Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Hổ ở Việt Nam có thể đã tuyệt chủng, làm sao để cùng khôi phục loài hổ ở Đông Nam Á?

© Depositphotos.com / Diego Fiore /Diego.fiore1981.gmail.comĐàn hổ Bengal ở vườn thú Phú quốc, Việt Nam
Đàn hổ Bengal ở vườn thú Phú quốc, Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Đăng ký
Sách Đỏ IUCN cho rằng, hổ thậm chí đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Thị Thanh Nhàn cũng thừa nhận, dấu vết của hổ trong tự nhiên tại Việt Nam gần như không thấy, nhưng đất nước vẫn có thể đóng góp vào việc khôi phục loài hổ ở Đông Nam Á.

Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên toàn cầu WWF đánh giá, Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc chấm dứt buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp hổ, các bộ phận của hổ.

Hổ có thể đã tuyệt chủng ở Việt Nam?

Ở Việt Nam, theo thống kê của IUCN năm 2015, số lượng hổ ngoài tự nhiên chỉ còn dưới 5 cá thể.

Thông tin của Sách Đỏ IUCN cho thấy, “hổ thậm chí còn được nhận định có thể đã tuyệt chủng tại Việt Nam”.

Cũng như nhận định của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên toàn cầu (WWF), theo IUCN, một trong những nguyên nhân hàng đầu của sự suy giảm này là nạn săn trộm hổ để buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp ở quốc gia Đông Nam Á này.

Nhiều loài động vật hoang dã đứng trước cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới bị đe dọa: “Chúng ta là một phần của giải pháp”
Về phần mình, bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học thừa nhận hiện ở Việt Nam không tìm thấy dấu vết hổ trong tự nhiên.

Tuy nhiên, bà khẳng định Việt Nam vẫn đóng góp vào công cuộc khôi phục loài hổ ở Đông Nam Á bằng cách bảo vệ và khôi phục các sinh cảnh và hệ thú mồi của hổ; chấm dứt việc nuôi nhốt hổ trái phép và giảm nhu cầu tiêu tiêu thụ các sản phẩm của hổ.

“Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức bảo tồn và mong đợi nhận được các đóng góp nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam thực hiện được các cam kết ngắn hạn là trở thành nơi an toàn cho loài hổ trở lại, tiến tới thực hiện việc tái thả hổ về tự nhiên để tăng quần thể hổ ở Đông Dương”, bà Nhàn nhấn mạnh.

Đối với Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 – 2022, Việt Nam đã đặt mục tiêu Bảo vệ, bảo tồn hổ, sinh cảnh và con mồi của hổ, góp phần ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022.

Nhằm đạt được mục tiêu Việt Nam đã đề ra 7 nhóm giải pháp chính, trong đó có các giải pháp như xác lập khu vực ưu tiên bảo tồn hổ và đề xuất xây dựng các hành lang bảo tồn sinh cảnh sống của hổ trong tự nhiên, xây dựng chương trình giám sát quần thể hổ và con mồi của hổ trong tự nhiên, tăng cường quản lý, giám sát hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ, tăng cường hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ.

© Flickr / catloversСon hổ
Hổ ở Việt Nam có thể đã tuyệt chủng, làm sao để cùng khôi phục loài hổ ở Đông Nam Á? - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Сon hổ

Ngoài ra, các cơ quan hữu quan ở Việt Nam cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức nhằm ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm từ hổ, con mồi của hổ và động vật hoang dã trái phép.

Cùng với đó là đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thiết lập cơ chế tài chính phù hợp với yêu cầu nhằm tăng cường công tác bảo tồn hổ, đồng thời, tăng cường hợp tác liên biên giới với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực và toàn cầu về công tác bảo tồn hổ.

Anh Nguyễn Văn Thái có công lớn trong việc bảo tồn tê tê ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Từ người yêu rừng đến hành trình chinh phục Giải thưởng Môi trường Goldman 2021
Thêm một thống kê cho thấy, từ năm 2011, trong khuôn khổ dự án CarBi, WWF Việt Nam và các đối tác đã gỡ bỏ 134.000 bẫy dây.

Thông tin từ Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, bẫy dây là mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ ở Đông Nam Á. Các chuyên gia ước tính có đến hơn chục triệu bẫy dây đang được giăng khắp các khu bảo tồn ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

Ngoài ra, nhiều mối đe dọa lớn khác như đánh mất môi trường sống do quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác gỗ bất hợp pháp, phát triển nông nghiệp và buôn bán bất hợp pháp hổ cũng như bộ phận của hổ.

Thống kê cho thấy, từ 2000-2018, các bộ phận của hổ – tương đương khoảng 1.004 cá thể – đã bị thu giữ tại Đông Nam Á, cùng khoảng 8.000 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Việt Nam đủ nguồn lực góp phần phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á

Lãnh đạo Sáng kiến Tiger Alive của WWF, ông Stuart Chapman cho rằng, vẫn còn kịp nếu các nước nhanh chóng hành động để tăng cường nguồn lực và quản lý tốt quần thể hổ ngoài tự nhiên.

“Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc tăng cường các giải pháp kiểm soát nạn buôn bán, tiêu thụ hổ bất hợp pháp”, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu (WWF) đưa ra đánh giá vào Ngày quốc tế bảo tồn hổ 29/7.

Trao đổi với Vietnam+ ngày 30/7, đại diện WWF Việt Nam cho biết, tất cả các quốc gia có hổ tại Đông Nam Á đang bị suy giảm quần thể hổ hoang dã và hầu như chắc chắn ít hổ hơn so với năm 2010, thời điểm mà mục tiêu tăng gấp đôi số cá thể hổ vào năm 2022 được đặt ra.

Theo đại diện WWF tại Việt Nam, nạn săn trộm hổ để buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp là lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng này, và bẫy dây có thể xem là mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ ở Đông Nam Á.

Ông Stuart Chapman, người đứng đầu Sáng kiến Tiger Alive của WWF khẳng định, sự suy giảm của các quần thể hổ ở Đông Nam Á đã đến mức báo động, dù các cam kết tăng quần thể hổ toàn cầu đã có từ cách đây một thập kỷ.

Dù vậy, chuyên gia WWF khẳng định sẽ không quá muộn nếu các nước khẩn cấp chung tay tăng cường nguồn lực và quản lý để phục hồi quần thể hổ trong tương lai gần.

Ông Stuart Chapman cũng lấy dẫn chứng tại các nước như Ấn Độ, Nepal và Nga, với việc đưa ra những biện pháp hợp lý, đã làm tăng gấp đôi số lượng hổ trong một khoảng thời gian ngắn.

Con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2017
Liệu Việt Nam có an toàn cho động vật hoang dã?

“Chỉ cần đủ môi trường sống, bảo vệ khỏi nạn săn trộm, hổ có thể quay trở lại”, chuyên gia WWF khẳng định.

Trong khi đó, Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF nhận định, đối với một quốc gia đang phát triển nhanh trong khu vực, Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc chấm dứt buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp hổ ở Việt Nam.

“Việt Nam cũng có thể loại bỏ các trang trại hổ hiện đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực giảm cầu đối với các sản phẩm từ hổ, đồng thời tăng cường nguồn lực cho các khu bảo tồn để ngăn chặn săn trộm và phục hồi quần thể thú mồi của hổ”, TS. Rawson khẳng định.

Điều này là nhằm chuẩn bị môi trường sống đầy đủ và an toàn cho việc tái thả hổ tại Việt Nam trong tương lai, theo vị chuyên gia.

WWF cũng nhấn mạnh rằng, thế giới và cộng đồng bảo tồn trông đợi Việt Nam và các nước láng giềng cho hổ một không gian sống an toàn và sớm đưa chúng trở lại nơi chúng từng sinh sống. Rất mong, dấu vết của hổ sẽ sớm được phát hiện ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала