Ngày 24/3/2021, Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ này bàn nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước như kiện toàn các chức danh nhân sự chủ chốt còn lại của Việt Nam (Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Chính phủ và Hội đồng Bầu cử Quốc gia).

Trong 12 ngày họp, Quốc hội xem xét các nội dung về tổng kết công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, một số dự án luật quan trọng.

Điểm nhấn của Kỳ họp thứ 11 chính là việc Quốc hội Việt Nam dành khoảng 7 ngày cho công tác kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.

Công tác nhân sự chủ chốt được đặc biệt coi trọng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử Khối Chủ tịch nước. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử khối Chính phủ. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (đương nhiệm), được giới thiệu ứng cử ĐBQH khối Quốc hội. Ngoài ra, xuất hiện nhiều gương mặt mới trong bộ máy chính quyền của Việt Nam.

Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc thông tin trước đó, ngày 31/3. Tân Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam sẽ tuyên thệ nhậm chức. Từ ngày 1/4/2021, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và tiếp tục nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Ngày 2/4, tân Chủ tịch nước của Việt Nam ra mắt, tuyên thệ nhậm chức. Từ ngày 5/4, Quốc hội bỏ phiếu bầu Tân Thủ tướng. Đồng thời, trong hai ngày 7 và 8/4, dự kiến Việt Nam sẽ thông qua quy trình phê chuẩn miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng, thành viên khác của Chính phủ và phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự mới thay thế theo phương án của tân Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội. Ngày 8/4, bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Bài báo
Trong giai đoạn
Thêm 20 bài viết
  • Trong tuần
  • Trong tháng
  • Trong năm
  • Toàn bộ thời gian
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала