Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Hoa Kỳ đúc nhẫn quyền năng

© Flickr / Beverly & PackQuốc kỳ Mỹ
Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mười hai Bộ trưởng Thương mại các nước Thái Bình Dương gồm Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Canada, Australia, New Zealand, Mexico, Chile, Peru và Brunei, sẽ nhóm họp tại Hawaii hôm thứ Ba.

Mục đích cuộc gặp là tiếp tục thống nhất phương án cho Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây vẫn là phiên bản trung gian chứ chưa hẳn tài liệu chính thức. Hiệp định này có thể thiết lập sự thống trị của Mỹ trên thế giới (hoặc một phần thế giới), thậm chí đem lại quyền năng toàn diện có qui mô lớn chưa từng thấy. Đó là lý do các cuộc đàm phán về TPP sẽ luôn thu hút sự chú ý.

    Nhiệm vụ của những người tham gia thảo luận tại Hawaii là thu hẹp phạm vi những mâu thuẫn, đặc biệt là các nguyên tắc hoạt động của TPP. Lý do của sự vội vàng: không ai biết liệu người chủ Nhà Trắng kế nhiệm có ủng hộ hay không ý tưởng TPP do ông Obama đưa ra và thái độ ít nhất quán của Quốc hội Mỹ (nhiều thành viên đảng Dân chủ không ưa TPP). Washington đang hối thúc hoàn thành các cuộc thương lượng trước năm 2016.

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản và TPP: Lợi ích chính trị và thiệt hại về kinh tế

      Mâu thuẫn hiện nay tập trung xung quanh bốn điểm mục chính. Cụ thể, nếu TPP trở thành hiện thực, giá bán các dược phẩm sẽ tăng đáng kể, pháp luật về bản quyền và sản phẩm trí tuệ thắt chặt hơn nữa, nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài có quyền bỏ qua hoặc khiếu nại quyết định của các chính phủ, thắt chặt kiểm soát Internet.

      Chỉ cần xem qua danh mục được nêu, chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của TPP. Được coi là hiệp định về đối tác thương mại nhưng nội dung TPP tập trung chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Theo Ngân hàng Thế giới, kinh doanh dịch vụ chiếm 80% và 75% trong các nền kinh tế của Mỹ và EU. Trong khi ấy, các nước BRICS được cố tình tránh đưa vào TPP nắm giữ 56% sản lượng hàng hóa toàn cầu chứ không phải dịch vụ.

      Chúng ta đang nói về cuộc đối đầu gay cấn của hai hệ thống kinh tế thế giới, giữa "sản xuất" và "phục vụ". Không ai giấu diếm điều này qua thái độ với BRICS và nhiều quốc gia đối tác của BRICS. Nếu chăm chú điểm lại danh sách các ứng cử viên của TPP, chúng ta thấy có những nước mà Mỹ đang rất muốn bứt khỏi hàng ngũ đối tác kinh tế của Trung Quốc.

     Đối đầu thương mại không chỉ diễn ra ở Thái Bình Dương. Trật tự tương tự TPP phải được áp dụng trong Đối tác xuyên Đại Tây Dương mà Hoa Kỳ và EU đang thảo luận, cũng như những gì đã được triển khai giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Điều đó có nghĩa là gì? Phải chăng người ta đang muốn chia tách không chỉ riêng châu Á mà cả thế giới thành hai khối như dưới thời Chiến tranh Lạnh. Giờ đây có thể nhận rõ nguyên nhân những sự kiện xảy ra trên thế giới, trong đó có thảm kịch Ukraine. Ukraine là một phần trong kế hoạch quay trở lại hai khối và gây xung đột giữa hai bên.

     Cần lưu ý rằng, lúc này chiến lược của Trung Quốc và các đối tác với nước này hoàn toàn tương phản: đó là duy trì nguyên trạng hệ thống kinh tế và chính trị thế giới, khéo léo bổ sung những khả năng mới, và nâng cao chất lượng (quyền bỏ phiếu, tỷ lệ cổ phần trong các ngân hàng…) phù hợp với sự gia tăng tỷ trọng kinh tế của mỗi nước. Có nghĩa là không có sự đối đầu. Nhưng như chúng ta thấy, Mỹ không hài lòng với hướng phát triển như vậy.

     Thử đề cập tới một lĩnh vực dịch vụ như y tế, hiện là vấn đề đàm phán khá căng thẳng. Đối tác trong TPP sẽ không được phép sản xuất và bán trên lãnh thổ của mình các thuốc gốc, ví dụ acid acetylsalicylic giá rẻ thay cho aspirin giá cao (bản chất hầu như là một). Báo chí nhiều nước đã đăng ý kiến phản đối của các bác sĩ và bệnh nhân, họ khẳng định nhiều bệnh nhân sẽ không được cứu chữa dưới sức ép của hệ thống TPP.

Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn củng cố bá quyền toàn thế giới thông qua TPP

      Chúng ta thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu hình thành TPP được khép kín trong các vòng khu vực "tự do" kinh tế tương đương ở châu Âu và Bắc Mỹ. Rõ ràng là sẽ không còn APEC (ở đó có một Trung Quốc quá mạnh), không còn Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới và nhiều hệ thống khác với các nguyên tắc hoạt động có hiệu lực. Tất cả có thể vẫn tồn tại, nhưng với giá trị bị giảm đến mức tối thiểu. Sẽ không có các chính quyền —quyền lực của họ bị thu hẹp như những gì chúng ta đang thấy ở Hy Lạp. Các chính quyền sẽ trở nên bất lực, không thể làm gì, khi họ chợt nhận ra cần thoát khỏi vòng tay của đồng euro.

     Chúng ta không xây dựng ảo tưởng về dân chủ và những khả năng được hứa hẹn, nhưng chí ít là tồn tại ý chí nhân dân, các cuộc trưng cầu ý kiến, Quốc hội, hoạt động bầu cử. Nếu những nguyên tắc của TPP được đưa vào hiện thực, liệu ý chí nguyện vọng của người dân có còn được tính tới! Khi ấy thậm chí người dân sẽ chẳng biết kêu ai.

      Tất nhiên trong TPP cũng phải có những lợi ích — "chiếc nhẫn quyền năng" khó thể ràng buộc từng ấy quốc gia chỉ bằng sức mạnh. Vì vậy, điều khá tò mò là tại cuộc thương lượng ở Hawaii những điều khoản khó chấp nhận nào sẽ được điều chỉnh hoặc loại bỏ hoàn toàn. Nhưng chúng ta sẽ quá đỗi lạc quan nếu hy vọng ý tưởng rối rắm này rồi sẽ bị hoàn toàn chôn vùi.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала