Ở nước Mỹ đã bớt đi một “điệp viên” Trung Quốc

© Flickr / Philippe PutNghe trộm
Nghe trộm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Hoa Kỳ vừa hủy cáo buộc chống lại nhà vật lý nổi tiếng người gốc Hoa là Chi Tiểu Tinh, bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc.

Đó là tin đưa trên tờ "The New York Times". Hóa ra vị Giáo sư tại Đại học Tổng hợp Temple là công dân Hoa Kỳ đã không chuyển giao cho  phía Trung Quốc những bản vẽ bí mật của thiết bị được dùng để tạo ra chất bán dẫn. Trên thực tế, nhà khoa học chỉ gửi về quê hương lịch sử những tài  liệu khác không hề thuộc diện bảo mật.

Tờ báo thừa nhận rằng lời buộc tội gán cho nhà khoa học thực tế  là định kiến theo dấu hiệu dân tộc. Báo đặt câu hỏi: Như vậy phải chăng đã vi phạm quyền của người Mỹ gốc Hoa?

Câu hỏi này, đến lượt nó, lại nảy sinh thắc mắc khác. Vậy có phải nói chung ở Mỹ luôn hiện hữu nguyên tắc suy đoán tội với người xuất thân từ Trung Quốc? Không phải lúc nào cũng vậy. Hồi tháng Năm, ở bang Ohio còn một một học giả người Mỹ gốc Hoa đã thoát án tù 25 năm và khoản tiền phạt 1 triệu dollars. Tòa thừa nhận rằng nhà thủy văn học Uông Hiểu Phong không thu thập và không chuyển cho Trung Quốc các thông tin liên quan đến hệ thống đập nước và cấp nước. Thế nhưng "chờ được vạ thì má đã sưng", thanh danh của bị cáo đã bị bôi nhọ một cách nghiêm trọng.

Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc chống tham nhũng để củng cố quyền lực của đảng Cộng sản

Tại Mỹ, dường như đang lan tràn bệnh "cuồng" gián điệp. Chẳng hạn, các vị  khách du lịch không gian từ Trung Quốc bị chụp mũ ngay là các điệp viên tiềm năng. Có qui định cấm bán vé cho họ lên tàu vũ trụ SpaceShipTwo của tập đoàn Virgin Galactic. Các động cơ và công nghệ khác của tàu vũ trụ SpaceShipTwo có thể sử dụng trong chương trình quân sự của Lầu Năm Góc. Mà như thế có nghĩa là theo luật pháp Hoa Kỳ, việc tiếp cận các cơ sở đó sẽ nghiêm cấm đối với công dân Trung Quốc, cũng như Iran và Bắc Triều Tiên. Theo nhà phân tích chính trị Vladimir Evseyev, tệ phân biệt đối xử này chắc là sẽ chưa được chấn chỉnh trong tương lai gần.

"Trung Quốc đang trở thành đối thủ chính trong các chương trình quân sự và không gian của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng tạo lập hệ thống chống vệ tinh riêng của mình. Và thông tin bổ sung về chương trình không gian của Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện giảm nhẹ nhiệm vụ của Trung Quốc về  chặn vệ tinh Mỹ  khi cần thiết. Vì thế, như có thể thấy, những đòi hỏi như vậy trong luật pháp Hoa Kỳ sẽ được siết chặt, mà không chỉ áp dụng riêng trong quan hệ với Trung Quốc".

Thất bại khi chụp cho những người Hoa  tại Hoa Kỳ cái mũ "gián điệp" đôi khi lại phản tác dụng, thúc đẩy họ thực sự hoạt động thu thập thông tin mật. Một trong những xì-căng-đan om sòm nhất gắn với quan hệ tình ái của một phụ nữ trẻ người Hoa và quân nhân hồi hưu Benjamin Bishop. Ông ta bị bắt ở Honolulu vì nghi ngờ làm rò rỉ kế hoạch quân sự Hoa Kỳ và thông tin về tiềm năng hạt nhân của nước Mỹ. Quả thực, người Mỹ không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy cô tình nhân người Hoa làm việc cho chính phủ Trung Quốc. Còn thêm hai câu chuyện gắn với  kỹ sư điện Steve Liu và người nữa là Minh Toàn Chương.  Liu bị kết án vì tội ăn cắp công nghệ máy bay do thám, còn Minh bị qui tội cố gắng mang về Trung Quốc mấy tấn sợi carbon sử dụng trong ngành công nghiệp máy bay ở Mỹ.

Những trường hợp này đã gây ra vòng xoáy mới của chiến dịch cáo buộc Trung Quốc trong việc săn lùng bí mật của quốc gia khác.  Thậm chí chuyện lên đến đỉnh điểm khi nhân vật bị tố cáo làm gián điệp cho Trung Quốc lại chính là cố vấn của Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ Theodore Morgan. Lời buộc tội thêu dệt chỉ trên thực tế là ông này dành những dịch vụ trả tiền hợp pháp  cho "người khổng lồ" viễn thông Trung Quốc Huawei, trước đây từng rơi vào "danh sách đen" của tình báo Mỹ.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала