TP.HCM thừa nhận lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ tiêu lớn gây lãng phí

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Trọng Đại NghĩaTrung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân thôn 4, xã Thi Sơn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân thôn 4, xã Thi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo bản tin sáng 16/7, cả nước thêm 1.438 ca Covid-19, TP.HCM có 1.071 bệnh nhân. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu thừa nhận áp lực lấy mẫu theo chỉ tiêu lớn nên nảy sinh vấn đề như nhập liệu và lấy mẫu chất lượng không cao, gây lãng phí.

Các cơ quan chức năng cần chống dịch quyết liệt hơn

Theo bản tin sáng 16/7, Bộ Y tế công bố các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là TP.HCM (1.071), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (66), Khánh Hòa (57), Bình Dương (53), Vĩnh Long (36), Phú Yên (22), Bến Tre (15), Bình Phước (10), Kiên Giang (8), Cần Thơ (8), Hậu Giang (7), Nghệ An (6), Hà Nội (3), Đắk Nông (1), Lạng Sơn (1), An Giang (1), Lâm Đồng (1). Trong đó, 1.274 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

  • Khánh Hòa: Đây là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.
  • Hậu Giang: 3 ca là các trường hợp F1; 4 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM. Kết quả xét nghiệm ngày 11-12/7 dương tính với SARS-CoV-2. Họ đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Hậu Giang.
  • Hà Nội: Đây là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2.
  • Bình Phước: Đây là các trường hợp F1, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11-14/7 dương tính với SARS-CoV-2.
  • Kiên Giang: 4 ca là các trường hợp F1; một ca có tiền sử đi về từ tỉnh Khánh Hòa; 3 ca đang được điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7 dương tính với SARS-CoV-2. Họ đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Hậu Giang.
  • Phú Yên: Đây là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.
  • Nghệ An: Những người này liên quan BN36611 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2.
  • Bến Tre: 13 ca là các trường hợp F1; 2 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2. Họ đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Bến Tre.
  • Đắk Nông: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, địa chỉ tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; có tiền sử di chuyển qua nhiều tỉnh thành phố trước khi về địa phương. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2.
  • Lạng Sơn: Bệnh nhân nam, 55 tuổi, địa chỉ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; có tiền sử đi về từ TP.HCM. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2. Người này đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
  • Cần Thơ: 6 ca là các trường hợp F1; một ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; một ca đang được điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 14-15/7 dương tính với SARS-CoV-2. Họ đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ.
  • Đồng Tháp: 57 ca là các trường hợp F1; 9 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7 dương tính với SARS-CoV-2.
  • An Giang: Bệnh nhân nam, 34 tuổi, địa chỉ TP Châu Đốc, đang được điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2. Người này đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
  • Lâm Đồng: Bệnh nhân nam, 33 tuổi, địa chỉ tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 15/7 dương tính với SARS-CoV-2.
  • Vĩnh Long: 32 ca liên quan công ty tại huyện Long Hồ; một ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 3 ca đang được điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
  • Đồng Nai: 39 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 22 ca là các trường hợp liên quan đến chợ cá Hòa An; 11 ca đang được điều tra dịch tễ.
  • Bình Dương: 45 ca là các trường hợp F1; 3 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 5 ca đang được điều tra dịch tễ.
  • TP.HCM: 940 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 131 ca đang được điều tra dịch tễ.

Tính đến 6h ngày 16/7, Việt Nam có tổng cộng 40.296 ca ghi nhận trong nước và 1.992 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 38.726 ca, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Ngày 15/7, nước ta có thêm 21.815 người được tiêm chủng vaccine Covid-19. Tổng cộng 4.185.623 liều đã được sử dụng. Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 294.676.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí diễn biến phức tạp hơn tại TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, hiện tại, diễn biến dịch ở TP.HCM có nhiều tín hiệu khả quan hơn. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần quyết liệt hơn trong các biện pháp dập dịch.

Đặc biệt, việc thực thi các biện pháp giãn cách cần được người dân chấp hành nghiêm túc và sự quyết liệt của cơ quan chức năng. Chỉ cần lơ là, nới lỏng ở một vài khu vực tưởng chừng an toàn, dịch rất có thể bùng phát trở lại nhanh chóng.

Lấy mẫu chỉ tiêu lớn nhưng chất lượng không cao

Tại hội nghị sơ kết 7 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 diễn ra chiều tối 15/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu báo cáo về sự thay đổi trong chiến lược xét nghiệm của thành phố thời gian qua. Ông Ngô Minh Châu được giao phụ trách việc xét nghiệm và truy vết trên toàn thành phố.

Về công tác xét nghiệm, ông Châu cho biết các lãnh đạo Trung ương, thành phố đều xác định công tác lấy mẫu là khâu đột phá. Phó chủ tịch TP cho biết thời gian trước, Trung ương khuyến khích thành phố lấy 500.000 mẫu/ngày để đạt số lượng lớn, tầm soát diện rộng. Ông Châu rút ra bài học:

COVID-19: TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn hàng và bình ổn giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Đại diện các siêu thị ở TP HCM trấn an: 'Đừng hoảng sợ khi thấy kệ hàng trống'

"Thành phố đã có kế hoạch tổ chức làm. Nhưng qua đó có một điểm cần rút ra là ta lấy lượng mẫu rất nhiều nhưng năng lực thực tế xét nghiệm không đạt được mức độ lấy mẫu, nên nảy sinh nhiều việc thực hiện không kịp".

Kinh nghiệm thứ hai là áp lực lấy mẫu theo chỉ tiêu lớn nên nảy sinh vấn đề như nhập liệu và lấy mẫu chất lượng không cao.

"Tỷ lệ phát hiện F0 là 0,06-0,08%, công sức đổ ra nhiều nhưng thu hoạch đạt được không cao, lãng phí về nhân lực cũng như thời gian để thực hiện phòng, chống Covid-19", ông Châu nói.

Nhận rõ hạn chế này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố đã thành lập Trung tâm Điều phối công tác lấy mẫu xét nghiệm và khắc phục các hạn chế.

Ông Châu cho biết trước đây, thành phố lấy mẫu diện rộng, muốn lấy số lượng nhiều nhưng hiệu quả thấp. Hiện nay, cách đánh không phải bao vây mà đánh thẳng vào trung tâm.

"Chúng ta phải đánh trúng trọng điểm, sau đó đánh ra vùng lân cận nên hiệu quả rõ nét", ông Châu nhận định.

Thay đổi nổi bật khác là cân đối giữa lấy mẫu và xét nghiệm, đảm bảo khớp nhau. Bên cạnh đó, thành phố cũng phối hợp giữa lấy mẫu đơn, mẫu gộp và xét nghiệm kháng nguyên nhanh để tiết kiệm thời gian, có hiệu quả cao hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала