- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Thêm 2.433 ca Covid-19, TP.HCM dự kiến tăng cường Chỉ thị 16

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021.
Nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phó bí thư Phan Văn Mãi đánh giá với tình hình hiện tại, thành phố nghiêng về kịch bản tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường thêm những giải pháp cụ thể.

Thêm 2.967 ca Covid-19, TP.HCM có 2.433 bệnh nhân

Theo bản tin sáng 22/7 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 2.965 bệnh nhân trong nước và hai người nhập cảnh mắc Covid-19. Đây là số liệu thống kê tính từ 19h30 ngày 21/7 đến 6h ngày 22/7.

Các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là TP.HCM (2.433), Long An (233), Bình Dương (64), Đồng Nai (53), Tiền Giang (41), Vĩnh Long (38), Bến Tre (28), Đà Nẵng (27), An Giang (15), Kiên Giang (10), Hậu Giang (5), Bình Phước (5), Hải Phòng (3), Cần Thơ (3), Hà Nội (2), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Huế (1).

Từ khi dịch xảy ra, Quảng Bình đã ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên. Các trường hợp này đều là các F1, đã được cách ly. Trong tổng số các ca nhiễm, có 181 ca được phát hiện ở cộng đồng

Vĩnh Phúc: 500 công nhân Công ty Piaggio Việt Nam được tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2021
TP HCM lên kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người nước ngoài

Như vậy, tính đến sáng ngày 22/7, Việt Nam có tổng cộng số ca mắc kể từ 27/4 đến nay là67.473 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Về tình hình điều trị, 11.971 người đã khỏi bệnh. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 123 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang được can thiệp ECMO là 18 ca.

Số lượng xét nghiệm trong ngày là 93.160 cho 367.921 lượt người. Tính từ 27/4 đến nay, ngành y tế đã thực hiện 4.754.692 mẫu cho 12.853.317 lượt người.

Ngày 21/7, thêm 31.220 liều vaccine phòng Covid-19 được sử dụng. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.367.939; trong đó, tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định dịch Covid-19 tại TP.HCM và những địa phương phía Nam dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp. Số ca mắc sẽ gia tăng, đặc biệt có thể xuất hiện bệnh nhân nặng trong thời gian tới đây. Do đó, Bộ Y tế cho rằng song song với việc giảm số ca mắc, nhiệm vụ giảm tỷ lệ tử vong được đặt ưu tiên hàng đầu.

Về giảm tải hệ thống y tế, Bộ trưởng Y tế cùng bộ phận phía Nam đã thống nhất phân loại thành các cấp độ: Nghi nhiễm; nhiễm; bệnh nhân và bệnh nhân nặng. Từ đó, hệ thống y tế có những biện pháp điều trị tương ứng. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói:

"Việc hình thành các tầng điều trị sẽ giúp cho cơ sở y tế tuyến trên không bị quá tải, tập trung điều trị bệnh nhân nặng tốt hơn. Thực tế đã có nhiều bệnh nhân ra viện, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nặng".

TP.HCM dự kiến tăng cường Chỉ thị 16 ra sao?

Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết qua theo dõi, thành phố đánh giá thời gian qua số ca dương tính được phát hiện hàng ngày của thành phố tăng cao và đang diễn biến phức tạp. TP đánh giá chưa đạt đỉnh dịch và sẽ còn diễn biến phức tạp trong vài ngày tới.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn Trại Găng, quận Hai Bà Trưng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2021
Việt Nam không để hệ thống y tế quá tải vì số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh

Do vậy, trong 3 tình huống đã đề ra, cho đến thời điểm này, tình hình phù hợp hơn với tình huống thứ 2 là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và thậm chí tăng cường một số biện pháp.

Nhóm giải pháp thứ nhất về giãn cách xã hội, ông Mãi cho biết sẽ tập trung tuyên truyền, vận động, giám sát để người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn.

"Ở đây là triệt để giữa nhà với nhà, người với người trong gia đình để làm sao hạn chế việc tiếp xúc gây lây lan mầm bệnh mà TP đánh giá là đang rất nhiều trong cộng đồng", ông Mãi nói.

Nhóm biện pháp thứ 2 là tập trung cao vào phân loại, phân tầng, quản lý, chăm sóc điều trị F0. Theo đó, ngành y tế TP đã đề ra mô hình 5 tầng.

Song song với 2 nhóm biện pháp trên, giải pháp thứ 3 là đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho khu phong tỏa, nhóm gia đình khó khăn cần tăng cường hơn vì phải thực hiện giãn cách triệt để, hạn chế việc đi ra ngoài.

Giải pháp thứ 4 là tập trung bảo vệ, mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19. Thời gian qua, TP tập trung nhiều cho vùng nguy cơ cao nhưng sẽ mở ra hoạt động ở vùng đệm để bảo vệ vùng xanh được an toàn, củng cố mở rộng vùng xanh. Ông lấy ví dụ như Củ Chi lúc đầu chỉ có 2 xã "xanh", dần dần bằng nhiều biện pháp mở rộng thì có nhiều mảng xanh hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Dịch Covid-19 bùng mạnh, TP.HCM buộc phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

"Đây là sự chuyển trọng tâm thời gian tới. Bên cạnh bao vây làm hẹp lại vùng đỏ thì mở rộng vùng xanh cũng rất cần thiết", ông chia sẻ.

Phó bí thư cho biết cách đây một tuần, thành phố đặt ra 3 tình huống. TP đã nỗ lực nhưng không đạt được tình huống thứ nhất nên sẽ đối mặt với tình huống thứ 2, cần siết chặt hơn nữa. Ông cho biết thành phố sẽ cố gắng kết thúc thời gian áp dụng Chỉ thị 16 như 18 tỉnh, thành khu vực phía nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала