Tránh lãng phí vaccine, các chuyên gia y tế tính toán kỹ lưỡng để cho người đã tiêm 2 mũi được đi lại

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hà Nội đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể việc đi lại với những trường hợp tiêm đủ 2 mũi vaccine. Các chuyên gia lên nêu ý kiến cho các đối tượng này, cùng những người đã nhiễm và khỏi Covid-19 trở lại sản xuất, kinh doanh, đồng thời tính toán kỹ lưỡng để không lây lan virus ra cộng đồng.

Hà Nội kiến nghị Bộ Y tế bổ sung thêm vaccine

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay thành phố đã kiến nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine và hướng dẫn cụ thể với những trường hợp đã hoàn thành việc tiêm hai mũi.
Cụ thể, đối với những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine thì "được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch như thế nào?". Đây là vấn đề đang được người dân trên địa bàn quan tâm nên "đề nghị Bộ sớm có quy định cụ thể".
Công an kiểm tra giấy đi đường và giấy phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu của các phương tiện vận tải - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đại dịch COVID-19
Giấy đi đường - câu chuyện gây nhiều xôn xao dư luận trong mùa dịch
Thành phố cũng kiến nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine để đến ngày 15/9 đạt tỷ lệ cao với nhóm trong độ tuổi được tiêm chủng; thường xuyên bổ sung cơ số thuốc, phác đồ điều trị, nhất là các thuốc mới, đặc hiệu.
Tính đến 18h ngày 4/9, tổng số vaccine Hà Nội được phân bổ theo quyết định của Bộ Y tế là hơn 2,9 triệu liều tuy nhiên Sở Y tế mới tiếp nhận trên 2,4 triệu liều.
Trong khi đó, thành phố đã chủ động chuẩn bị phương án, kịch bản, bảo đảm các dây chuyền tiêm với công suất lên tới 200.000 mũi tiêm mỗi ngày, tiếp nhận vaccine đến đâu, tổ chức tiêm hết ngay đến đó.
Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã tiêm được hơn 2,2 triệu liều, đạt 26,65% dân số; công suất tiêm khoảng 150.000 mũi/ngày.
Bí thư Hà Nội giải thích, do tỷ lệ tiêm vaccine ở thủ đô còn thấp nên buộc phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp khoanh vùng, cách ly, bảo đảm thực hiện giãn cách xã hội ở nơi có nguy cơ cao để dịch không bùng phát mạnh.
Hôm nay 6/9, ngày đầu tiên Hà Nội chống dịch theo phương án phân ba vùng (vùng 1, 2 và 3 tương ứng vùng đỏ, cam và xanh). Các lực lượng sẽ kiểm soát giấy đi đường của người di chuyển giữa các vùng ở 22 chốt vùng 1.
Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tiêm vaccine và xét nghiệm sàng lọc diện rộng để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Đồng thời, Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giao quyền chủ động cho các địa phương quyết định thời gian cách ly đối với F1 để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Chuyên gia nói gì về việc cho người đã tiêm 2 mũi vaccine được đi lại?

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cũng đề xuất xây dựng cơ chế để người đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19 trở lại cuộc sống "bình thường mới", tham gia sản xuất, kinh doanh, đi lại.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu tại Kỳ họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đại dịch COVID-19
TP.HCM hướng đến 'sống chung với dịch', 'không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt'
"Nếu chờ đến khi tiêm đủ tối thiểu 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng mới tính đến việc mở cửa sẽ rất lâu. Trong khi ngay lúc này, chúng ta cần phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế", ông Khanh nói.
Đến hết ngày 4/9, cả nước có 21 triệu người được tiêm vaccine Covid-19, trong đó gần 18 triệu người tiêm mũi một; 3 triệu người đủ hai mũi.
Trong đó, TP HCM có tỷ lệ tiêm cao nhất cả nước với 6,1 triệu người (88%); Hà Nội đã tiêm cho 3 triệu người (53%); Bình Dương tiêm một triệu người (58%). Đây là các thành phố lớn hoặc tập trung nhiều khu công nghiệp, mật độ dân số đông, là động lực phát triển kinh tế của cả nước.
Việt Nam đang trên lộ trình hướng đến mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số (từ 18 tuổi), đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Theo bác sĩ Khanh, bốn nhóm cần được xem xét gồm: người mắc Covid-19 đã được chữa khỏi; người tiêm đủ hai mũi vaccine; người tiêm một mũi qua 14 ngày; các gia đình trẻ.
Ông nêu nguyên nhân, người đã khỏi bệnh sẽ không nhiễm lại nữa, người tiêm đủ hai mũi vaccine nếu bị nhiễm sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Người mới tiêm một mũi vaccine ít có nguy cơ bệnh nặng. Các gia đình trẻ nếu bị nhiễm cũng sẽ bệnh nhẹ, ít chuyển nặng.
Những người này trở lại cuộc sống bình thường mới cũng là cách để duy trì nguồn lực chống dịch và sống chung lâu dài với Covid-19.
Tuy nhiên bác sĩ Khanh cũng lưu ý, những người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm Covid-19 và lây cho người tiếp xúc gần. Vì vậy, theo ông, các cơ chế, chính sách phải xem xét cụ thể từng nơi, khu vực được phép hoạt động.
Chẳng hạn, họ được đến những nơi 'không có người già, mắc bệnh nền'. Bác sĩ Khanh nói:
Tiêm vaccine đợt 5, mũi 2 cho cán bộ, viên chức các sở, ban, ngành tỉnh An Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng ‘đi vay’ vaccine để tiêm miễn phí cho dân
"Nghĩa là các hướng dẫn phải tính toán cụ thể những nơi được đến, tham gia hoạt động, để không may họ bị nhiễm virus, lây cho người khác ở khu vực đó thì cũng không gây nguy hiểm".
Ở khía cạnh khác, PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế khẩn cấp cộng đồng (Bộ Y tế) cho rằng, người tiêm đủ liều vẫn cần tuân thủ chủ trương chung về cách ly, giãn cách hay phong tỏa, thực hiện 5K.
Nghiên cứu mới đây của CDC Mỹ cho thấy, nồng độ virus của một số người đã tiêm vaccine và những người chưa tiêm cao như nhau nghĩa là khả năng lây là như nhau.
"Hiện tỷ lệ tiêm chủng cả nước cũng như các địa phương còn thấp, mới chỉ đạt miễn dịch bảo vệ cá nhân được tiêm, chứ chưa tạo được miễn dịch cộng đồng. Nếu mở cửa, chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng tránh việc những người đã tiêm nhưng nhiễm virus rồi lây lan cho người chưa tiêm dẫn đến mắc bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao", ông Phu nêu quan điểm.
© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênPGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trả lời phỏng vấn phóng viên.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trả lời phỏng vấn phóng viên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trả lời phỏng vấn phóng viên.
PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng việc cho phép người đã tiêm đủ hai mũi vaccine trở lại sản xuất, kinh doanh "cần phải làm ngay".
Bởi bên cạnh chống dịch, nhiệm vụ "đảm bảo không đứt gãy nền kinh tế, chuỗi cung ứng cũng rất quan trọng".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала