Xôn xao vì cách dạy đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1 (Video)

© Flickr / Charles ChanHọc sinh người Việt
Học sinh người Việt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh một nữ giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần gây hoang mang dư luận, - như Nguoiduatin thông báo..

Hoang mang vì cách phát âm lạ

Theo đó, giáo viên này hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình cách đánh vần một số âm, chữ khác với truyền thống. Cụ thể, chữ "yên" được đọc là /ia/ — /nờ/ — /yên/; các chữ /ca/, /ki/, /qua/ được đọc bằng phụ âm /c//cờ/ — /i/ — /ki/, /cờ/ - /oa/ — /qua/. Giáo viên cũng hướng dẫn cách nhận biết, viết con chữ "k" khi đứng trước "i"; viết "q" khi đứng trước âm đệm "u", ví dụ trong trường hợp chữ "qua".

Kể từ khi đăng tải, clip thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang vì cách đánh vần khác với truyền thống, rất khó hiểu.

Theo tìm hiểu của tôi, đây là cách đánh vần được dạy thử nghiệm của chương trình sách "Tiếng Việt Công nghệ giáo dục" của GS.Hồ Ngọc Đại trong thời gian vừa qua. Tại TP. Cần Thơ, từ năm học 2017-2018, bộ sách giáo khoa này đã được đưa vào giảng dạy ở lớp Một. Bộ sách có 6 quyển, gồm 3 tập tiếng Việt và 3 tập "Em tập viết". Tuyệt nhiên, đây không phải chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phụ huynh hoang mang là đúng!

Thứ nhất, clip giáo viên hướng dẫn cách phát âm cho học sinh khác với truyền thống nên phụ huynh cảm thấy lạ lẫm, thậm chí hoang mang. Ví dụ, chữ "qua" phát âm theo truyền thống là "quờ" — "a" — "qua" thì nay đổi lại là "cờ" - "oa" — "qua".

Thứ hai, đây là chuyên ngành về ngữ âm học, nên phụ huynh hầu như không thể hiểu được khi giáo viên sử dụng một số cách diễn đạt như: "con chữ", "âm", "âm đệm", "âm chính". Với lại, giáo viên cho biết âm "cờ" — "c"được phát âm trong 3 trường hợp "c", "k", "qu" thì quả thật phụ huynh không loạn não mới là chuyện lạ (mặc dù đúng về lí thuyết ngữ âm học).

Nguyên tắc đánh vần trong sách "Tiếng Việt Công nghệ giáo dục"

— Đánh vần theo âm, không đánh vần theo chữ. Ví dụ: "quê" /cờ/ — /uê/ — /quê/. Vì đánh vần theo âm nên khi viết phải theo luật chính tả. Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu).

Đánh vần theo cơ chế 2 bước:

+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (phải tách ra phần đầu / phần vần). Ví dụ: ba: /bờ/ — /a/ — /ba/.

+ Bước 2: Đánh vần có tiếng thanh (khi Đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: Tạm thời tách ra, để lại thanh ngang). Ví dụ: bà: /ba/ — /huyền/ — /bà/.

Theo quan điểm của chúng tôi, sở dĩ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1954, chúng ta đã thanh toán được nạn mù chữ (trước đó, số người mù chữ của Việt Nam là trên 90%) cũng là nhờ cách phát âm theo kiểu truyền thống.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала