- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bị Thủ tướng phê bình ‘lơ mơ’, Kiên Giang hứa chuyển từ ‘vùng đỏ’ về ‘vùng xanh’

© Ảnh : Lê Sen - TTXVNĐội lấy mẫu phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, đến từng hộ dân để thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2
Đội lấy mẫu phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, đến từng hộ dân để thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2021
Đăng ký
Sau khi bị Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở phê bình ‘lơ mơ lơ mơ’, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, đã ra chỉ đạo nóng, hứa quyết tâm chuyển từ ‘vùng đỏ’ về ‘vùng xanh’ ngay trong vòng một tuần (tức đến 20/9) này.
Từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến sẽ có ít nhất 1 vaccine của Việt Nam được cấp phép khẩn cấp. Nanogen đang báo cáo bổ sung thử nghiệm lâm sàng Nanocovax, Hội đồng Đạo đức và Hội đồng Tư vấn sẽ họp đánh giá.

Thủ tướng phê bình Kiên Giang chống dịch “lơ mơ lơ mơ”

Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với lãnh đạo hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang sau khi hai địa phương ghi nhận nhiều diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại khi chuyển từ ‘vùng xanh’ thành ‘vùng đỏ’, nguy cơ bùng phát lây nhiễm nghiêm trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, qua hai tháng giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, tuy nhiên, Kiên Giang, Tiền Giang, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, kết quả chưa được như mong muốn. Thậm chí, dự báo tình hình có thể còn phức tạp hơn.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận cuộc họp
Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang, Tiền Giang, đặc biệt là nhắc nhở cấp cơ sở, cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là đến hết 30/9 này.
Chưa kể, ngoài chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn nhắc lãnh đạo Kiên Giang, Tiền Giang phải chống cả tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi.
Báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp ngày 13/9 cho thấy, đợt dịch thứ 4, tỉnh Kiên Giang ghi nhận tích lũy 3.034 ca mắc, 25 ca tử vong.
Trong 7 ngày gần đây, tỉnh này ghi nhận 1.217 ca, trong đó có 776 ca ghi nhận tại cộng đồng. So với tuần trước đó, số ca mắc tăng 559, số ca tại cộng đồng tăng 203 ca. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 7 huyện có nguy cơ rất cao, 3 huyện có nguy cơ cao và 5 huyện đang ở trạng thái bình thường mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 với 1.060 xã, phường
Tại cấp xã, có 20/144 xã có nguy cơ rất cao, 32/144 xã có nguy cơ cao, 01/144 xã có nguy cơ và 91/144 xã ở trạng thái bình thường mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo tỉnh và một số phường thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Vì sao số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Thứ hai, chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày?
Thủ tướng nhấn mạnh rằng điều này rất quan trọng vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch. Tiếp đó, tại những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các Công điện của Thủ tướng hay chưa?
Báo cáo với Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình thừa nhận địa phương còn hạn chế trong phòng chống dịch, nhất là thực hiện cách ly giãn cách xã hội chưa nghiêm.
Đáng chú ý, trong một số đoạn clip của VTV trích cuộc làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo Kiên Giang, Tiền Giang có nhiều đoạn gây chú ý, trong đó có việc Thủ tướng nhắc các địa phương phải đặc biệt nắm rõ những gì diễn ra ở tỉnh mình để từ đó đưa ra chỉ đạo sát sao, đúng đắn nhất.
“Ví dụ ngày hôm qua, trong cộng đồng, các anh xét nghiệm, là phát hiện ra bao nhiêu ca? Các đồng chí phải rất cụ thể, còn cứ lơ mơ lơ mơ thì làm sao mà chỉ huy được?”, người đứng đầu Chính phủ hỏi rồi sau khi quan sát thấy lãnh đạo chỉ loanh quanh tìm giấy, văn bản báo cáo, Thủ tướng nói thẳng “không nắm được”.
Sau đó phía địa phương báo cáo 154 ca, Thủ tướng Phạm Minh Chính bức xúc hỏi tiếp:
“Ông nào cứ nói từ trong phòng ra. Ông nào đó nắm được thì ra báo cáo, việc gì mà cứ phải nhắc thế?”.
Sau khi Bí thư Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đáp “Dạ” và cho hay hôm qua có 154 ca F0. Cách đối đáp trong cuộc làm việc giữa Thủ tướng và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về tình hình chống dịch giống cuộc “trả bài” trên lớp khi học sinh bị thầy cô hỏi.
Lãnh đạo Chính phủ dò tiếp “Ở đâu?”. Lãnh đạo tỉnh lại trả lời “Để coi lại đã, Thủ tướng. Không nhớ nổi”.
Có thể thấy, lãnh đạo Kiên Giang đã rất lúng túng khi báo cáo Thủ tướng những dữ liệu cơ bản về tình hình dịch ở địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt không hài lòng và nhắc nhở:
“Lại không nhớ. Tôi đã gọi điện cho anh nhiều lần rồi anh Bình (Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình – PV). Tôi nói là anh phải kiểm soát hàng ngày để anh xem là cái tốc độ trong cộng đồng, tức số ca cộng đồng tăng hay giảm. Hiện nay anh tiến hành xét nghiệm đã đúng như hướng dẫn của Trung ương, hướng dẫn của Bộ Y tế chưa? Chỗ này rất quan trọng. Tỉnh anh (Kiên Giang) từ chỗ xanh rờn bây giờ sang đỏ quạch thế thì…”, Thủ tướng phải thốt lên.
Người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để lãnh đạo, chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.

Bị Thủ tướng phê bình, Kiên Giang ra chỉ đạo nóng, lập tức chấn chỉnh

Sau cuộc hỏi – trả lời – chất vấn với Thủ tướng, lãnh đạo Kiên Giang buồn “như học trò trả bài”.
Đến chiều nay 14/9, cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang phát đi thông báo của lãnh đạo tỉnh – ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh về việc “tiếp thu” ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
© Ảnh : Lê Sen - TTXVNKiên Giang khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội để thực hiện phòng, chống COVID-19
Kiên Giang khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội để thực hiện phòng, chống COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Kiên Giang khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội để thực hiện phòng, chống COVID-19
Đây là động thái mới nhất của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, ngay lập tức chấn chỉnh công tác liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 sau cuộc họp với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hôm qua.
Trong thông điệp của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang nêu rõ, tỉnh này trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia đối với tình hình của tỉnh.
“Đặc biệt là sự lo lắng của Thủ tướng đối với dịch bệnh trong những ngày qua ở Kiên Giang”, Chủ tịch Lâm Minh Thành nhấn mạnh.
Lãnh đạo tỉnh khẳng định, tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc ngày 13/9, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang khẩn trương vận dụng vào điều kiện thực tiễn sát với đặc thù từng địa phương, khu vực, tới từng xã, ấp, khu phố.
Văn bản của tỉnh cho hay, “Kiên Giang đã nhận thức rõ những tồn tại, hạn chế”. Từ đó, xác định rõ nền tảng để đề ra các giải pháp khắc phục khả thi, với lộ trình hợp lý và nhất là phù hợp với điều kiện đặc thù địa lý, dân sinh của địa phương có địa hình đa dạng bậc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể với phương châm ‘bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết’, trên cơ sở quán triệt vận dụng chỉ đạo của Thủ tướng, Kiên Giang "khẩn trương, thần tốc, quyết liệt" triển khai các giải pháp đáp ứng với tình hình mới.
© Ảnh : Lê Sen - TTXVNKiên Giang khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội để thực hiện tốt công tác phòng, chống COVID-19
Kiên Giang khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội để thực hiện tốt công tác phòng, chống COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Kiên Giang khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội để thực hiện tốt công tác phòng, chống COVID-19
Trong đó, nổi bật là quan điểm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch.
“Trên nền tảng đó, Kiên Giang phấn đấu đến ngày 20/9, sẽ cơ bản chuyển hóa vùng nguy cơ cao và rất cao thành vùng bình thường mới”, Chủ tịch Lâm Minh Thành cam kết.
Ông Lâm Minh Thành khẳng định, mục tiêu này được đưa ra trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên tính khả thi và độ tin tưởng cao. Trước hết là điều chỉnh công tác sàng lọc, khẩn cấp bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Theo đó, tỉnh huy động, tập trung nhân, vật lực để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng - ở các vùng nguy cơ cao và rất cao với "tốc độ thần tốc" để nhanh chóng phát hiện và bóc tách kịp thời các trường hợp F0.
Thực tế cho thấy, sau 7 ngày gần đây áp dụng cách làm này, số lượng ca mắc mới đã giảm 112 ca, 9/15 huyện/thành phố được giảm từ giãn cách theo chỉ thị số 16 xuống chỉ thị số 15, so với trước đó thì toàn tỉnh phải áp dụng chỉ thị số 16 tăng cường
COVID-19: Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường tăng cường hỗ trợ tỉnh Kiên Giang xây dựng bệnh viện dã chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Đại dịch COVID-19
Các bác sĩ khẩn cấp lên đường đến Kiên Giang hỗ trợ xây dựng bệnh viện dã chiến chống COVID-19
Điều này cho thấy, cách làm như trên là đúng và trúng. Bên cạnh đó, Kiên Giang cũng quyết liệt thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội, triển khai các tổ an sinh xã hội đến từng địa bàn có người dân bị phong tỏa để hỗ trợ, chăm lo đời sống cho nhân dân. Đặc biệt là thành lập trạm y tế lưu động theo chỉ đạo của Thủ tướng, để người dân được tiếp cận y tế sớm nhất từ cơ sở.
Trong đó, tập trung vào các nội dung cụ thể là quản lý chặt chẽ việc di chuyển trên các tuyến giao thông, đồng thời quản lý nghiêm túc các địa bàn nóng như khu cách ly, phong tỏa tại các địa phương: Rạch Giá, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành.
Văn bản của UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định, công tác này được duy trì trên cơ sở phối kết hợp giữa tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng làm nhiệm vụ với việc ứng dụng công nghệ trong kiểm soát như camera giám sát, flycam… theo phương châm “sạch đến đâu, khoanh vùng bảo vệ chặt đến đó”.
Linh động kết hợp “tấn công, truy quét F0, thu hẹp vùng đỏ”, cùng với việc tăng cường “bảo vệ chặt vùng xanh - chặt bên trong, kiểm soát tốt nguồn bên ngoài”.
“Hy vọng với cách làm bài bản này, Kiên Giang sẽ kiểm soát tốt dịch đúng với lộ trình đã đề ra”, ông Thành bày tỏ.

Việt Nam sẽ có ít nhất 1 vaccine được cấp phép, Nanocovax bổ sung dữ liệu

Bộ Y tế chiều tối ngày 14/9 cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cho biết, cả nước có thêm 10.508 ca dương tính, 12.683 bệnh nhân khỏi, 276 ca tử vong.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã phát hiện 635.055 ca nhiễm, đứng thứ 47 thế giới. Về tỷ lệ lây nhiễm, cứ 1 triệu dân, có khoảng 6.455 người mắc Covid-19.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Số ca Covid-19 tử vong tăng. Nanogen bổ sung dữ liệu vô hiệu hóa chủng Delta của Nanocovax
Các tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM 309.787, Bình Dương 162.847, Đồng Nai 36.361, Long An 28.865, Tiền Giang 12.468.
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, đã có 398.461 người đã bình phục. Trong số các ca đang điều trị, có 5.933 ca nặng, thở máy xâm lấn là 910 người, 34 ca nguy kịch cần can thiệp ECMO. Việt Nam đã có 15.936 ca tử vong (tỷ lệ 2,5%, cao hơn mức của thế giới (2,1%).
Tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, ngày 13/9 có thêm 1.021.602 liều vaccine các loại được tiêm, nâng tổng số liều đã tiêm lên thành 30.348.920 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 24.727.517 liều, tiêm mũi 2 là 5.621.403 liều.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc làm việc với Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Hội đồng đạo đức) và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Hội đồng tư vấn) cùng các nhà khoa học, các chuyên gia về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thuốc, vaccine phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế báo cáo cho biết, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực ASEAN thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covid-19 nội địa.
TS. Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất có một vaccine được cấp phép khẩn cấp và triển khai tiêm trong nước từ đầu năm 2022.
Báo cáo về Nanocovax, ông Quang cho hay, Việt Nam đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNKhu vực theo dõi sau tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nano Covax tại Học viện Quân y.
Khu vực theo dõi sau tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nano Covax tại Học viện Quân y. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Khu vực theo dõi sau tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nano Covax tại Học viện Quân y.
Trong chiều 14/9, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (đơn vị phát triển và sản xuất vaccine Nanocovax) và nhóm nghiên cứu sẽ nộp bổ sung báo cáo thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 và ngày 15/9, Hội đồng đạo đức và Hội đồng tư vấn sẽ họp đánh giá.
“Bộ Y tế sẽ tổ chức thẩm định báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a với đầy đủ các kết quả xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax và báo cáo giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3b vaccine Nanocovax sớm khi nhận được hồ sơ của Tổ chức chủ trì nghiên cứu”, TS Nguyễn Ngô Quang nhấn mạnh.
Covivac do Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang nghiên cứu, phát triển hiện đã đánh giá kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, hoàn thành tiêm liều 1 của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, từ ngày 15/9- 20/9 sẽ tiêm liều 2 của giai đoạn 2. Sau khi có kết quả đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch ở giai đoạn 2 để xác định được liều tối ưu, dự kiến tháng 12/2021 sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Ngoài vaccine nội địa, như Sputnik đã thông tin, vaccine chuyển giao công nghệ có ARCT-154 từ Công ty Acturus Mỹ và đóng ống, gia công vaccine Sputnik V của Liên bang Nga cũng đạt kết quả khả quan. Bộ Y tế đồng thời cũng đang thúc đẩy nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ Nhật Bản, Cuba, Tây Ban Nha…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала