- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Thêm 3.201 ca nhiễm Covid-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới nhất về cách xác định F0, F1

© Ảnh : Tuấn Anh – TTXVNLấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu phong tỏa do bệnh nhân mắc COVID-19 tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu phong tỏa do bệnh nhân mắc COVID-19 tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong tình hình mới, các quy định phân loại F0, F1 của Bộ Y tế khoanh chặt hơn so với trước đây.

Thêm 3.201 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1.997 ca

Theo bản tin sáng 2/8 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 3.198 ca trong nước và 3 người nhập cảnh nhiễm SARS-CoV-2. Bộ Y tế cho hay đây là số liệu tính từ 18h30 ngày 1/8 đến 6h ngày 2/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19.
COVID-19: Hà Nội sau một tuần thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2021
Đại dịch COVID-19
TP.HCM lập kỷ lục về số người tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong một ngày
Các tỉnh, thành phố có thêm người nhiễm virus là tại TP.HCM (1.997), Bình Dương (496), Đồng Nai (189), Cần Thơ (119), Tiền Giang (79), Đà Nẵng (76), Vĩnh Long (50), Hà Nội (46), Bình Thuận (46), An Giang (17), Kiên Giang (17), Bình Định (14), Ninh Bình (13), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (10), Nghệ An (8 ), Thanh Hóa (4), Hà Tĩnh (3), Lâm Đồng (2), Gia Lai (1). Trong đó, 976 ca trong cộng đồng.
Tính đến sáng 2/8, Việt Nam có 157.507 ca nhiễm gồm 2.265 ca nhập cảnh và 155.242 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 153.672, trong đó có 40.383 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bốn tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Về tình hình điều trị, tổng số bệnh nhân khỏi Covid-19 là 43.157 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 432 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Trong ngày 1/8, 209.156 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 6.415.219, trong đó tiêm 1 mũi là 5.756.155 liều, tiêm mũi 2 là 659.064 liều.

Cách phân loại F0, F1 mới sẽ thuận lợi hơn cho địa phương

Bộ Y tế vừa ban Hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19 để áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Trong đó, hướng dẫn quy định rõ các khái niệm F0, F1, F2.
Trước đây, quy định phân loại F0, F1 được Bộ Y tế nêu trong phác đồ điều trị, tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất ngày 30/7, Bộ Y tế phân rõ hơn, khoanh chặt hơn các điều kiện. Cụ thể:
  • Ca bệnh nghi ngờ: Là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác. Trường hợp thứ 2 là người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh.
  • Ca bệnh F0 xác định: Là trường hợp có kết quả xét nghiệm rRT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định đã được Bộ Y tế cấp phép. Trước đây, trong phác đồ cập nhật lần 5 ban hành ngày 26/4, Bộ Y tế từng quy định F0 bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm rRT-PCR dương tính. Tuy nhiên, phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.
  • Trường hợp F1: Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí…, hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Trường hợp F1 được phân thành 2 cấp bậc gồm:
  • Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng: Một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng cho đến khi được cách ly y tế. Tiếp xúc trước đó trên 4 ngày đều không được tính. Thời điểm F0 khởi phát bệnh được tính là ngày bắt đầu có triệu chứng bất thường về sức khoẻ theo các dấu hiệu phía trên.
  • Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, chia thành 2 trường hợp. Nếu F0 đã xác định được nguồn lây, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế.
  • Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.
Trong phác đồ lần 6, Bộ Y tế xác định F1 trên phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả người tiếp xúc gần tại các cơ sở y tế, bao gồm: Trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19; Làm việc cùng nhân viên y tế mắc Covid-19; Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc Covid-19.
Ngoài trường hợp tiếp xúc gần ca F0 xác định, F1 cũng được tính ngay cả khi tiếp gần dưới 2 m với trường hợp nghi nhiễm; sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ; làm việc cùng nhóm hoặc cùng phòng với ca bệnh nghi ngờ.
Theo đánh giá, những quy định mới của Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phân loại ca bệnh nghi ngờ, F1 trong bối cảnh hầu hết khu cách ly đều đang quá tải như hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала