- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam đã vào nhóm 50 nước có nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Đăng ký
Số ca mắc Covid-19 hôm nay ở Việt Nam: Bộ Y tế công bố thêm 12.860 ca dương tính mới. Với hơn 563.676 ca nCoV, Việt Nam đã nằm trong nhóm 50 nước có nhiều người mắc Covid-19 nhất thế giới.
Bộ Y tế vừa đề nghị 23 tỉnh, thành phố thần tốc xét nghiệm toàn dân theo Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Công điện do Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long ký.
Chủ tịch UBND TP.HCM đã đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính đốc thúc Bộ Y tế sớm có quy định về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bình Dương đẩy nhanh, tiêm thần tốc 750.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm trong 7 ngày.

Việt Nam lọt top 50 nước có nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tất cả 563.676 ca mắc Covid-19, và vào nhóm 50 quốc gia/vùng lãnh thổ có nhiều ca nhiễm coronavirus nhất thế giới.
© Ảnh : Screenshot/worldometersViệt Nam vào top 50 nước nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới (dữ liệu chưa cập nhật thêm 12.680 ca mắc mới tối ngày 8/9 của Bộ Y tế)
Việt Nam vào top 50 nước nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới (dữ liệu chưa cập nhật thêm 12.680 ca mắc mới tối ngày 8/9 của Bộ Y tế) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Việt Nam vào top 50 nước nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới (dữ liệu chưa cập nhật thêm 12.680 ca mắc mới tối ngày 8/9 của Bộ Y tế)
Trung bình số ca nhiễm mới ghi nhận tại quốc gia Đông Nam Á này trong 7 ngày qua lên đến 12.862 trường hợp/24h. Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng.
Ngày 8/9, Bộ Y tế công bố thêm 12.680 ca mắc SARS-CoV-2 mới ở 39 tỉnh/thành phố, trong đó, TP.HCM và Bình Dương số ca nhiễm vẫn tăng cao, chiếm đến gần 10.500 ca của cả nước trong 24h qua. Như vậy, ngày qua, tổng số ca mắc của cả nước giảm đi 1.530 trường hợp.
Nhân viên y tế lấy thông tin tất cả người dân lấy mẫu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Việt Nam đón tin vui về nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn nửa triệu ca mắc (563.676 người), tạm đứng thứ 50/222 quốc gia/vùng lãnh thổ có nhiều người nhiễm coronavirus nhất thế giới.
Xét về tỷ lệ nhiễm trên một triệu dân, đất nước tạm đứng thứ 158 với mức trung bình 5.730 ca nhiễm/1 triệu dân (tức cứ 100 dân thì có khoảng 5 ca mắc).
Về số ca dương tính mới hôm nay, Bộ Y tế thông tin cụ thể. Chỉ có 17/12.680 ca mắc mới là trường hợp nhập cảnh, được cách ly kịp thời. Còn lại, 12.663 bệnh nhân là lây nhiễm trong nước.
Trong đó, các tỉnh phía Nam vẫn là điểm nóng về tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam. Tại TP. HCM hôm nay có thêm 7.308 ca, Bình Dương 3.172.
Các tỉnh có dưới 1.000 ca nhiễm mới là Đồng Nai 814, Long An 372, Tiền Giang 171.
Các địa phương ghi nhận dưới 100 trường hợp dương tính gồm có Cần Thơ 83, Đồng Tháp 62, Bình Phước 61, Quảng Bình 53, Tây Ninh 52, Khánh Hòa 48, An Giang 46, Kiên Giang 43, Nghệ An 42, Bà Rịa - Vũng Tàu 42, Hà Nội 40, Đà Nẵng 30, Đăk Nông 28, Bình Định 27, Bình Thuận 26, Đăk Lăk 24, Phú Yên 19, Quảng Ngãi 19, Bạc Liêu 18, Sóc Trăng 13, Trà Vinh 11.
Dưới 10 ca/ngày hôm nay có Thừa Thiên Huế 9, Bến Tre 6, Bắc Ninh và Cà Mau 5, Gia Lai 3.
Các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận, Sơn La mỗi nơi nay phát hiện 2 ca dương tính với nCoV, trong khi đó Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Lạng Sơn và Hậu Giang mỗi địa phương đều chỉ ghi nhận 1 ca mắc.
Năm địa phương có tình hình dịch Covid-19 nghiêm trọng với ca nhiễm mới tăng cao gồm TP.HCM (273.154), Bình Dương (141.765), Đồng Nai (31.179), Long An (26.804), Tiền Giang (11.159).
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy) ngày 7/9/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đại dịch COVID-19
Tiêm Pfizer ‘nhờ ông anh’. Việt Nam vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triều liều vaccine
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, hiện tại, cả nước có khoảng 223.894 bệnh nhân đang được tích cực điều trị, trong đó, có 6.479 bệnh nhân nặng, với 930 trường hợp thở máy xâm lấn, 29 ca nguy kịch cần can thiệp ECMO. Hôm nay, cả nước có thêm 13.937 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục lên thành 325.647.
Về số bệnh nhân tử vong, Bộ Y tế Việt Nam công bố thêm 335 ca, Tây Ninh bổ sung thêm 99 ca của tháng 8/2021, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi do coronavirus thời gian qua lên thành 14.135 người. Với tỷ lệ tử vong ở mức 2,5% so với tổng số ca mắc, tỷ lệ tử vong của Việt Nam vẫn cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%). Trung bình 7 ngày qua, mỗi ngày có khoảng 310 ca tử vong do Covid-19 theo Bộ Y tế.
Về tình hình xét nghiệm, số lượng đã thực hiện kể từ đợt dịch thứ 4 đến nay đạt trên 13.855.509 mẫu cho 40.898.357 lượt người.
Liên quan đến tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế cho hay, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 23.577.917 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 19.809.234 liều, tiêm mũi 2 là 3.768.683 liều. Trong 24h qua đã có thêm 771.937 liều vaccine các loại được tiêm, cũng là một trong những ngày cả nước tiêm được nhiều vaccine nhất.

