Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã chuyển thành chiến trận với những kẻ cướp bóc như thế nào?

© Sputnik / Mikhail Turgiev / Chuyển đến kho ảnhNgười biểu tình chống bạo lực cảnh sát và cảnh sát quân đội Hoa Kỳ tại Washington
Người biểu tình chống bạo lực cảnh sát và cảnh sát quân đội Hoa Kỳ tại Washington - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các cuộc bạo loạn, cướp bóc và đốt phá bắt đầu sau cái chết - hậu quả của việc cảnh sát bắt giữ George Floyd , một cư dân da đen thành phố Minneapolis, không giảm đi. Một nửa các bang trong nước Mỹ áp đặt lệnh giới nghiêm, nhưng chính quyền địa phương thường gần như không hành động.

Lực lượng cảnh sát không còn đủ nữa, và Tổng thống Donald Trump dự định sử dụng quân đội chính quy để chấm dứt hành vi phá hoại. Tại sao động thái này lại nguy hiểm cho tổng thống Mỹ, Sputnik tìm hiểu vấn đề.

Vãn hồi lại luật pháp và trật tự công cộng

Người Mỹ đang chờ đợi thông điệp của Donald Trump gửi tới nhân dân. Nhưng tổng thống đã do dự và chỉ làm điều đó vào ngày 2 tháng 6, khi các cửa kính trưng bày đã bị đập vỡ  khắp nơi ở Washington.

Những người tham gia cuộc biểu tình gây ra bởi cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd trên đường phố ở Chicago - Sputnik Việt Nam
"Chứng trầm cảm mới". Cư dân thành phố Columbia mô tả tình hình ở Mỹ
"Chúng tôi bị sốc bởi cái chết của George Floyd,- nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu. Tuy nhiên, chúng tôi không thể để  đám đông giận dữ nhấn chìm cuộc biểu tình ôn hòa. Các nạn nhân chính là những công dân tuân thủ luật pháp và nghèo nhất. Tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ họ".
"Tôi là tổng thống của luật pháp và trật tự",- ông Trump nhấn mạnh. Cần phải nói rằng khẩu hiệu này nổi tiếng với Mỹ.

Năm 1968, nước này cũng chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống với sự hỗn loạn: các cuộc biểu tình rầm rộ chống chiến tranh Việt Nam, ủng hộ phụ nữ và dân tộc thiểu số. Sau khi nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi nổi tiếng Martin Luther King, Jr., và sau đó Thượng nghị sĩ Robert Kennedy - người được kỳ vọng cao, bị ám sát, Richard Nixon đã đứng ra tranh cử dưới khẩu hiệu "luật pháp và trật tự".

© AFP 2023 / Apu GomesTranh tường graffiti mô tả người Mỹ gốc Phi George Floyd ở Los Angeles bị cảnh sát giết hại
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã chuyển thành chiến trận với những kẻ cướp bóc như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tranh tường graffiti mô tả người Mỹ gốc Phi George Floyd ở Los Angeles bị cảnh sát giết hại
"Bạn phải chấp nhận sự thật toàn bộ vấn đề thực sự là ở người da đen", chánh Văn phòng Nhà Trắng Harry Holdeman giải thích sau đó. Kể từ đó, "luật pháp và trật tự" với những người Mỹ da đen có liên quan đến sự tùy tiện, độc đoán của cảnh sát.

Biểu tình ôn hòa

Tổng thống Trump gọi những cuộc bạo loạn hiện giờ là chủ nghĩa khủng bố trong nước. Trong lời kêu gọi dân chúng, tổng thống đề cập đến giới chủ doanh nghiệp nhỏ, những người buộc phải quan sát bàn tay của những kẻ bạo loạn đang "phá vỡ giấc mơ của họ".

Video cướp bóc trên đường phố tràn ngập Internet. Những kẻ bạo loạn đập phá quầy kính cửa hàng, cướp bóc hàng hóa, vẽ lên tường, cửa sổ và cửa ra vào. Chẳng hạn ở Santa Monica, hầu hết mọi thứ đã bị đánh cắp từ một cửa hàng đồ thể thao Vans. Và khi các phóng viên Fox 11 hỏi người đi đường họ lấy những chiếc hộp có giày thể thao bên trong từ đâu, họ thản nhiên tránh trả lời. Không có một cảnh sát nào ở gần đây.

Điều này đang xảy ra trên cả nước. Lời kêu gọi của chính quyền hãy ngừng phá hoại là vô ích. Tài sản được bảo vệ bởi những người biểu tình ôn hòa và chính những người chủ doanh nghiệp.

Cũng ở Santa Monica, một cô gái với tấm  biểu ngữ "Hãy chấm dứt bạo lực" đứng cạnh cửa ra vào cửa hàng. Đám đông cố đẩy cô ra, thậm chí đã ném một quả bom khói vào lối vào, nhưng cô gái không sợ. Ngay sau đó một người đàn ông da đen đã tham gia cùng cô với biểu ngữ  "Chúng tôi đang phản đối chứ không phải cướp bóc". Những thanh niên này tình nguyện đến trung tâm thành phố để ngăn chặn những kẻ bạo loạn, làm ảnh hưởng tới những người biểu tình ôn hòa.

Còn trường hợp ở San Diego khiến mọi người nhớ đến những câu chuyện cười về mafia Nga. Ở đó những người nhập cư từ các nước cộng hòa cũ của Liên Xô đứng ra bảo vệ nhà hàng Pushkin. Chủ sở hữu Hayk Gazaryan, thú nhận với phóng viên Sputnik rằng ông nhanh chóng nhận ra bản thân cần phải tự mình hành động.

© Ảnh : Facebook account of Pushkin Russian Restaurant & BarNhà hàng Pushkin ở San Diego, Hoa Kỳ
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã chuyển thành chiến trận với những kẻ cướp bóc như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Nhà hàng Pushkin ở San Diego, Hoa Kỳ
"Tôi có nhiều người bạn, giống như tôi, là những người ủng hộ quan điểm cộng hòa (không giống như người biểu tình). Khi vào Chủ nhật, tôi nhận ra có thể xảy ra rắc rối, tôi đã gọi điện cho mọi người - và sau nửa giờ sau họ đến ngay nhà hàng. Mười hai người cùng với súng lục và súng trường. Vũ khí hợp pháp, chúng tôi đã được huấn luyện sử dụng. Và trong nhà hàng, để tự vệ, tất nhiên chúng tôi có quyền sử dụng", - Gazaryan giải thích.

Họ đã cứu được không chỉ Pushkin, mà còn một số cơ sở lân cận, bao gồm cả cửa hàng rượu đặc biệt dễ bị tổn thương, thuộc sở hữu của một người cao tuổi xuất thân từ Iraq.

Ở phía bên kia đất nước, tại Brooklyn (New York), người dân thành phố tham gia tuần tra giữ trật tự trong khi cảnh sát bất động.

"Chúng tôi ở đây chỉ vì mục đích phòng thủ. Chúng tôi tôn trọng cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc và quyền biểu tình. Nhưng không ai có quyền phá hủy nơi chúng tôi sống cùng gia đình", - nhà tổ chức tuần tra Isaac Boltyansky và David Brodsky nói. Thật đáng xấu hổ đối với thị trưởng New York, vì ông ta không bảo vệ chúng tôi ".

Quyền được giận dữ

Nhiều người không hài lòng với sự  bất lực của chính quyền địa phương. Thị trưởng New York Bill de Blasio bị buộc tội nuông chiều những kẻ phá rối, con gái của ông gần đây đã bị bắt trong một cuộc đụng độ trên đường phố. Thống đốc bang Andrew Cuomo, cũng bị khiển trách, mặc dù mới gần đây, ông được coi là người hùng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh coronavirus.

Hôm thứ Hai, de Blasio nói việc  huy động quân đội là nguy hiểm, sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. "Khi lực lượng vũ trang xâm nhập vào khu dân cư, không có điều gì tốt đẹp xảy ra", - ông nói. Tuy nhiên, số lượng cảnh sát trên đường phố tăng gấp đôi - từ 4 lên đến 8 ngàn nhân viên. Thành phố đã công bố lệnh giới nghiêm.

Cảnh sát Los Angeles trên nền chiếc xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Trump nghĩ lại việc điều động quân đội đến các thành phố nổi loạn

Những người đứng đầu các khu vực khác, chủ yếu là phe dân chủ, không vội vàng đưa Vệ binh quốc gia vào cuộc.

Trong khi đó, tổng thống Trump đe dọa sẽ tự mình đưa quân đội ra đường phố. Tổng thống Mỹ, mặc dù là tổng tư lệnh tối cao, không thể quyết định sử dụng quân đội ở lãnh thổ các tiểu bang. Tuy nhiên, nếu sử dụng Luật khởi nghĩa năm 1807, Lực lượng Vệ binh quốc gia theo sắc lệnh của ông sẽ hành động mà không liên quan đến các thống đốc. Lần cuối cùng George W. Bush Cha đã làm như vậy vào năm 1992, trong các cuộc biểu tình ở Los Angeles, xảy ra do 4 cảnh sát da trắng đánh một người đàn ông da đen.

Tuy nhiên,  các thống đốc không muốn làm trầm trọng thêm quan hệ với người biểu tình, vốn mang bản chất chính trị, nhà phân tích chính trị Dmitry Drobnitsky, chuyên gia về Mỹ bày tỏ ý kiến.

© REUTERS / Umit BektasChân dung George Floyd, người chết dưới tay cảnh sát Mỹ
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã chuyển thành chiến trận với những kẻ cướp bóc như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Chân dung George Floyd, người chết dưới tay cảnh sát Mỹ
"Nhiệm vụ chính của đảng Dân chủ là không cho phép Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Trước khi có những cuộc biểu tình, mọi người có thể đã khó chịu vì bị cách ly. Bây giờ họ được trao cho quyền giận dữ", ông nói với Sputnik.- Cần phải làm cho hình ảnh của Trump trông tồi tệ, bởi vì, theo hùng biện của đảng Dân chủ, ông ta phân biệt chủng tộc và gieo rắc trong xã hội  bầu không khí thù hận".

Nếu sau nhiều ngày tàn phá, tổng thống vãn hồi lại quyền kiểm soát với sự giúp đỡ của Vệ binh Quốc gia, ông sẽ kiếm được điểm chính trị, và  khi đó những điều mà phe dân chủ đã nói sẽ không quan trọng nữa.

Chuyên gia nhấn mạnh tình trạng phân biệt chủng tộc ở nước này thực sự kinh khủng. Và  không được quên điều này khi thảo luận về các cuộc biểu tình.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Ông Trump gọi tình trạng bạo loạn đang bao trùm nước Mỹ là khủng bố

 Phía dân chủ không chỉ muốn chứng minh sự kém hiệu quả của Trump, mà còn cố gắng không làm cho cử tri trong các nhóm thiểu số sợ hãi, theo Dmitry Suslov - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn diện về châu Âu và quốc tế tại  Trường Kinh tế cao cấp (HSE).

"Họ rất sợ đanh mất sự ủng hộ của những nhóm không phải người da trắng, chính người Mỹ gốc Phi là một trong những trụ cột chính của Joe Biden trong cuộc bầu cử", - chuyên gia nhắc lại.

Đồng thời, cả hai bên đang chơi trên bờ vực  nguy hiểm, và có thể phạm lỗi lầm, người đối thoại với Sputnik bổ sung.

"Đảng Dân chủ cố gắng làm mất uy tín của Trump, có nguy cơ làm hoảng sợ một nhóm cử tri đang do dự. Còn Tổng thống Trump thực hiện các biện pháp cứng rắn, có thể dẫn đến bạo lực và cái chết thậm chí còn lớn hơn", - ông Dmitry Suslov giải thích.

Xã hội Mỹ, kể cả không có tình trạng bạo loạn như hiện tại, vốn đã vô cùng chia rẽ. Các cuộc biểu tình chỉ nhấn mạnh chiều sâu mâu thuẫn. Những người bình thường cảm thấy tức giận bởi sự độc đoán của cảnh sát, và những vụ cướp bóc, còn đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn không thể thỏa thuận với nhau. Thật khó để nói vai trò của Đạo luật khởi nghĩa trong sự nghiệp chính trị của George W. Bush. Nhưng ông đã thua  trong cuộc bầu cử vào năm 1992. Trump rõ ràng dựa vào sự cứng rắn. Điều này sẽ ra sao, tương lai gần sẽ cho thấy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала