Vĩnh biệt vị “Tướng không sao” của Việt Nam - Hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch nước Việt Nam DCCH Hồ Chí Minh theo dõi diễn biến chiến sự trên mặt trận Đông Khê trong thời gian kháng chiến chống Pháp
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH Hồ Chí Minh theo dõi diễn biến chiến sự trên mặt trận Đông Khê trong thời gian kháng chiến chống Pháp  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Đăng ký
Xin vĩnh biệt “Hùm xám đường số 4”, Trung tá Đặng Văn Việt, vị “Tướng không sao”, một huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam, người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp không tiếc lời ca ngợi.
Việt Nam đã mất đi một anh hùng – Trung tá Đặng Văn Việt – người cắm cờ Việt Minh trên kỳ đài Ngọ Môn, Huế, người ghi tên mình vào lịch sử với chiến thắng Bông Lau – Lũng Phầy, chiến thắng đường số 4, khiến chính người Pháp phải chịu thua “tâm phục, khẩu phục”.

Trung tá Đặng Văn Việt - “Hùm xám đường số 4” từ trần

“Hùm xám đường số 4” Đặng Văn Việt, vị “Tướng không sao”, một trong những chỉ huy quân đội huyền thoại của Việt Nam, người cắm cờ Việt Minh trên kỳ đài Huế đã không còn nữa.
Theo thông tin từ một người con của Trung tá Đặng Văn Việt, cụ nhà vừa từ giã cõi trần vào 0 giờ 55 phút sáng ngày 25/9/2021 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, hưởng thọ 102 tuổi.
Đại tướng Phùng Quang Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2021
Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ trần
Trung tá Đặng Văn Việt – được ví như một huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam, được chính giới chỉ huy quân sự của Pháp mệnh danh là “Hùm xám đường số 4” nhờ thành tích chỉ huy các đơn vị tác chiến trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 (mật danh Chiến dịch Lê Hồng Phong 2).
Dù không được qua một trường lớp đào tạo quân sự dài hạn, bài bản nào, nhưng Trung tá Đặng Văn Việt đã chỉ huy và đánh thắng hàng trăm trận chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo thông tin từ ông Đặng Việt Hùng, con trai cụ Đặng Văn Việt, lễ viếng và truy điệu cụ sẽ diễn ra từ 7h30 phút đến 9h sáng 27/9/2021 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội làm Trưởng ban Lễ tang.

Hùm xám đường số 4 – Trung tá Đặng Văn Việt là ai?

Trung tá Đặng Văn Việt sinh năm 1920, quê quán tại làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống khoa bảng hiển hách của miền đất học.
Ông nội Trung tá Đặng Văn Việt là cụ Đặng Văn Thụy, đỗ Đình nguyên Hoàng giáp, làm tới chức Tế tửu Quốc tử giám (tức Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám - trường chuyên dạy cho các con cháu của vua, quan triều Nguyễn.
Lê Khả Phiêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2020
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần sau thời gian lâm bệnh
Cha ông là cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, giữ chức Tham tri Bộ Hình của nhà Nguyễn, sau đó là Tỉnh trưởng tỉnh Nghệ an trong chính phủ Trần Trọng Kim. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, năm 1947, cụ Đặng Văn Hướng giữ cương vị Bộ trưởng không bộ phụ trách công tác ở 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Trung tá Việt là người vô cùng ưu tú. Ông giỏi chơi thể thao, thời đó, ông đã đạt giải nhất nhảy cao 1,70m, chạy 100m hết 13 giây, 6 giải nhất, nhì môn tennis, 3 giải nhất đua xe đạp vòng chảo ở sân vận động Huế.
Được sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, học tú tài ở Huế, sau đó, ông Đặng Việt Việt lại ra Hà Nội học Đại học Y khoa Đông Dương.
Tháng 3 năm 1945, chàng thanh niên Đặng Văn Việt bí mật gia nhập Việt Minh.
Ông chính là người đã treo lá cờ Việt Minh lên kỳ đài trước cửa Ngọ Môn ngày 21/8/1945, đánh dấu việc Mặt trận Việt Minh lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền thành công tại Huế.
Theo đó, khi Nhật đảo chính Pháp, trường học đóng cửa, ông Đặng Văn Việt trở lại Huế học.
Ông Đặng Văn Việt từng học ở trường Thanh niên tiền tuyến Huế (tháng 7-9/1945) do luật sư Phan Anh và giáo sư Tạ Quang Bửu lập nên.
Trường hoạt động được hơn 1 tháng thì Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ. Khi đó, ông Trần Hữu Dực, một cán bộ khởi nghĩa đã giao cho chàng trai trẻ Đặng Văn Việt treo cờ đỏ sao vàng trước cửa Ngọ Môn, Huế vào sáng 21/8/1945.
Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu việc Mặt trận Việt Minh lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền thành công tại Huế.
Với tài năng của mình, Trung tá Đặng Văn Việt từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong kháng chiến chống Pháp.
Ông là Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn bộ binh chủ lực 174 Cao Bắc Lạng (thành lập tháng 8/1949), trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh giành thắng lợi như Bông Lau - Lũng Phầy 1949, chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Tây Bắc 1952...
Hồi tháng 10/1947, ông Việt được giao làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 khi mới 27 tuổi.
Trung tá Đặng Văn Việt.
Trung tá Đặng Văn Việt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Trung tá Đặng Văn Việt.
Sau đó, ông Đặng Văn Việt được cử làm Trung đoàn trưởng. Ông Chu Huy Mân (sau này là được phong Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam) được cử làm Chính ủy đầu tiên của Trung đoàn.
Trận Bông Lau - Lũng Phầy chính là trận mở màn của Trung đoàn 174 sau ngày thành lập do Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt chỉ huy. Cũng từ đây mà cái tên “Hùm xám đường số 4” hay “Vua đường số 4” ra đời.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2019
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từ trần
Đây là trận thắng lớn trên đường số 4. Hơn 100 lính Âu Phi bị bắt, Việt Nam phá hủy 96 xe vận tải và ba xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều chiến lợi phẩm của địch.
Cũng chính sau trận chiến này, đường số 4 trở thành “con đường máu, con đường tử thù” đối với kẻ địch.
Đáng chú ý, với bản lĩnh, kinh nghiệm trận mạc dày dặn, ông Việt được thực dân Pháp gọi bằng những cái tên uy hùng như “Hùm xám đường số 4” hay “Vua đường số 4”.
Cũng sau trận mở màn thắng lợi vang rền và quan trọng này, Trung đoàn 174 do trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt và Chính ủy Chu Huy Mân tiếp tục tham gia vào chiến dịch Biên giới Thu Đông lịch sử.
Tháng 5/1950, Trung đoàn 174 đánh trận Đông Khê, tiêu diệt được đồn trưởng Casanova ngay từ những thời khắc đầu tiên. Chiến dịch diễn ra ngày càng khốc liệt và máu lửa.
Trong thời khắc lịch sử này, Trung đoàn 174 vinh dự được đón Bác Hồ lên tận đài quan sát tiền tiêu để động viên bộ đội.
Như đã biết, cũng trong chiến dịch Biên giới Thu Đông xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, trong đó có Anh hùng La Văn Cầu, một trong những Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Vị “Tướng không sao”, anh hùng của nhân dân Việt Nam

Đến năm 1954, ông Đặng Văn Việt về giảng dạy tại Trường Lục quân Việt Nam (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 - Đại học Trần Quốc Tuấn).
Đến 1958, ông được phong quân hàm Trung tá. Năm 1960, sau khi xuất ngũ, ông Việt được điều sang làm Cục phó Cục Vật liệu xây dựng, rồi Cục phó Cục Xây dựng cơ bản thuộc ngành Thủy sản cho đến khi nghỉ hưu.
Từ năm 1985, ông bắt đầu nghiệp cầm bút. Cuốn hồi ký “Đường số 4 rực lửa” (2017) của ông được trao giải thưởng cao nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1999.
Phạm Văn Đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2018
Phu nhân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ trần
Cuốn hồi ký “Đường số 4 rực lửa” là câu chuyện thật, bức tranh chân thực về cuộc đời thăng trầm của Trung tá Đặng Văn Việt với tư cách là một nhân chứng lịch sử đặc biệt, một con người siêu việt, một người anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Giới phê bình đánh giá, cuốn hồi ký vừa có giá trị lịch sử với những tư liệu và bức ảnh quý, vừa có giá trị văn học, với những câu chuyện chân thật, không chỉ về chiến tranh kháng chiến chống Pháp, quá trình đổi mới, xây dựng đất nước, mà còn về tình yêu và cuộc sống, những tình cảm tốt đẹp giữa đồng đội, chiến hữu, giữa người và người.
Đặc biệt, chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đích thân viết lời tựa và Đại tướng Hoàng Văn Thái viết lời giới thiệu cho cuốn hồi ký đặc biệt này. Nhiều tác phẩm khác của ông cũng được dịch qua tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, hoặc xuất bản trực tiếp bằng tiếng Pháp để gửi đến bạn bè quốc tế. Trung tá Đặng Văn Việt đã xuất bản gần 20 đầu sách, hầu hết là về quân sự.
Khi nói về Trung tá Đặng Văn Việt, hàng loạt vị tướng, tá huyền thoại của Việt Nam đều không ngớt lời ca ngợi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá cao Trung tá Đặng Văn Việt cả về tài năng chỉ huy quân sự lẫn đức độ của một con người.
“Ở Việt, về tài và đức là điều không cần bàn đến: sáng tạo về quân sự, vững vàng về chính trị, khả năng thể hiện trong văn học thật dồi dào”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu (tên thật là Sầm Phúc Hướng) cho rằng, lẽ ra, Trung tá Đặng Văn Việt phải được phong nhiều lần “anh hùng” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
“Nếu tôi được phong anh hùng một lần thì tôi nghĩ Thủ trưởng Việt phải được phong nhiều lần”, Đại tá La Văn Cầu nhấn mạnh.
Đại tướng Chu Huy Mân, người đồng đội kề vai sát cánh với Trung tá Việt đánh giá, “Hùm xám đường số 4” là vị chỉ huy quân sự xuất sắc.
“Tôi kính trọng và hiểu Đặng Văn Việt. Đây là một nhà chỉ huy đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, trong quan hệ với đồng đội. Tôi xác nhận điều này, vì khi Việt giữ chức Trung đoàn trưởng tôi là Chính trị viên Trung đoàn 174”, ông Chu Huy Mân nhấn mạnh.
Đại tướng Lê Trọng Tấn dùng hai từ “bão táp” để miêu tả cuộc đời của đồng chí Đặng Văn Việt.
Theo Tướng Lê Trọng Tấn, Trung tá Đặng Văn Việt luôn nhanh chóng tìm ra những cách đánh sáng tạo, thích hợp với thực tiễn chiến trường của trận đánh và của chiến dịch.
“Quyết định đánh Đông Khê trước khi nổ ra Chiến dịch Biên giới là một quyết định đầy trí tuệ và đầy tinh thần trách nhiệm. Đặng Văn Việt là một quân nhân cách mạng, suốt cuộc đời có quá nhiều bão táp, nhưng lúc nào cũng tươi cười và sáng tạo trong khi còn nhiều thiếu thốn”, Đại tướng Lê Trọng Tấn nêu rõ.
Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng chia sẻ về Trung tá Đặng Văn Việt rằng, khi ông còn ở Cục Chính trị (hồi đầu thời kỳ chống Pháp), tướng Dũng đã được biết tài và đức của đồng chí Đặng Văn Việt.
“Anh Việt nhẫn nại lắm, vững vàng lắm. Anh Việt giỏi lý luận, giỏi chỉ huy. Thật đáng kính”, Đại tướng Văn Tiến Dũng nói.
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo nhận xét rằng, Trung tá Đặng Văn Việt là nhà chỉ huy có tầm quốc gia. Mặc dầu anh chỉ là Trung tá.
“Anh Việt có tầm quốc gia bởi vì anh rất giỏi phân tích thực tiễn chiến trường và biết đưa ra những quyết định sáng suốt làm giảm xương máu và giảm sự hy sinh của chiến sĩ. Anh Việt còn là nhà lý luận cừ khôi của Quân đội cách mạng”, Kiến Thức dẫn lời Thượng tướng Hoàng Minh Thảo bình luận.
Thiếu tướng Cao Pha khi nói về Trung tá Đặng Văn Việt đã thốt lên rằng, Đường số 4 như một tấm Huân chương gắn lên ngực Đặng Văn Việt để xác nhận: Việt đánh giặc giỏi, ít tốn xương máu của chiến sĩ…
“Tinh thần cao thượng, tấm gương sáng của Việt làm cho tôi và nhiều đồng đội xúc động tận đáy lòng”, Thiếu tướng Cao Pha nhấn mạnh.
Không chỉ các tướng lĩnh, chỉ huy quân sự cấp cao Việt Nam bày tỏ ngưỡng mộ nể phục đối với Trung tá Đặng Văn Việt, những kẻ thù ở bên kia chiến tuyến, chính người Pháp cũng phải ngả mũ trước vị chỉ huy tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Trần Đại Quang - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2018
Chủ tịch Việt Nam từ trần: Niềm thương tiếc ở nước Nga
Tướng Marcel Bigeard, một trong những chỉ huy trong Trận Điện Biên Phủ và có ảnh hưởng thống trị đối với tư duy chiến tranh 'độc đáo' của Pháp từ thời điểm đó trở đi, nguyên Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, khi xưa là Trung uý phó chỉ huy phân khu Na Sầm và sau là Thiếu tá, tù binh ta ở Điện Biên Phủ, năm 1998, trong buổi hội ngộ với những cựu thù bên kia chiến tuyến, cũng khẳng định kính nể tài năng của Trung tá Đặng Văn Việt.
“Chúng tôi là những cựu binh Pháp đã chiến đấu tại đường số 4 hay tại một số mặt trận ở Đông Dương đều xin kính chào Ngài (Trung tá Đặng Văn Việt – PV) - người chiến thắng tại đường số 4, một người chỉ huy chiến trận không ai chê trách được, người mà chúng tôi phải kính nể”, Tướng Marcel Bigeard tuyên bố.
Đại tá Charles de Pirey nêu trong thư gửi Trung tá Việt rằng, không ai có thể ngờ “Vua đường số 4”, “Hùm xám đường số 4” lại là một chàng trai chưa đầy 30 tuổi.
“Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi khám phá ra kẻ đối địch nguy hiểm nhất, kẻ đã làm chúng tôi thất điên bát đảo trên Đường số 4 này lại là một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, người chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Minh trên một vùng chiến lược quan trọng. Đó là Trung đoàn trưởng của Trung đoàn nổi tiếng 174 - Trung tá Đặng Văn Việt”, Đại tá Charles de Pirey bày tỏ.

“Việt Nam đã mất đi một người anh hùng”

Trung tá Việt vô cùng xứng đáng với các huân chương cao quý đã được trao tặng: Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương chiến công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Hai…
Như lời Louis Raymond, nhà báo người Pháp gốc Việt, hiện sinh sống và làm việc tại Nantes, người đang dự định hoàn thành bộ phim tài liệu về "Hùm xám đường số 4", Đặng Văn Việt là “vị tướng không sao” nhưng trong trái tim của những người biết ông, ông có tất cả vinh dự trên thế giới.

Hier est mort Dang Van Viêt, à Hanoï. Ancien combattant vietnamien légendaire, il est l'officier viêt-minh qui a gagné la bataille de la RC4 en 1950, le tournant de la guerre d'Indochine. Je l'ai bien connu, et publierai bientôt une nécro. Voici une photo, chez lui, en 2014. pic.twitter.com/LmZLKEXiPw
“Việt Nam đã mất đi một người anh hùng”, nhà báo Louis Raymond vô cùng xúc động bày tỏ.
Thực tế, đối với các đồng đội, các bạn chiến đấu của Trung tá Việt thì ông chính là “vị tướng không sao”, là người anh hùng của nhân dân Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала