Uẩn khúc đằng sau bộ phim Việt 'từ bỏ quốc tịch' do bị cấm vì cảnh 'nóng'

© Fotolia / MicrogenTV camera
TV camera - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau khi bị cấm chiếu ở Việt Nam do có 'cảnh nóng trực diện', bộ phim Vị (Taste) nhận được giải đặc biệt ở Liên hoan phim Berlin. Tại buổi lấy ý kiến góp ý về luật Điện ảnh sửa đổi chiều 26/9, nhà sản xuất Đồng Thị Phương Thảo nghẹn ngào: “Đến bây giờ đó vẫn là chuyện đau lòng với cá nhân nhà làm phim, cũng như tập thể sáng tạo”.

Vi phạm Luật điện ảnh vì có 'cảnh nóng' trực diện 30 phút

tác phẩm từng nhận giải đặc biệt của ban giám khảo hạng mục Encounters tại Liên hoan phim Berlin thế nhưng bộ phim 'Vị' đã không được cấp phép chiếu ở Việt Nam do có "cảnh khỏa thân trực diện dài 30 phút".
Không giấu nổi xúc động của chị tại buổi lấy ý kiến góp ý luật Điện ảnh sửa đổi mang tên Ai góp ý giơ tay lên chiều 26/9. Nhà sản xuất Đồng Thị Phương Thảo nghẹn ngào:
“Thực ra tôi vẫn chưa nguôi. Đến bây giờ đó vẫn là chuyện đau lòng với các nhân nhà làm phim, cũng như tập thể sáng tạo”.
Phim Vị là bộ phim nói về một người đàn ông Nigeria vượt qua khoảng cách về địa lý tới Thành phố Hồ Chí Minh để mưu sinh, lập nghiệp bằng nghề cầu thủ. Sau này, anh rời đội bóng, chuyển đến một khu xóm nghèo ở ngoại ô thành phố, sống cùng bốn phụ nữ người Việt Nam (Khương Thị Minh Nga, Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Cẩm Xuân và Vũ Thị Thẩm Thìn đóng).
Tại đây, anh hành nghề cắt tóc, gội đầu cho nhóm phụ nữ và được chứng kiến từng mảnh đời khác nhau của họ. Phim truyền tải thông điệp về niềm khao khát sống của con người trước sự mỏng manh của số phận và nỗi sợ hãi bị cô lập.
Trước đó vào tháng 7/2021, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã ký quyết định cấm phổ biến phim ‘Vị’ (Taste) vì ‘không phù hợp với văn hóa Việt Nam’ bởi trường đoạn nude trực diện quá dài. Theo mô tả của ông Thành, trong phim có trường đoạn 4 nhân vật nữ là 4 người phụ nữ lao động lớn tuổi (chừng 50-60 tuổi) và một cầu thủ bóng đá người Nigeria cùng ở trong một căn nhà, cùng sinh hoạt, ăn uống và cả 5 người đều nude, có những đoạn nude trực diện.
Ông Thành nhận xét về tinh thần chung của bộ phim không có gì vi phạm luật định hay đáng phê phán, thậm chí có những tìm tòi về nghệ thuật, nhưng trường đoạn nude kéo quá dài và có những cảnh quay trực diện khiến bộ phim "không thể nào cứu vãn được" vì vi phạm Luật điện ảnh.

Đau lòng khi phải từ bỏ đứa con tinh thần cho 'người khác'

Điều đặc biệt, trước khi bị cấm phát hành tại Việt Nam, phim Vị đoạt giải Đặc biệt của ban giám khảo ở hạng mục Encounters tại Liên hoan phim Berlin (Đức) vào tháng 3/2021. Việc đưa phim dự liên hoan phim mà chưa được cấp phép khiến công ty sản xuất bị phạt 35 triệu đồng.
Bộ phim Nhất sinh nhất thế (Một đời một kiếp)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
“Tẩy não à?” Khán giả Việt tức giận vì phim Trung Quốc lại cài cắm đường lưỡi bò
Lần đầu tiên lên tiếng về Vị, nhà sản xuất Phương Thảo cho biết, bộ phim không có một hình ảnh nào thô tục như một số bài báo mô tả. Trong suốt 7 năm, đoàn phim đã nhiều lần mang dự án đó ra quốc tế, được ghi nhận tiềm năng từ các quỹ điện ảnh Pháp, Đức, Thái Lan…
“Sau 7 năm thực sự khó khăn chúng tôi đã hoàn thành phim. Sẽ không một ai bỏ 7 năm cuộc đời mình ra để làm phim dung tục. Không một quỹ hay liên hoan phim nào cho tiền để thực hiện bộ phim mà họ biết không có giá trị nghệ thuật”, cô nói.
Do lệnh cấm tại Việt Nam, cả đạo diễn Lê Bảo và Đồng Thị Phương Thảo đã phải ký một văn bản chấp nhận từ bỏ quyền tác giả của phim. Đồng thời, chuyển quyền sở hữu của 'Vị' thuộc về Lai Weijie - nhà sản xuất còn lại của bộ phim và là người Singapore. Do đó, hiện tại có thể coi Singapore là "quốc tịch" chính của phim. Để phim được đi tiếp với khán giả, Phương Thảo cho biết:
“Lê Bảo chấp nhận từ bỏ quyền tác giả. Tôi là nhà sản xuất từ bỏ quyền sở hữu phim”.
Nhà sản xuất Phương Thảo nói thêm:
"Từ trước đến nay, Vị đã luôn là một phim đa quốc tịch. Hiện tại, tôi không muốn dùng cụm từ "đổi quốc tịch", ngay trong bài nói trước giới làm phim tôi cũng không nhắc đến cụm từ này, vì nó đau lòng lắm và nó không phải điều chúng tôi muốn.

Luật điện ảnh Việt Nam có đang 'cản đường' sáng tạo nghệ thuật?

Nói về việc từ bỏ quyền sở hữu, nhà sản xuất Phương Thảo và đạo diễn Lê bảo cũng cho rằng họ không chạy trốn, mà là đang rất muốn xin một cơ hội và mong có một cơ hội sống cho phim. Họ chỉ đang làm bất kỳ cách nào có thể để 'cứu phim'.
"Đó là cách duy nhất chúng tôi có thể nghĩ đến. Tôi cũng không biết điều đó ở Việt Nam có được chấp nhận không”, Thảo chia sẻ.
Về việc từ bỏ quyền tác giả và quyền sở hữu này, luật sư Trần Thị Tám (Công ty luật IPCom) cho biết điều này hoàn toàn được chấp nhận trong cả luật Dân sự lẫn luật Sở hữu trí tuệ. Từ bỏ quyền cũng đồng thời từ bỏ nghĩa vụ luôn.
Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2021
'Sau khi chiếu Người phán xử thì tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều'
“Từ bỏ như vậy thì đó không còn là phim Việt Nam nữa mà thuộc sở hữu của nước khác, và Việt Nam không có quyền đối với bộ phim”, bà Tám nói.
Đồng Thị Phương Thảo cho biết, khi mình từ bỏ quyền sở hữu, Lê Bảo từ bỏ quyền tác giả, thì công ty của Singapore hiện tại là công ty giữ nhiều quyền nhất với bộ phim. Mặc dù vậy, Phương Thảo cho biết, cô cùng đoàn phim vẫn mong muốn bộ phim có cơ hội được Hội đồng duyệt phim xem xét lại, để phim vẫn có thể đến với các liên hoan phim với danh nghĩa là một phim Việt Nam.
Trước đó như Sputnik đã đưa tin, nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng về việc 'đổ lỗi phim cổ xúy phạm pháp là phiến diện' sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới lấy dẫn chứng về nội dung phim "Người phán xử" được chiếu trên VTV1 làm tăng nguy cơ phạm tội.
Đồng thời, một số nhà làm phim cho rằng các nhà quản lý, cơ quan chức năng nên có cái nhìn công bằng hơn với phim Việt. Bởi,hiện nay nhiều ứng dụng truyền hình trực tuyến như Netflix, HBO... phát sóng nhiều phim nước ngoài có yếu tố bạo lực, tội phạm mạnh gấp nhiều lần phim Việt, vẫn thu hút đông đảo người xem vì tính giải trí cao.
TV camera - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
Nghệ sĩ lên tiếng: "Đổ lỗi phim cổ xúy phạm pháp là phiến diện"
"Không ai đi xem một bộ phim để được dạy làm này, làm kia. Chức năng đầu tiên của phim ảnh là giải trí, các fan của thể loại phim tội phạm tìm đến dòng phim này vì muốn tìm hiểu về thế giới đó", đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ quan điểm.
Đạo diễn này cũng cho biết trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, khán giả hiện nay xem phim để giải trí, thưởng thức chứ không phải để bắt chước ai cả và nên có nhìn thoáng hơn. Ông nhấn mạnh, nếu đề xuất này được thông qua, e sẽ nhiều nhà làm phim bỏ nghề vì cảm thấy không được nhà quản lý bảo vệ, ủng hộ đúng mực.
Tuy nhiên xét về vấn đề mà phim Vị gặp phải, sau khi bị cấm chiếu ở Việt Nam, nhà sản xuất và đạo diễn vẫn quyết định đưa đi tham dự Liên hoan phim Berlin. Liệu trong trường hợp này Luật điện ảnh của nước nhà có bị coi là đang kìm hãm 'con đường nghệ thuật' của phim ảnh Việt như cộng đồng mạng đang bàn tán hay không?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала