Các đảo nhân tạo - Trung Quốc vi phạm nguyên trạng trên Biển Đông

© AP Photo / Rolex Dela Pena, Poolđảo Trường Sa
đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng căn cứ tại quần đảo Trường Sa

Tại phía nam quần đảo Trường Sa, những hòn đảo mới đang mọc lên không chỉ từng ngày mà từng giờ. Đảo nhân tạo được bồi đắp trên các rạn san hô.
Nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nêu ý kiến: “Những rạn san hô trước kia không thể coi là đảo, ở đấy không đủ các điều kiện sinh hoạt, đặc biệt là thiếu nước ngọt. Sau năm 1988, khi Trung Quốc giành của người Việt Nam một số rạn san hô, họ bắt đầu dùng tàu cuốc và máy móc biến rạn san hô thành những hòn đảo với diện tích đáng kể.”

Công trình tiếp tục được xúc tiến sau khi dưới áp lực của Việt Nam và ASEAN, Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào hồi mùa hè năm ngoái. Xoay sự chú ý vào quần đảo Trường Sa, người Trung Quốc cho xây dựng đường băng trên hai đảo do họ bồi đắp và trên các đảo còn lại sẽ thi công cầu cảng, kho chứa. Thực tế, một căn cứ của Trung Quốc được tạo ra trên những hòn đảo nhân tạo.

Hoạt động này gây nên những phản ứng thích đáng từ phía Việt Nam và Philippines, — ông Grigory Lokshin nhận xét.

“Các hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp, — chuyên gia phân tích nói. — Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển xác định rõ những gì có thể hay không thể coi là một hòn đảo. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 cũng có điều khoản nêu lên rằng, không quốc gia nào được phép thực hiện bất kỳ hành động vi phạm qui chế nguyên trạng."

Các nước ASEAN và Trung Quốc đều ký dưới Tuyên bố này. Như có thể thấy, người Trung Quốc đã hành động với nguyên tắc "không được phép nhưng nếu rất muốn thì vẫn cố."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала