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về việc đeo vòng tay định vị GPS cho người bị cách ly y tế có vi phạm quyền tự do cá nhân hay không.

Phát biểu ý kiến của mình về vấn đề này, chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik:

“Cần chú ý rằng việc đeo vòng tay định vị GPS không chỉ được áp dụng trong cách ly phòng chống dịch bệnh mà đã được một số bậc cha mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ để có thể tìm thấy chúng nhanh nhất khi chúng bị lạc hoặc quản lý “nhưng đứa trẻ tăng động”.

Có điều, việc quản lý trẻ nhỏ là một chuyện, còn việc quản lý người lớn là một chuyện khác. Ở đây nó liên quan đến quyền riêng tư, quyền tự do cá nhân…

© AP Photo / Olivia Zhang"Mã sức khỏe".
Vòng tay định vị không thể là “cái vòng kim cô” vạn năng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
"Mã sức khỏe".
Thực tế hiện nay cho thấy, câu hỏi về việc giám sát các F1, F2 qua vòng đeo tay định vị GPS có vi phạm quyền tự do cá nhân hay không vẫn chưa có lời giải.

Nếu vòng định vị được áp dụng…

Đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2020
Đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit có thể dự đoán COVID-19
Nếu biện pháp sử dụng vòng định vị này được áp dụng thì có thể làm phát sinh nhiều phiền toái không chỉ cho người được đeo vòng định vị GPS mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề khác về pháp lý. Bởi một lẽ đơn giản là các F1, F2, F3, F4 đều chưa phải là bệnh nhân COVID-19 (F0) mà mới chỉ là các F0 tiềm năng. Vì vậy, theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thì biện pháp chủ yếu vẫn là vận động họ cũng như áp dụng một số chế tài nhẹ (xử phạt hành chính), nếu có người vi phạm quy định phòng chống dịch theo Luật Y tế và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo các quy định xử phạt hành chính đang có hiệu lực. Còn những trường hợp cố tình không tuân thủ chỉ dẫn y tế làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm thì đã có chế tài hình sự.

“Việc đeo vòng định vị GPS cho người đang cách ly y tế là biện pháp tốn kém không cần thiết và thậm chí là phản tác dụng về tâm lý xã hội trong khi hiệu quả vẫn không hơn các biện pháp giám sát cộng đồng và ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng của những người thuộc diện cách ly y tế”, - Chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Minh Hoàng phát biểu quan điểm của mình với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала