Việt Nam đã đưa ra quần đảo Trường Sa các giàn phóng tên lửa. Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động này. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam rút tên lửa ra khỏi các hòn đảo.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, nếu Đại sự Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long (Duan Jielong) trúng cử Thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) thì vừa qua, thông tin Việt Nam đề cử các trọng tài và hòa giải viên theo UNCLOS 1982 cũng gây chú ý rất lớn.
Chủ đề chính trong chương trình nghị sự thế giới vẫn là cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Các quốc gia đang nỗ lực rất lớn để đánh bại dịch bệnh và loại bỏ ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế.
Bộ Quốc phòng Việt Nam xác nhận, tình hình Biển Đông thời gian gần đây đang phức tạp, căng thẳng, mất ổn định khi Trung Quốc liên tục có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặt ra nhiều thách thức quốc phòng, an ninh, chủ quyền với Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam nói sẽ không nhân nhượng nhưng phải có đối sách phù hợp.
Cử tri Việt Nam lo lắng về tình hình Biển Đông và đề nghị nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, kiên quyết bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/5 cho biết Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá của Bắc Kinh ở Biển Đông vì biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc.
Việt Nam lên tiếng phản đối Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam sẽ khó khăn nếu đơn phương đấu tranh chống Trung Quốc ở Biển Đông. Theo nhiều nhà phân tích, chuyên gia hàng hải quốc tế, Hà Nội cần tận dụng sự đoàn kết quốc tế, luật pháp, phối hợp với nhiều nước gây sức ép ngoại giao, chính trị để kiềm chế Bắc Kinh.
Cùng với dịch bệnh Covid-19, tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp do những động thái tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại các khu vực có tranh chấp lãnh thổ.
Bộ Ngoại giao bình luận việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông. Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông. Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cũng lên tiếng về việc Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ nói Việt Nam xâm lược Biển Đông.
Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và cố tình tạo ra các tranh chấp căng thẳng Biển Đông. Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút nhân sự và thiết bị ra khỏi các đảo ở biển Nam Hải.
Âm mưu trước mắt của Trung Quốc khi lập ra các đơn vị hành chính “quận Tây Sa và Nam Sa” là để có cớ “dân sự hóa” những vị trí mà trước đó Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bằng vũ lực quân sự, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Liên quan đến những căng thẳng mới nhất ở Biển Đông, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ việc thành lập cái gọi là khu Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và Nam Sa (quần đảo Trường Sa) ở Biển Đông.
Tối 14 tháng 4, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin cho biết, các diễn biến ở Biển Đông đang được theo dõi sát sao bởi cơ quan chức năng của Việt Nam, đặc biệt là những thông tin liên quan tới hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương địa chất 8.
Trung Quốc lợi dụng Covid-19 gây căng thẳng ở Biển Đông: Liệu Việt Nam, Philippines và Malaysia có cùng nhau đoàn kết chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông?
Trong buổi họp báo thường kỳ bằng hình thức trực tuyến của Bộ Ngoại giao, chiều 9 tháng 4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bình luận việc Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc nêu rõ lập trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo, lợi ích chính đáng của Hà Nội trên Biển Đông.
Coronavirus có thể sẽ mở đường cho Bắc Kinh ở Biển Đông? Vụ Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam ở Hoàng Sa tuần trước đã cho thấy sự cần thiết phải lưu tâm đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, ngay cả trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng của dịch Covid-19.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có những trao đổi về Biển Đông cũng như các biện pháp hòa bình giải quyết xung đột, dựa trên UNCLOS 1982. Các vấn đề căng thẳng Biển Đông, quan hệ ASEAN Trung Quốc và Mỹ tiếp tục là chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận của Việt Nam và ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nói, những gì Trung Quốc đã làm (trên Biển Đông) là rất đáng báo động. Đây là sự đe dọa không chỉ đối với Việt Nam mà cả với các quốc gia khác có nguy cơ sẽ bị đe dọa trong tương lai.
Việt Nam đã lên tiếng về tình hình Biển Đông tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Đại dương và Luật Biển.
Việt Nam đang xác minh thông tin tàu Hải cảnh Trung Quốc tiến vào vùng biển thềm lục địa, xâm phạm chủ quyền cũng như việc Bắc Kinh bí mật đưa khinh khí cầu do thám ra Trường Sa.