Bộ Y tế yêu cầu 23 tỉnh xét nghiệm thần tốc Covid-19 cho toàn dân

Hôm nay, Bộ Y tế ra công điện 1346 về việc “thần tốc xét nghiệm” phòng, chống dịch Covid-19, qua đó, yêu cầu 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho toàn dân.
Theo đó, toàn bộ người dân ở 23 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Phước, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Phú Yên.
Được biết, công điện 1346 của Bộ Y tế là thực hiện theo ý kiến Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công điện số 1102 ngày 23/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.
Chỉ đạo của Thủ tướng nêu rõ việc thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt, thời gian qua, các địa phương, nhất là các nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã đẩy mạnh việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng.
© Ảnh : Hồng Thái - TTXVNCán bộ, viên chức các cơ quan trong tỉnh Hậu Giang thực hiện xét nghiệm trong lần xét nghiệm diện rộng đợt 3
Cán bộ, viên chức các cơ quan trong tỉnh Hậu Giang thực hiện xét nghiệm trong lần xét nghiệm diện rộng đợt 3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Cán bộ, viên chức các cơ quan trong tỉnh Hậu Giang thực hiện xét nghiệm trong lần xét nghiệm diện rộng đợt 3
Tuy nhiên, tiến độ xét nghiệm tại một số địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch hiện nay.
Với yêu cầu đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các tỉnh hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19.
Về uần suất, thời gian lấy mẫu, xét nghiệm theo các khu vực nguy cơ, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục thực hiện theo Công điện số 1305 của cơ quan này ngày 2/9/2021.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2021
Thêm 180.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Đức trao tặng về đến Việt Nam
Cụ thể, đến ngày 15/9, tại các khu vực có nguy cơ “rất cao, nguy cơ cao”, các ngành chức năng sẽ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần), lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.
“Tiếp tục xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp khi đến cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng”, công văn nêu rõ.
Trong khi đó, tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác sẽ được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần), lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương huy động tối đa các lực lượng tham gia lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu lưu động và không giới hạn thời gian lấy mẫu.
Đồng thời, tăng cường hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đã được tập huấn.
“Khi tổ chức thực hiện lấy mẫu bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, không để xảy ra lây nhiễm chéo”, Bộ Y tế lưu ý.
Bộ Y tế đề nghị 23 địa phương nêu trên thực hiện việc gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và RT-PCR phù hợp với tình hình thực tế.

TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho bệnh viện tư nhân điều trị Covid-19 có thu phí

Hôm nay, lãnh đạo TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo và đốc thúc Bộ Y tế sớm có quy định cho phép bệnh viện tư nhân điều trị bệnh nhân Covid-19 có trả phí.
Cụ thể, tại văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế sớm có quy định cụ thể về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trả lời câu hỏi của các phóng viên của cơ quan thông tấn, báo chí.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ điều trị Covid-19 của Pháp, Chủ tịch UBND TP.HCM livestream
Công văn nêu rõ, Bộ Y tế trước đó đã đề nghị UBND TP.HCM huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt công tác điều trị để giảm bớt áp lực cho các cơ sở y tế công lập trong giai đoạn khó khăn như hiện tại.
Lãnh đạo TP.HCM trình bày với Chính phủ cho biết, tính đến nay có khoảng 10 bệnh viện tư nhân tại TP.HCM tham gia điều trị cho cả ngàn bệnh nhân mắc Covid-19.
UBND TP.HCM cũng nêu rõ, khảo sát thực tế cho thấy, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, cũng như định mức sử dụng, chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt.
Do đó, việc ngân sách nhà nước chi trả theo chi phí thực tế phát sinh điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân gặp vướng mắc. Cụ thể, nếu chi trả theo mức chi phí phát sinh như tại cơ sở y tế công lập thì cơ sở y tế tư nhân không thể duy trì được.
Chi trả theo mức chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở y tế tư nhân sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực và cũng không có cơ sở để thực hiện. Bởi cùng sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho công tác điều trị nhưng chi phí khác nhau giữa cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân.
Một số cơ sở y tế tư nhân cho biết, nhiều bệnh nhân có điều kiện chi trả và sẵn sàng trả chi phí điều trị theo yêu cầu, đồng thời, giảm bớt ngân sách cho Nhà nước. Do đó, các cơ sở y tế tư nhân đề nghị cho phép được thu giá dịch vụ khám và điều trị Covid-19.

Bình Dương gấp rút tiêm hết 750.000 liều vaccine Sinopharm

Theo lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương, tỉnh đã huy động nhân lực để mở rộng các điểm tiêm chủng, tiêm thần tốc 750.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm trong 7 ngày.
Tối 8/9, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết tỉnh đã tiêm 750.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm từ ngày 2-8/9. Bình Dương dự kiến sẽ tiêm thêm 300.000 liều vaccine Astra Zeneca và Pfizer đã được phân bổ từ trước đó trong 2 ngày tới.
© REUTERS / Marko DjuricaVắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất
Vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất
Tính đến 16h ngày 8/9, Bình Dương đã tiêm xong 1.514.471 liều vaccine (trong đó 1.467.039 mũi 1 và 47.432 mũi 2).
Theo ông Chương, Bộ Y tế đã phân bổ cho Bình Dương gồm 2,3 triệu liều vaccine các loại, trong đó có 1 triệu liều vaccine của Sinopharm. Dù vậy, trên thực tế tỉnh chỉ nhận được 750.000 liều và đã hết đợt.
Bình Dương hiện cần thêm gần 2 triệu liều vaccine, trong đó cần 750.000 liều Vero Cell để tiêm mũi 2, và khoảng 1,2 triệu liều AstraZeneca, Moderna và Pfizer các loại. Tỉnh đã triển khai tiêm xong 145.000 liều vaccine Moderna và không còn vaccine để tiêm mũi 2.
Ông Nguyễn Hồng Chương cho biết, tỉnh đã nhanh chóng mở rộng các điểm tiêm sau khi tiếp nhận vaccine Vero Cell của Sinopharm. Bình Dương đã huy động tối đa lực lượng y, bác sĩ, các nhân viên y tế đã nghỉ hưu... để tập trung tiêm vaccine cho người dân cả ngày lẫn đêm.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1). - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đại dịch COVID-19
Hải Phòng không 'ngại' vaccine Sinopharm, tiếp tục 'mượn thêm' từ TP.HCM
Tiếp thu chủ trương chỉ đạo của Bộ Y tế về đơn giản hóa thủ tục nhằm tăng tốc độ tiêm chủng, Bình Dương đã triển khải tiêm trung bình 200.000 liều vaccine ngừa Covid-19 mỗi ngày. Mục tiêu đặt ra là "mỗi người dân ít nhất được tiêm một mũi vaccine".
Tính đến ngày 8/9, toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 141.765 ca nhiễm Covid-19. Số ca mắc tại Bình Dương có thể lên đến 150.000 ca trong những ngày sắp tới.
Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng và xây dựng bệnh viện dã chiến, lắp đặt thêm giường bệnh tại các trung tâm điều trị, Bình Dương cũng xin Bộ Y tế chi viện thêm nhân lực và kêu gọi các bệnh nhân F0 đã khỏi bệnh tình nguyện tham gia chống dịch.
Bình Dương phân tầng mô hình điều trị Covid-19 theo tháp 3 tầng. Trong đó, tầng 1 điều trị bệnh nhân nhẹ hoặc không có triệu chứng, chiếm khoảng 70-80% tổng số bệnh nhân. Tầng 2 tập trung bệnh nhân có triệu chứng trung bình, có bệnh nền. Tầng 3 là nơi điều trị bệnh nhân nặng. Tỉnh đã tổ chức Trung tâm điều phối F0 nhằm tối ưu hóa công tác điều phối giữa các tầng, giúp việc điều trị bệnh nhân hiệu quả.
Với mục tiêu đưa Bình Dương về trạng thái "bình thường mới" ngày 15/9, Bình Dương đã và đang triển khai xét nghiệm diện rộng, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Tỉnh cũng thực hiện tiếp tục giãn cách xã hội nghiêm ngặt, tháo từ từ vùng xanh, vùng vàng, vùng đỏ và tăng tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho người dân.
“Chiến lược tiêm vaccine của tỉnh là ưu tiên tiêm mũi 1 để đạt độ bao phủ vaccine toàn dân, hướng đến miễn dịch cộng đồng. Dự kiến đến ngày 10/9, 100% dân số Bình Dương từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19”, ông Chương cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала