- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Thủ tướng quyết định bổ sung gấp kinh phí mua vaccine ngừa Covid-19

© Ảnh : Thế Duyệt – TTXVNNhững mũi vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đầu tiên tại Thái Bình được dành cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch.
Những mũi vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đầu tiên tại Thái Bình được dành cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định ngày 30/6 về bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để mua và sử dụng 61 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

Bổ sung gần 7.650 tỷ để mua 61 triệu liều vaccine

Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế sẽ mua 30 triệu liều vaccine AstraZeneca của Công ty cổ phần vaccine Việt Nam và 31 triệu liệu của hãng Pfizer. Trong đó, sẽ trích 5.100 tỷ đồng từ nguồn kinh phí 12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi của năm 2020, chuyển sang năm 2021 (đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hồi tháng 5) và 2.550 tỷ đồng chi từ nguồn Quỹ vaccine.

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Thủ tuớng gặp gỡ tập đoàn AstraZeneca, mong được hỗ trợ về chiến lược vaccine

Quyết định nêu rõ, bổ sung 7.650,776 tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua và sử dụng 61 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 do Astrazeneca sản xuất của Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam (30 triệu liều) và do Pfizer sản xuất (31 triệu liều) như đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Y tế.

Thủ tướng cũng đồng ý dùng 37 tỷ đồng để Bộ Y tế chi cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối, thuê kho bảo quản, vật liệu tiêm chủng cho các lô vaccine do Covax tài trợ và các nguồn vaccine viện trợ, tài trợ của nước ngoài. Còn phía Bộ Y tế sẽ tổ chức mua, sử dụng vaccine theo quy định về đấu thầu, tài sản công; phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng kết quả sử dụng kinh phí nêu trên.

Việt Nam hiện đang có 4,5 triệu liều vaccine

Trước đó ngày 19/6, Chính phủ quyết định mua lại 30 triệu liều vaccine AstraZeneca mà VNVC đã nhập, gồm cả số liều Bộ Y tế đã nhận từ doanh nghiệp này, theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Trường hợp AstraZeneca giảm giá bán cho VNVC thì công ty sẽ giảm giá bán cho Bộ Y tế. Nhưng nếu hãng tăng giá bán, Bộ Y tế chỉ thanh toán cho VNVC theo giá đã đàm phán, ký hợp đồng.

Ông Kidong Park. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp

Các chi phí vận chuyển vaccine sẽ được thanh toán cho VNVC theo thực tế hóa đơn chứng từ AstraZeneca cung cấp cho VNVC. Phí bảo lãnh tạm ứng, bảo đảm hợp đồng sẽ được hạch toán theo số tiền VNVC phải thanh toán thực tế.

Hồi giữa tháng 5, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Y tế, cho biết Bộ Y tế đã ký hợp đồng với Công ty Pfizer mua 31 triệu liều vaccine. Hãng này cam kết bán vaccine cho Việt Nam với giá thấp nhất, dành cho các nước có thu nhập thấp.

Công ty Pfizer sẽ cung cấp 31 triệu liều vaccine cho Việt Nam trong quý 3-4 năm 2021, đảm bảo đúng lộ trình hai bên đã thống nhất.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 4,5 triệu liều vaccine, trong đó gần 2,5 triệu liều do Covax hỗ trợ, hơn 400.000 liều mua lại từ công ty VNVC, gần một triệu liều do Nhật Bản tặng. Đầu tháng 7, Việt Nam tiếp nhận thêm một triệu liều vaccine nữa do Nhật Bản tài trợ. Tất cả đều của hãng AstraZeneca. Ngoài ra, Trung Quốc đã tặng Việt Nam 500.000 liều Vero-Cell của Sinopharm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала