- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Đăng ký
Bộ Y tế thông tin cho biết, ngày 17/6, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 515 ca mắc Covid-19 mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nâng tổng số ca nhiễm nCoV của cả nước lên thành 12.150 bệnh nhân.

Việt Nam đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đẩy nhanh chuyển giao sớm vaccine Covid-19 trong chương trình COVAX cho Hà Nội cũng như hỗ trợ hợp tác chuyển giao công nghệ để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine khu vực.

Bộ Y tế Việt Nam đàm phán với Cuba về cung ứng và hợp tác sản xuất vaccine Covid-19 Abdala.

TP.HCM sẽ thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay với hơn 800.000 liều trong vòng một tuần.

Việt Nam ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục

Bản tin tối ngày 17/6 của Bộ Y tế cho biết, thêm 136 ca mắc SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm mới của ngày hôm nay lên thành 515, mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam.

Trong 515 ca dương tính mới có 503 trường hợp lây nhiễm trong nước (Bắc Giang (327), TP. Hồ Chí Minh (137), Tiền Giang (13), Bắc Ninh (12), Bình Dương (7), Hà Tĩnh (4), Lạng Sơn (2), Nghệ An (1), trong đó 495 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả) và 12 ca bệnh xâm nhập, được cách ly ngay sau nhập cảnh. Việt Nam chữa khỏi cho 4653 bệnh nhân Covid-19. Số ca tử vong 61.

Các nghệ sĩ đường phố vẽ bác sĩ trên tường ngôi nhà ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

136 ca mắc mới được Bộ Y tế đánh số từ 12.015 – 12.150, trong đó, Bắc Giang vẫn là vùng dịch nóng với số ca nhiễm cao cùng với TP.HCM. Hai địa phương đồng loạt ghi nhạn 62 ca dương tính với coronavirus.

Kế tiếp là Bắc Ninh (6), Hà Tĩnh (2) và Lạng Sơn (1). Bắc Giang cũng đã vượt qua mức 5000 ca (5007 bệnh nhân). Tổng số ca mắc mới tính từ 27/4 đến nay là 8913.

Số lượng xét nghiệm đã thực hiện là 2.311.345 xét nghiệm cho 5.147.851 lượt người.

Việt Nam đề nghị WHO sớm giao vaccine từ COVAX

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam TS.Kidong Park đã có cuộc trao đổi với TS. Takeshi Kasa, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương về công tác phòng chống Covid-19 cũng như vấn đề chuyển giao cung ứng vaccine.

Tại cuộc họp này, ông Vũ Đức Đam đề cao vai trò của Tổ chức Y tế thế giới trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19.

Đại diện chính quyền Hà Nội cũng đồng thời cảm ơn WHO và đại diện Tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (TS.Kidong Park) đã hỗ trợ tích cực đất nước suốt từ thời điểm đầu năm 2020 kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

“Chính phủ Việt Nam quyết tâm và nỗ lực đẩy nhanh triển khai chiến lược tiêm chủng vaccine nhằm sớm đạt miễn dịch cộng đồng, qua đó sớm nối lại các hoạt động kinh tế - xã hội và đảm bảo sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong cuộc họp với Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương.
© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương
Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương

Cũng nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn đề nghị WHO thúc đẩy chuyển giao sớm vaccine trong chương trình COVAX cho Việt Nam.

Đặc biệt, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 của Việt Nam cũng đề nghị WHO tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine khu vực, qua đó đóng góp vào những nỗ lực chung nhằm hỗ trợ các nước khu vực tiếp cận kịp thời với nguồn vaccine ngừa coronavirus.

Việt Nam vẫn là tấm gương điển hình ứng phó với dịch Covid-19

Tại cuộc hội đàm, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã đóng góp 500.000 USD cho cơ chế COVAX.

Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đối với các nỗ lực chung trong công tác đẩy lùi dịch bệnh do coronavirus.

TS. Takeshi Kasa cũng đồng thời cảm ơn Việt Nam đã tiếp nhận và điều trị thành công bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 là chuyên gia của WHO.

Phát biểu với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, TS. Takeshi Kasa, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đánh giá cao những biện pháp ứng phó dịch bệnh hiệu quả mà chính quyền Hà Nội đang thực hiện.

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNQuang cảnh cuộc họp
Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Quang cảnh cuộc họp
Ông Kasha nhấn mạnh, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của lãnh đạo cấp cao, công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch được triển khai hiệu quả, bảo đảm sự tham gia, tuân thủ nghiêm ngặt của toàn thể nhân dân.

“Việt Nam đã và đang là tấm gương điển hình về ứng phó với dịch Covid-19 trong khu vực”, TS. Takeshi Kasa khẳng định.

Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đánh giá cao cách tiếp cận đúng đắn và hiệu quả của Việt Nam đối với vaccine. Theo đó, Việt Nam có cách tiếp cận "5K+vaccine", coi vaccine là công cụ quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh, nhưng không dựa hoàn toàn vào vaccine mà cần kết hợp chặt chẽ với các biện pháp phòng, chống dịch khác.

Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam có sự đầu tư đều đặn cho công tác phòng, chống dịch, đặc biệt, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong việc tìm kiếm, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine với các đối tác như Nga, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Bộ Y tế làm việc cùng các Đại sứ, mong có được "đa nguồn" vaccine cho Việt Nam

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương khuyến nghị các quốc gia cần tiếp tục thắt chặt những biện pháp quản lý dịch bệnh, không được chủ quan nới lỏng quản lý, kể cả khi phần lớn dân số đã được tiêm phòng vaccinê và đạt miễn dịch cộng đồng.

Bàn bạc về vấn đề hợp tác trong thời gian tới, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương TS. Kasi khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ, sát cánh cùng Việt Nam trong ứng phó với dịch bệnh.

Đại diện WHO nhấn mạnh sẽ thúc đẩy chuyển giao sớm nhất nguồn vaccine trong cơ chế COVAX cho Việt Nam, đồng thời, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xem xét khả năng hợp tác để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine khu vực.

Cùng với đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác, trao đổi chính sách, quy định an toàn về tiêm chủng, phát huy tối đa vai trò của WHO trong hỗ trợ các quốc gia phòng, chống dịch.

TP.HCM sẽ tiêm hơn 800.000 liều vaccine trong 1 tuần

Chiều 17/6, tại buổi kiểm tra việc nhập kho và bảo quản lô vaccine Covid-19 tại Viện Pasteur TP.HCM, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Việt Nam vừa tiếp nhận 966.320 liều vaccine do Nhật Bản hỗ trợ. Trong đó, có 836.000 liều được Bộ Y tế phân bổ cho riêng TP.HCM.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, đây là sự tập trung lớn của Đảng, Chính phủ và Ban Chỉ đạo nhằm ưu tiên cho thành phố.

© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtGS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính Phủ Việt Nam tiếp nhận lô vaccine từ Nhật Bản
Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính Phủ Việt Nam tiếp nhận lô vaccine từ Nhật Bản

Theo ông Sơn, theo quy trình, một lô vaccine khi nhập về Việt Nam sẽ được kiểm định, mất khoảng 48 tiếng, sau đó có chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm định đạt chất lượng rồi mới đưa vào tiêm. Thứ trưởng Sơn cho biết quy trình này sẽ được Bộ Y tế đẩy nhanh để sớm đưa vaccine đi tiêm cho dân.

Ngày 18/6 tới đây, dự kiến công tác kiểm định vaccine sẽ hoàn tất, đến ngày 19/6 đã có thể bắt đầu tiêm ở khoảng 1000 điểm tiêm chủng trên toàn thành phố.

CDC Cần Thơ tiếp nhận vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
"Con đường vaccine" về Việt Nam đã tạm ổn
Theo kế hoạch, chiến dịch tiêm chủng sẽ diễn ra từ 5 đến 7 ngày, với khoảng 786.000 liều vaccine tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo nghị quyết 21 và còn lại khoảng 50.000 liều cho bộ đội, công an trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, TP.HCM cũng huy động thêm các bệnh viện địa phương, các trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế phường xã. Bộ Y tế huy động thêm các bệnh viện tuyến trung ương cũng như các bệnh viện Quân đội, Công an tham gia chiến dịch đảm bảo nhanh nhưng phải an toàn.

Tính đến nay, sau 3 đợt phân bổ vaccine, TP.HCM đã tiêm được cho khoảng trên 74 nghìn đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ. Với số vaccine mới, dự kiến sẽ có khoảng gần 1 triệu người được tiêm chủng.

Việt Nam sẽ hợp tác sản xuất vaccine Covid-19 với Cuba?

Chiều tối 16/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Y tế Cộng hoà Cuba Jose Angel Portal Miranda.

Cùng dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật Gene và Công nghệ sinh học Cuba (CIGB), Tập đoàn Dược – Sinh học Cuba (BIOCUBAFARMA), Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Thanh Tùng và Đại sứ Cuba tại Hà Nội Orlando Nicolas Hernandez Guillen.

Buổi họp được tổ chức nhằm thảo luận về vấn đề cung ứng vaccine phòng Covid-19 do Cuba sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất, đóng ống vaccine này tại Việt Nam.

Theo đó, đại diện Cuba cho biết vaccine phòng Covid-19 Abdala của Cuba đã vượt qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Cụ thể, giai đoạn 1 được thử nghiệm trên 123 người; giai đoạn 2 thử nghiệm trên 660 người và giai đoạn 3 là trên 48.000 người. Các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 19-80 tuổi.

Qua thử nghiệm, vaccine Abdala đã chứng tỏ khả năng ngăn chặn các biến thể của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện vaccine chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người ở bất kỳ quốc gia nào.

Phía Cuba cũng cho biết có thể sản xuất khoảng 100 triệu liều/năm và nước này chỉ sử dụng khoảng 30 triệu liều cho người dân trong nước. Bộ trưởng Y tế Cuba cho biết Bộ thường xuyên kiểm tra các giai đoạn đã đánh giá tất cả các giai đoạn lâm sàng của quá trình thử nghiệm; đồng thời nỗ lực thúc đẩy tiến độ sản xuất trên tinh thần đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy chuẩn an toàn.

Cuba cho biết sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vaccine Abdala, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine này. Nếu nhu cầu vaccine của Việt lớn hơn số vaccine Cuba hiện đang sản xuất, thì nước này sẽ mở thêm 2 xưởng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời các câu hỏi của phóng viên.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Vì sao Việt Nam không được ưu tiên vaccine dù đặt hàng rất sớm?

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chúc mừng những thành tựu mà Cuba đã đạt được trong việc bào chế vaccine phòng Covid-19, góp phần phòng chống đại dịch trong nước và chung tay cùng thế giới ngăn chặn Covid-19.

Ông Nguyễn Thanh Long cũng gửi lời cảm ơn thiện chí của Cuba trong hợp tác với Việt Nam và cho biết, Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn ủng hộ hợp tác này. Bộ quyết định giao cho Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) là đơn vị đầu mối tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine Abdala.

“Về khả năng mua vaccine, trên cơ sở trao đổi về khả năng và nhu cầu, Bộ Y tế sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để quyết định số lượng cần mua”, người đứng đầu ngành y tế Việt Nam cho hay.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng thông tin về 2 ứng viên vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 3. Trong số 2 vaccine này, vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 3 tương đồng về công nghệ với vaccine Abdala.

Về phần mình, Cuba đã bày tỏ sự vui mừng về mối quan hệ hợp tác và khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ đảm bảo thành công trong công tác có ý nghĩa đặc biệt này.

Về vaccine Covid-19 Abdala của Cuba

Qua thử nghiệm lâm sàng, vaccine Abdala đã cho thấy khả năng ngăn chặn được các loại biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tìm thấy ở châu Phi và Brazil. Chế phẩm của Cuba có độ an toàn cao, độ miễn dịch tốt.

Vaccine Abdala được tiêm 3 mũi, với khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 14 ngày. Nhiệt độ bảo quản vaccine là từ 2-8 độ C.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала