- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Không ai tử vong sau tiêm Nanocovax, Vingroup tặng thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, ngày 02/8/2021
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, ngày 02/8/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đăng ký
Vaccine và thuốc điều trị Covid-19 liên tiếp về Việt Nam. Theo đó, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir, Mỹ tặng Bộ Y tế.
Khoảng 50 triệu liều vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong quý 4 năm 2021. Ngoài ra, sắp tới, 1.188.000 liều vaccine AstraZeneca thuộc chương trình COVAX Facility sẽ về đến Việt Nam.
Bộ Y tế đề nghị Công ty Dược Nanogen gửi báo cáo dữ liệu nghiên cứu pha 2 và đầu pha 3 để xem xét cấp phép khẩn cấp cho vaccine “made in Vietnam”.
Về số ca nhiễm mới, số bệnh nhân Covid-19 tử vong ngày 2/8, Bộ Y tế thông tin cho biết, hôm nay, Việt Nam phát hiện tổng cộng 7.455 ca mắc SARS-CoV-2, tổng số ca mắc Covid-19 từ đầu dịch đến nay là 161.761 ca, số bệnh nhân nCoV tử vong là 1.695 người.

Tình hình dịch Covid-19 của Việt Nam ngày 2/8

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tối 2/8, thêm 4.254 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trong ngày lên thành 7.455, 3.808 trường hợp bình phục.
Theo Bộ Y tế, các ca mắc mới hôm nay giảm đi so với hôm qua (1.152 trường hợp). Có 7/4.254 ca nhiễm coronavirus mới là nguồn bệnh xâm nhập (nhập cảnh), còn lại 4.247 người lây nhiễm trong nước.
TP.HCM tiếp tục dẫn đầu số ca mắc mới với 2.267 người, kế đó là Bình Dương 453, Long An 445, Khánh Hòa 826, Đồng Nai 191, Bà Rịa – Vũng Tàu 132, Hà Nội 113, Cần Thơ 102, Đồng Tháp 66, Trà Vinh 31, Phú Yên 25, Ninh Thuận 19, Quảng Nam 19, Đắk Lắk 14, Nghệ An 13, Hậu Giang 11, Bình Phước 8, Bình Định và Hà Tĩnh có 7 ca mắc mới, Sơn La – Gia Lai có 6 ca mắc mới, Thanh Hóa 5, Thừa Thiên – Huế 4, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Quảng Ngãi mỗi nơi có ba bệnh nhân mới.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho tiểu thương chợ Long Biên trong đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đại dịch COVID-19
Dịch Covid-19 ở Hà Nội phức tạp, phong toả chợ đầu mối lớn nhất TP
Quảng Bình và Đắk Nông mỗi nơi hai người, Hưng Yên, Kiên Giang mỗi địa phương có thêm 1 ca nhiễm nCoV.
Về tổng số 7.455 ca mắc mới trong ngày, TP.HCM có 4264, Bình Dương 949, Long An 445, Đồng Nai 380, Khánh Hòa (286), Cần Thơ 221, Hà Nội 159, Bà Rịa - Vũng Tàu 132, Tiền Giang 79, Đồng Tháp 77, Đà Nẵng 76, Vĩnh Long 50, Bình Thuận 46, Trà Vinh 31, Phú yên 25, Bình Định, Nghệ An mỗi nơi 21, Ninh Thuận, Quảng Nam mỗi nơi 19, Kiên Giang 18, An Giang 17, Đắk Lắk 17, Ninh Bình 13, Đắk Nông 12, Hậu Giang 11, Hà Tĩnh 10, Thanh Hóa 9, Bình Phước 8, Gia Lai 7, Sơn La 6, Thừa Thiên – Huế 4, Vĩnh Phức, Lạng Sơn, Quảng Ngãi mỗi nơi ba trường hợp, Lâm Đồng, Hà Nam Quảng Bình mỗi nơi 2 người. Hưng Yên nay chỉ ghi nhận 1 ca Covid-19.
Tính đến chiều nay, Việt Nam đã cán mốc 161.761 ca mắc Covid-19, số ca từ đợt dịch thứ 4 (27/4) đến nay được phát hiện là 157.919.
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế công bố thêm 3.808 ca bình phục trong ngày, nâng tổng số ca được chữa khỏi lên tahfnh 46.965 người. Số ca hiện đang điều trị là 113.099, cố ca nặng cần điều trị tích cực ICU là 436, số ca nguy kịch cần can thiệp ECMO là 14.
Cũng trong ngày, Bộ Y tế bổ sung thêm 389 ca tử vong (1307-1695) ở 4 địa phương từ 17/7 – 2/8.
Về tình hình xét nghiệm, Bộ Y tế thông tin, ngày qua, có thêm 102.792 xét nghiệm đã được thực hiện cho 319.556 lượt người.
Từ 27/4 đến nay, Việt Nam đã xét nghiệm được 6.315.936 mẫu cho 17.855.329 lượt người.
© Ảnh : TTXVN - Trần Thành ĐạtLấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho tiểu thương chợ Long Biên trong đêm
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho tiểu thương chợ Long Biên trong đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho tiểu thương chợ Long Biên trong đêm
Về tình hình tiêm chủng vaccine Covid-19, Bộ Y tế cho hay đã có 6.415.219 liều được tiêm, trong đó tiêm 1 mũi là 5.756.155 liều, tiêm mũi 2 là 659.064 liều.

Vingroup mua 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir

Thông tin về việc thuốc điều trị Covid-19 sắp từ Mỹ về Việt Nam đang thu hút sự chú ý rất lớn của người dân.
Theo đó, chiều nay, tập đoàn Vingroup đã đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt mua 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép về Việt Nam, tặng cho Bộ Y tế để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm coronavirus.
Thuốc chống Covid-19 Avifavir - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2020
Rẻ hơn Remdesivir: Nga sẽ cung cấp thuốc chống Covid-19 Avifavir đến hơn 17 quốc gia
Tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam thông báo cho biết, dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Vingroup đã đàm phán thành công đơn hàng 500.000 liều Remdesivir. Toàn bộ số thuốc điều trị Covid-19 này sẽ sớm về Việt Nam và được Vingroup trao tặng ngay cho Bộ Y tế trong tháng 8 này nhằm “góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bệnh nhân Covid-19”, theo lời công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Đại diện Vingroup nhấn mạnh, thông qua nhiều nỗ lực đàm phán, Tập đoàn đã ký kết thành công đơn hàng 500.000 lọ Remdesivir do Công ty Dược phẩm Cipla (Ấn Độ) sản xuất, dưới sự chứng kiến, kiểm soát và cấp phép của Công ty Gilead Sciences, Mỹ.
Được biết, Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 22/10/2020.
Ưu điểm của thuốc Remdesivir chính là khả năng giúp rút ngắn quá trình điều trị và đẩy nhanh tiến trình phục hồi ở bệnh nhân diễn tiến nặng.
Loại thuốc này của Mỹ đã được hơn 50 nước trên thế giới sử dụng, trong đó, ngoài Hoa Kỳ, Remdesivir còn được ưa dùng ở Nhật Bản, Australia, Singapore, Ấn Độ, đồng thời được đưa vào phác đồ điều trị của ngành y tế các nước này.
Đáng chú ý, Remdesivir cũng là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới hiện nay.
© AP Photo / Zsolt CzeglediThuốc điều trị Covid-19 Remdesivir
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng và trung bình tùy vào hướng dẫn trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Được biết, với 500.000 lọ Remdesivir mà Vingroup đàm phán mua thành công và tặng cho Bộ Y tế, dự kiến, số thuốc này có thể dùng hỗ trợ điều trị cho khoảng từ 80.000 – 100.000 bệnh nhân Covid-19 trong nước.
“100% đơn hàng sẽ được chuyển về Việt Nam ngay trong tháng 8/2021 để kịp thời trao tặng cho Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm định và cấp phép lưu hành cho các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 trên toàn quốc”, Vingroup cho biết.
Phía Vingroup nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh miền Nam, việc đàm phán và nhập khẩu thành công 500.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đóng góp kịp thời, góp phần hỗ trợ ngành y điều trị, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền ở Việt Nam.
“Hiện Tập đoàn Vingroup đang đàm phán để thuê chuyên cơ chuyển thuốc về Việt Nam, dự kiến, lô thuốc đầu tiên với số lượng 105.000 lọ sẽ về đến TP Hồ Chí Minh trước ngày 5/8/2021 để kịp thời phục vụ công tác chữa trị khẩn cấp”, doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng thông tin.

Thêm gần 1,2 triệu liều AstraZeneca từ COVAX về Việt Nam

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, UNICEF đã thông báo, sắp tới, 1.188.000 liều vaccine AstraZeneca thuộc chương trình COVAX Facility sẽ về đến Việt Nam, nâng tổng số vaccine mà cơ chế này hỗ trợ Hà Nội lên thành 8.681.300 liều.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Đại dịch COVID-19
Vingroup xây nhà máy sản xuất vaccine, Nanocovax của Việt Nam có thể sớm được cấp phép
Lô vaccine Vaxzevria lần này (trước là vaccine AstraZeneca do hãng dược AstraZeneca và ĐH Oxford phát triển), được vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Laboratorio Univesal Farma, Tây Ban Nha.
Đáng chú ý, trong số tổng cộng 8.681.300 liều vaccine Covid-19 từ COVAX, Việt Nam nhận đến 5.000.100 Moderna từ Chính phủ Mỹ theo cam kết chia sẻ vaccine, còn từ hãng dược AstraZeneca là 3.681.200 liều.
Tính đến thời điểm này, nếu tính cả gần 1,2 triệu liều AstraZeneca sắp về, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 18,7 triệu liều vaccine ngừa coronavirus.
Các loại vaccine Covid-19 đến nay mà Việt Nam đã nhận gồm AstraZeneca, Sputnik, Pfizer, Sinopharm, Moderna. Nguồn cung vaccine cho Việt Nam đến từ cơ chế COVAX, hợp đồng mua vaccine của Công ty VNVC với AstraZeneca, Bộ Y tế với Pfizer, TP.HCM mua của Sinopharm Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các nguồn viện trợ từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga. Nhiều nước như Australia, Rumania, Anh cũng tuyên bố ủng hộ Việt Nam vaccine và sớm vận chuyển trong thời gian tới.
© AFP 2023 / Nhac NguyenViệt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.
Thông tin từ Bộ Y tế cho hay, đến nay Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 6,4 triệu liều vaccine, trong đó mới chỉ có 659,064 người được tiêm đủ hai liều.
Bộ Y tế tiếp tục khẳng định, vaccine bổ sung sẽ giúp mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, từ đó góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I năm 2022.
“Vaccine là công cụ cứu sống con người, nhưng với nguồn cung hạn chế, các biện pháp tốt nhất là ưu tiên những người dễ bị tổn thương nhất”, TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Tiêm vaccine ngừa Covid-19: phải kịp thời, hợp lý và công khai
Theo TS Kidong Park, khi số lượng các ca nhiễm tăng cao, cần đẩy nhanh tiến độ và tăng cường nỗ lực tiêm vaccine cho nhân viên y tế, người già và những người có bệnh nền để bảo vệ họ khỏi bị bệnh nặng và tránh được nguy cơ tử vong.
Bà Lesley Miller, Phó Đại diện UNICEF chia sẻ quan điểm cho hay, điều quan trọng là các nhóm ưu tiên, bao gồm nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội và giáo viên được tiêm vaccine phòng Covid-19 để đảm bảo rằng trẻ em có thể trở lại trường học an toàn và được sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng cần thiết.
Các chuyên gia y tế tiếp tục nhắc nhở người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cơ bản như hạn chế ra đường, thực hiện 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế).
Đến nay đã có 6 loại vaccine được Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm AstraZeneca, Sputnik, Pfizer, Vero Cell (Sinopharm) và Spikevax (Moderna).

Khoảng 50 triệu liều Pfizer sẽ về Việt Nam trong quý IV

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam dự kiến sẽ nhận khoảng 47-50 triệu liều vaccine Pfizer trong quý 4/2021.
Người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam cũng thông tin, vào các tháng cuối năm, số vaccine về Việt Nam sẽ nhiều hơn, nhưng hiện vẫn chưa có thông số cụ thể.
“Trong quý III/2021, số lượng vaccine về có thể chưa nhiều nhưng tới quý IV thì dồn dập. Riêng vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47- 50 triệu liều”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
COVID-19: Hà Nội sau một tuần thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2021
Đại dịch COVID-19
TP.HCM lập kỷ lục về số người tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong một ngày
Được biết, Việt Nam đã nhận khoảng 420.000 liều Pfizer, được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương. Loại vaccine này cũng được Bộ Y tế cho phép sử dụng “tiêm trộn” khi tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 là AstraZeneca trong trường hợp nguồn cung khan hiếm và tùy vào nguyện vọng/lựa chọn của người tiêm.
Phát biểu tại cuộc họp khẩn trực tuyến về công tác phòng chống Covid-19, ông Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Trong đó, phải huy động tổng lực các lực lượng ở địa phương tham gia tiêm chủng.
Bộ trưởng lưu ý, ở địa phương có ít vaccine vẫn phải đẩy nhanh tốc độ tiêm để vừa làm vừa rút kinh nghiệm chuẩn bị cho các đợt vaccine sắp về. Đặc biệt, tại các vùng phong toả càng phải tổ chức tiêm ngay.
Bộ trưởng Long cũng yêu cầu các địa phương sàng lọc sớm, sàng lọc trước các đối tượng đăng ký tiêm để phân loại, chỉ định điểm tiêm phù hợp tình trạng sức khoẻ người dân.
“Có vaccine nào tiêm ngay vaccine đó, không lựa chọn vaccine bởi tất cả các loại vaccine Bộ Y tế cấp phép đều được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép và các nước sử dụng”, GS.TS Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Vaccine Nanocovax của Việt Nam bao giờ được cấp phép khẩn cấp?

Ngày 2/8, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp trực tuyến về rà soát tiến độ, thúc đẩy quá trình thử nghiệm lâm sàng, đôn đốc báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1, 2, 3 (a,b) của vaccine Nanocovax do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất.
Báo cáo của Công ty Nanogen cho thấy, đơn vị đang triển khai theo đề cương nghiên cứu, trong đó, pha 3 được thử nghiệm trên 13.000 người, chia làm 2 giai đoạn nhỏ (3a: 1.000 người và 3b: 12.000 người).
Theo đại diện Nanogen, kết quả D42 của 1.000 người pha 3a được thu thập cho thấy 100% đối tượng được tiêm Nanocovax có kháng thể trung hòa Surrogate trên ngưỡng 30%.
© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTiêm vaccine Nanocovax cho tình nguyện viên.
Tiêm vaccine Nanocovax cho tình nguyện viên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tiêm vaccine Nanocovax cho tình nguyện viên.
Báo cáo của đơn vị nghiên cứu vaccine “made in Vietnam” cũng cho thấy, có 99,2% đối tượng chuyển đổi huyết thanh của kháng thể IgG kháng Protein S gấp 4 lần so với nền. Phía Nanogen nhấn mạnh công ty tiếp tục theo dõi 1.000 đối tượng giai đoạn 3a và 12.000 đối tượng pha 3b theo đề cương nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài việc xin cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện, Công ty Nanogen cũng kiến nghị Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia xem xét việc triển khai nghiên cứu giai đoạn 3c (tiêm cho khoảng 500.000 - 1.000.000 người). Đồng thời, nghiên cứu trên trẻ em từ 12 đến 18 tuổi, sau khi được cấp phép.
Phát biểu trong cuộc làm việc với đại diện Nanogen và các chuyên gia đầu ngành, GS Trần Văn Thuấn khẳng định, Bộ Y tế rất mong sớm có được vaccine tự sản xuất trong nước để bảo vệ người dân, để giảm sự lệ thuộc về nguồn vaccine nhập khẩu từ nước ngoài.
“Có tín hiệu mừng, vui là vaccine an toàn và có tính sinh miễn dịch tương đối cao. Tuy nhiên, chúng ta chưa có dữ liệu chắc chắn về hiệu quả bảo vệ của vaccine đến đâu. Chúng ta cần chờ thêm thời gian và kết quả nghiên cứu”, Thứ trưởng Thuấn lưu ý.
Ông Kidong Park. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Đại diện WHO nói về việc vaccine “Made in Vietnam” Nanocovax xin cấp phép khẩn cấp
Theo ông Thuấn, Bộ Y tế luôn ủng hộ, mong muốn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất vaccine phòng chống Covid-19. Vì vậy, Bộ đã huy động nhiều nhà khoa học đầu ngành của đất nước tham gia vào đánh giá, nghiên cứu và thẩm định.
Tại cuộc làm việc hôm nay, Bộ Y tế đề nghị Công ty Nanogen trước ngày 15/8, phải gửi báo cáo dữ liệu nghiên cứu pha 2 và bước đầu pha 3, từ đó Bộ Y tế có số liệu gửi Hội đồng đạo đức và Hội đồng cấp phép của Bộ xem xét cấp phép trong tình trạng khẩn cấp đối với Nanocovax.
Trước đó, trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ông Hồ Nhân, Tổng Giám đốc Nanogen cho biết, qua 7 tháng thử nghiệm với giai đoạn 1,2, 3a, vaccine “made in Vietnam” này không cho thấy yếu tố bất lợi, đáp ứng sinh miễn dịch và trung hòa tốt kể cả virus SARS-CoV-2 chủng Delta.
“Quá trình thử nghiệm trên 14.000 người không ai có phản ứng nặng, không có ca tử vong, tỷ lệ phản ứng rất thấp”, ông Hồ Nhân báo cáo Chủ tịch nước nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала