Tình hình Biển Đông thời gian qua liên tục căng thẳng, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei chưa giải quyết xong thì khu vực này lại chứng kiến màn so găng sức mạnh quân sự, tàu chiến hải quân cũng như khẩu chiến qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Lập Tây Sa, Nam Sa, Tam Sa, vụ Bãi Tư Chính, tàu Hải Dương Địa chất HD4, HD8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế EEZ hay đâm chìm tàu cá của Việt Nam là minh chứng.
Những dự đoán về việc Trung Quốc có thể lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông có thể là sai lầm và hiểu sai ý định của Trung Quốc, theo một báo cáo phân tích của Trung tâm SCS (Strategic Situation Probing Initiative) được công bố trên trang thông tin của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS).
Việc Quốc hội Trung Quốc đã công bố dự thảo luật về trách nhiệm của hải cảnh đã chứng tỏ rằng, nhóm "Sư tử" trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn đang mạnh, đang đi ngược lại xu thế hòa bình, ổn định, đối thoại và hợp tác.
Mỹ sẽ không thay đổi quan điểm về Biển Đông dù Trump hay Biden đắc cử Tổng thống? Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông vẫn sẽ được duy trì dù ai làm Tổng thống. Đó là quan điểm của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh.
Phát biểu tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 12, Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) – Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle tiết lộ EU có thể chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn cho rằng, Biển Đông chính là phép thử đối với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh địa chính trị và quân sự hóa Biển Đông làm thay đổi nguyên trạng trên biển, làm phức tạp hóa tình hình Biển Đông và cản trở đối thoại, hợp tác.
Trung Quốc và Philippines đang đàm phán về việc khai thác dầu khí chung ở Biển Đông. Nhu cầu khẩn cấp về năng lượng của Philippines có thể là động lực mạnh mẽ để hai bên đạt được thỏa thuận.
MATXCƠVA (Sputnik) – Chính quyền Indonesia đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ, không cho phép máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hoa Kỳ hạ cánh và tiếp nhiên liệu trên lãnh thổ nước này, theo Reuters đưa tin, dẫn nguồn từ bốn vị quan chức cấp cao của Indonesia.
BẮC KINH (Sputnik) - Trung Quốc và Philippines đã đạt được đồng thuận về việc cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông và đã thiết lập một cơ chế tham vấn và hợp tác thích hợp, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết tại cuộc họp báo ngắn hôm thứ Sáu.
Đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) ở Biển Đông, ngừng các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước có chung tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.
Việc mới đây Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong kêu gọi các cường quốc ngoài khu vực không can thiệp vào vấn đề Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc - sẵn sàng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình trên cơ sở tôn trọng «các sự kiện lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế» - đã khơi lên cơn bão phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Việt Nam.
Phó Thủ tướng Campuchia ca ngợi tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đồng thời kêu gọi các quốc gia ngoài khu vực tránh can thiệp, khiêu khích, làm phức tạp tranh chấp Biển Đông.
Mình Việt Nam không phải “đối thủ” của Trung Quốc, nhưng Hà Nội sẽ có cách khiến Bắc Kinh phải lo lắng, dè chừng. Theo ý kiến chuyên gia, đối với tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một mình Việt Nam không phải là đối thủ đủ mạnh về cả kinh tế, ngoại giao và quân sự để chống lại Trung Quốc.
Lần đầu tiên trong lịch sử, ba thành viên lớn nhất ở Liên minh châu Âu (EU) là Anh, Pháp, Đức (E3) các bên cùng tham gia UNCLOS đồng lòng gửi công hàm phản đối yêu sách chủ quyền và bác bỏ “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Bắc Kinh phải lo lắng.
Biển Đông lại xuất hiện trên bản tin quốc tế. Lần này, Indonesia đang là tâm điểm chú ý. Các tàu của Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia Bakamla đã truy đuổi và trục xuất tàu tuần duyên Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của đất nước, Jakarta bày tỏ phản đối bằng công hàm ngoại giao với Bắc Kinh về vấn đề này.
Biển Đông làm lộ “bộ mặt thật của Trung Quốc” – nói một đằng, làm một nẻo. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ David Stilwell khẳng định, Mỹ không bắt nước nào (kể cả Việt Nam) phải chọn phe, đồng thời, đại diện chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc bắt nạt, cưỡng ép đối với các nước Đông Nam Á.
Tình hình Biển Đông vốn đã nóng, ngày càng phức tạp lên khi Indonesia vừa có hành động cứng rắn. Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia Bakamla quyết định đuổi bám và đánh đuổi tàu Hải Cảnh Trung Quốc gần quần đảo Natuna, đồng thời trao công hàm phản đối Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền EEZ của Jakarta.
Phát biểu tại đối thoại ASEAN – Mỹ, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam và ASEAN hoan nghênh những đóng góp chủ động và mang tính xây dựng của Hoa Kỳ đối với nỗ lực chung của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông.
Tình hình Biển Đông lại “dậy sóng”: Trung Quốc đã bắn hai tên lửa DF-26B và DF-21D ra Biển Đông để dọa Mỹ nhưng rõ ràng, 2 tên lửa diệt tàu sân bay của PLA lại hướng về phía quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (đã bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974).
Ngày 27/8, trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN về việc Philippines mới đây đặt tên cho 4 bãi cát và 2 đá san hô quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ra loạt thông báo cho biết sẽ tiến hành tập trận quân sự quy mô lớn, bắn đạn thật trên các vùng biển lớn của Bắc Kinh, trong đó có quần đảo Hoàng Sa thời gian tới, trong đó có thử nghiệm tên lửa mới và kiểm tra khả năng chiến đấu của binh lính.