Vì sao Đại tá Phùng Anh Lê bị bắt?

CC0 / Pixabay / Còng tay
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Đăng ký
Đại tá Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP.Hà Nội, từng là Trưởng Công an, nguyên Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ, vừa bị bắt.
Ngoài Đại tá Phùng Anh Lê, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng thực hiện lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trung tá Nguyễn Đức Châu, nguyên Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ.

Bắt Đại tá Phùng Anh Lê

Ngày 23/9, ông Phùng Anh Lê, Đại tá Công an, nguyên là Trưởng Công an quận Tây Hồ, từng đang đảm trách chức vụ Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP.Hà Nội vừa bị bắt.
Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin ngày trước đó, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở đối với ông Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ (tối 21/9).
Đối tượng Lê Thị Kim Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Bà Lê Thị Kim Phi bị bắt
Đến hôm nay, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đại tá Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Hà Nội.
Được biết, ông Phùng Anh Lê bị bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm được phản ánh thời gian qua (nhận tiền để tha người).
Có thể thấy, như báo chí và dư luận trong nước phản ánh, Công an quận Tây Hồ, đặc biệt là các nguyên lãnh đạo đơn vị này liên tục vướng bê bối trong nhiều vụ án mà lực lượng Công an quận từng thụ lý điều tra.
Đại tá Phùng Anh Lê được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP. Hà Nội từ tháng 1/2019.
Cụ thể, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Hà Nội sẽ bị điều tra về tội “tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” theo điều 378 Bộ Luật Hình sự. Được biết các sai phạm và hành vi phạm tội của ông Phùng Anh Lê được thực hiện khi vị Đại tá này còn đương chức nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ.
Cùng với Đại tá Phùng Anh Lê, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ cùng một số người khác nguyên là cán bộ công an quận này.
Việc Đại tá Phùng Anh Lê cũng như Trung tá Nguyễn Đức Châu bị bắt được cho là liên quan đến vụ án cướp tài sản năm 2016 trên địa bàn quận Tây Hồ Hà Nội nhưng lãnh đạo Công an quận Tây Hồ khi đó không tiến hành xử lý đối tượng, chỉ đến khi các nghi phạm liên quan vụ án ra đầu thú năm 2021, mọi chuyện mới bị khơi lại.
Trước đó, hôm 21/9, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh khám xét nhà, nơi ở của ông Phùng Anh Lê nhằm phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.
Cũng liên quan đến vụ án này, như Sputnik đưa tin trước đó, Công an TP.Hà Nội đã tiến hành đình chỉ công tác nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ và đương chức Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Phùng Anh Lê, Thượng tá Phạm Quý Hải, Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ, Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ.
Việc tạm đình chỉ công tác các ông Phùng Anh Lê và Phạm Quý Hải là do có liên quan đến việc Công an quận Tây Hồ không xử lý hình sự nhóm cướp tài sản gây án vào năm 2016 tại quận này.

Ông Phùng Anh Lê sai phạm những gì?

Như Sputnik đã thông tin, đầu tháng 2 năm nay, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội ra quyết định đình chỉ công tác đối với Đại tá Phùng Anh Lê, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Thượng tá Phạm Quý Hải, Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ, Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ để làm rõ sai phạm của những cá nhân này.
Bị can Trương Thị Kim Soan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Vì sao nữ đại gia Việt từng có tên trong hồ sơ Panama Trương Thị Kim Soan bị bắt?
Cơ quan điều tra xác định sai phạm của ông Phùng Anh Lê, ông Phạm Quý Hải và ông Nguyễn Đức Châu liên quan đến việc không xử lý tội phạm.
Cụ thể, vào năm 2016, đối tượng Nguyễn Hữu Tài, trú ở quận Ba Đình, TP Hà Nội là đối tượng hoạt động tín dụng đen có cho anh N.C.Thành vay 10 triệu đồng, lãi suất  146%/năm.
Sau khi trả lãi và một phần gốc, anh Thành vẫn nợ Tài 4 triệu đồng. Nguyễn Hữu Tài đã nhiều lần đòi nhưng anh Thành chưa trả được.
Chính vì vậy, chiều 21/9/2016, nhóm của Tài phát hiện anh Thành ở khu vực Yên Phụ nên vây lại để ép anh T trả nợ.
Khi nạn nhân vùng chạy liền bị nhóm của Tài đuổi đánh, rồi khống chế lên xe máy đưa đến địa điểm khác. Quá trình di chuyển, nhóm của Tài “tịch thu” điện thoại của anh Thành để tránh gọi người giải cứu.
Đi được một đoạn thì xe máy hết xăng, lợi dụng việc này, anh Thành đã bỏ chạy vào trụ sở Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kêu cứu. Thấy vậy, nhóm của Tài không dám xông vào mà ném trả điện thoại rồi bỏ về.
Đến sáng ngày 22/9/2016, Tài bị Công an quận Tây Hồ triệu tập. Tại Cơ quan Công an, Tài đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội bắt giữ anh Thành.
Công an quận Tây Hồ đã tạm giữ Tài điều tra hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Sau đó, trong quá trình đánh giá chứng cứ giữ Tài yếu, không có căn cứ để xử lý đối với Nguyễn Hữu Tài, Đại tá Phùng Anh Lê cho rằng, chưa đủ căn cứ để tạm giữ hình sự nên Tài được tha về.
Những cuốn sách - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
Cục phó quản lý thị trường Trần Hùng bị bắt và đường dây 'sách giả'
Những ngày sau Công an quận Tây Hồ đã mời Tài và anh Thành đến trụ sở hòa giải. Tài bồi thường cho anh Thành 15 triệu đồng và thay lại màn hình điện thoại cho nạn nhân.
Đến đầu 2021, Tài cũng các đối tượng liên quan trong vụ án đã đến Công an Hà Nội xin đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi đối với anh Thành.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hà Nội xác nhận Công an quận Tây Hồ đã không xử lý hành vi cướp tài sản của Nguyễn Hữu Tài và đồng phạm mà có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp nên đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Đến ngày 29/4 vừa qua, TAND Hà Nội mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tài, 24 tháng tù giam về tội cướp tài sản.
Bốn đồng phạm của Tài cũng nhận án từ 15 tháng tù treo – 20 tháng tù giam tùy hành vi phạm tội. Trong đó, Nguyễn Khắc Đức (sinh năm 1992), Trần Văn Lộc lĩnh 20 tháng tù, Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1994) 18 tháng tù còn Nguyễn Quang Chính (sinh năm 1998) 15 tháng tù treo.
Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội cũng nhận định trong vụ án này có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp. Cơ quan tố tụng nhận thấy trong quá trình xác minh điều tra vụ án một số cán bộ lãnh đạo công an quận Tây Hồ đã không xử lý hình sự đối tượng Nguyễn Hữu Tài và đồng phạm về tội Cướp tài sản.
Bên cạnh đó, tại tòa hôm 29/4, vợ bị cáo Nguyễn Hữu Tài khai đã đưa 100 triệu đồng cho một cán bộ Công an quận Tây Hồ để nhờ chạy án cho chồng năm 2016 nên mới có việc hòa giải, không bị xử lý hình sự.
Ngoài vụ án này, trong quá trình điều tra vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở thành phố Bắc Ninh, trong quá trình lấy lời khai, đối tượng Lê Thanh Hưng đã khai nhận việc giết bác ruột của mình để cướp tài sản vì cần tiền để “chạy án” được chấp hành án tại Công an quận Tây Hồ.
Con dao - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Nghi phạm chém 2 vợ chồng hàng xóm ở Bắc Giang bị bắt
Theo đó, hồi tháng 11/2019, Lê Thanh Hưng bị TAND quận Tây Hồ xử phạt 30 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản. Theo lời khai của Hưng thì để được mức án như trên, Hưng đã đưa khoảng 600 triệu đồng cho một số cán bộ Công an quận Tây Hồ và Thẩm phán thụ lý, giải quyết vụ án.
Hưng khai, vì muốn được thi hành án tại nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ nên Hưng đã lập mưu giết bác ruột của mình là Nguyễn Thị N để cướp tài sản.
Toàn bộ hồ sơ liên quan đến lời khai của Hưng đã được Công an tỉnh Bắc Ninh chuyển cho Công an TP Hà Nội điều tra, làm rõ hành vi nhận tiền giúp chạy án, can thiệp và xâm phạm hoạt động tư pháp. Các hồ sơ liên quan sau đó được chuyển đến cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Đại tá Phùng Anh Lê: “Tôi không bao giờ chỉ đạo miệng”

Khẳng định nhiều lần với báo chí, như Sputnik đã thông tin về vụ án này, Đại tá Phùng Anh Lê khẳng định “không chỉ đạo miệng” việc không xử lý Nguyễn Hữu Tài.
“Tôi khẳng định một điều là không bao giờ chỉ đạo miệng”, ông Phùng Anh Lê từng tuyên bố, khẳng định mọi thứ đều “chặt chẽ, theo quy trình, quy định của pháp luật.
Ông Phùng Anh Lê cũng nhấn mạnh có niềm tin sắt đá vào các cơ quan thực thi pháp luật, tin rằng có một ngày, mọi việc liên quan đến ông sẽ được làm sáng tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала