Khoảng 6% trường hợp F1 phải cách ly là trẻ em, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ?

© Ảnh : TTXVN - Lê Danh LamCác cháu nhỏ vui vẻ với khẩu phần ăn ngon hơn những ngày bình thường trong khu cách ly trường Mầm non xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.
Các cháu nhỏ vui vẻ với khẩu phần ăn ngon hơn những ngày bình thường trong khu cách ly trường Mầm non xã Việt Tiến, huyện Việt Yên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 6% trường hợp F1 phải cách ly là trẻ em. Đến nay đã có trên 4.000 trường hợp F0 và F1 là trẻ em. Con số này có thể sẽ nhiều hơn nếu số lượng cách ly tại khu công nghiệp, khu chế xuất tăng.

Trẻ em đang cách ly có nguy cơ hình thành bệnh tâm lý

Nếu như mọi năm, 1/6 được nhiều trẻ em trên toàn quốc đón chờ để được nhận quà, lời chúc từ bố mẹ, thầy cô, thì năm nay, hơn 4.000 trẻ em tại một số tỉnh, thành phố đang là điểm nóng của dịch bệnh phải đi cách ly tập trung, rời xa vòng tay của cha mẹ và người thân yêu.

Trong đợt dịch COVID-19 đã bùng phát trở lại từ ngày 27/4, số lượng trẻ em mắc COVID-19 và phải cách ly tăng cao hơn so với các đợt dịch trước do dịch lây nhiễm nhanh và phức tạp trong cộng đồng, đặc biệt là các trường học.

Không chỉ những em nhỏ mắc COVID-19 và phải đi cách ly mà hầu hết toàn bộ trẻ em trong tháng 6 này sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh. Do đó, tháng hành động vì trẻ em năm 2021 được phát động với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.

Vào ngày lễ đặc biệt dành cho thiếu nhi này, nhiều khu cách ly đã tổ chức tặng quà cho các cháu đang điều trị tại bệnh viện hoặc đang được cách ly. Có lẽ đây là mùa hè đáng nhớ nhất trong hành trình tuổi thơ của các em. Đối với người trưởng thành, khi phải cách ly tập trung xa gia đình đã là một khó khăn trong tâm lý và tình cảm, do vậy mà vấn đề này càng cần phải được quan tâm hơn đối với trẻ em khi cách ly xa gia đình.

© Ảnh : TTXVN - Võ Văn DũngLiên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tặng quà cho cáccác cháu thiếu nhi đang điều tri COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mỗi phần quà trị giá 700.000 đồng.
Khoảng 6% trường hợp F1 phải cách ly là trẻ em, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tặng quà cho cáccác cháu thiếu nhi đang điều tri COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mỗi phần quà trị giá 700.000 đồng.

Theo khuyến nghị của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) Việt Nam, sự chuẩn bị về mặt tâm lý và chăm sóc trẻ đúng cách trong môi trường cách ly tập trung là yếu tố quan trọng hàng đầu để góp phần đẩy lùi nguy cơ hình thành các vấn đề tâm lý ở trẻ.

Không chỉ là những trẻ em đang ở khu cách ly hay đang điều trị Covid-19, mà rất nhiều nhiều trẻ em đang phải chịu cảnh nhớ nhung khi xa mẹ, thiếu thốn về tình cảm khi đang ở độ tuổi bú mớm. Gần đây, trên mạng xã hội cũng lan truyền video em bé khóc òa đòi mẹ khi nhìn thấy mẹ qua TV là nhân viên y tế đang ở tâm dịch Bắc Giang:

Nhân viên y tế cần "đồng cảm, không nóng giận"

Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Thu Hương, chuyên gia tâm lý cho biết đối với trẻ em, chỉ cần xa bố mẹ dù chỉ một ngày thôi thì các em cũng có vấn đề như nhiều ngày, do đó sự chuẩn bị tâm lý là điều phải được quan tâm đúng mức. Bà Trần Thu Hương nói:

“Cha mẹ cần giải thích cho trẻ lý do phải tham gia cách ly và trang bị cho trẻ kỹ năng để chung sống và thích nghi trong một môi trường mới, cùng trẻ xây dựng các tình huống, các kịch bản có thể xảy ra để hỗ trợ trẻ các hành vi ứng phó. Mặt khác, các lực lượng chức năng cũng cần động viên trẻ rằng cha mẹ có thể không ở bên trực tiếp nhưng vẫn gián tiếp qua điện thoại hỗ trợ khi con cần để trẻ không cảm thấy đơn độc”.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Xuân TiếnCác cháu trong các Khu cách ly y tế tập trung trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) khi nhận quà Tết Thiếu nhi 1/6 luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, đảm bảo phòng, chống dich COVID-19
Khoảng 6% trường hợp F1 phải cách ly là trẻ em, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Các cháu trong các Khu cách ly y tế tập trung trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) khi nhận quà Tết Thiếu nhi 1/6 luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, đảm bảo phòng, chống dich COVID-19

Bên cạnh đó, trẻ cần được hiểu nhân viên của cơ sở cách ly đang thực hiện ngoài việc thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ cho trẻ khỏe mạnh, an toàn, thì cần phải biết cách xác định các trường hợp có dấu hiệu bị căng thẳng nghiêm trọng do chấn thương tâm lý hoặc mất mát. Ông Trần Ban Hùng, chuyên gia bảo vệ trẻ em đưa ra lời khuyên:

"Sự đồng cảm có thể là những hành vi rất nhỏ nhưng sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực trong tâm lý của trẻ lúc này”.

Bởi, đa số trẻ em còn nhỏ sẽ chưa thể hiểu hết sự nguy hiểm của dịch bệnh, có thể có biểu hiện kêu khóc rất khó chịu nhưng chúng ta cần đồng cảm, không nóng giận mà đánh mất sự bình tĩnh. Theo ông, nhân viên y tế cần kiên nhẫn, thấu hiểu trẻ, chú ý thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các nhóm trẻ đặc biệt, như trẻ khuyết tật... để tạo ra một môi trường sống tích cực, an tâm xung quanh trẻ.

Hỗ trợ tiền ăn cho tất cả trẻ em từ 0-16 tuổi

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 6% trường hợp F1 phải cách ly là trẻ em. Đến nay đã có trên 4.000 trường hợp F0 và F1 là trẻ em. Con số này có thể sẽ nhiều hơn nếu số lượng cách ly tại khu công nghiệp, khu chế xuất tăng.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ  Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã quyết định hỗ trợ tiền ăn cho tất cả trẻ em từ 0-16 tuổi phải điều trị, cách ly y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Mức hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em F0, F1 là 80.000 đồng/ngày/cháu, thời gian hỗ trợ trong 21 ngày, áp dụng từ 27/4 đến 31/12/2021.

© Ảnh : TTXVN - Lê Danh Lam Các cháu nhỏ được nhận quà Tết thiếu nhi (1/6) qua hình thức gián tiếp tại khu cách ly trường mầm non xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.
Khoảng 6% trường hợp F1 phải cách ly là trẻ em, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Các cháu nhỏ được nhận quà Tết thiếu nhi (1/6) qua hình thức gián tiếp tại khu cách ly trường mầm non xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Cục Trẻ em và các địa phương tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 theo hướng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, mạng viễn thông các kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuyên truyền về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) tới gia đình, cộng đồng xã hội và trẻ em.

Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH Đặng Hoa Nam chia sẻ tại Toạ đàm - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Cục trưởng Cục trẻ em: 'Chia sẻ - Chìa khóa thúc đẩy bình đẳng giới'

Đặc biệt, Cục Trẻ em đã yêu cầu các địa phương tăng cường những biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ trong đại dịch. Cục Trẻ em và các địa phương đang liên tục cập nhật số lượng, lập danh sách và nhu cầu của trẻ em ở các địa bàn giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung. Bà Nga nhấn mạnh:

“Từ danh sách này, chúng tôi sẽ có cơ sở để hỗ trợ dinh dưỡng, đồ dùng thiết yếu, thuốc và các vật phẩm y tế bổ sung cho trẻ em bằng ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh hoặc ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các nguồn vận động khác. Không để một trẻ em nào có nhu cầu, gặp khó khăn mà không được hỗ trợ kịp thời”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала