Những người lính chiến thắng phát xít Đức đã chiến đấu ở Việt Nam

© Sputnik / Vladimir Grebnev / Chuyển đến kho ảnhLá cờ Chiến thắng tại Berlin
Lá cờ Chiến thắng tại Berlin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đài “Sputnik” tiếp tục loạt bài “Nhìn lại ngày hôm qua” nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam.

Nhóm chuyên gia quân sự Nga đầu tiên đã đến Việt Nam vào năm 1965, tức là 20 năm sau chiến thắng trong cuộc Thế  chiến II tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Đối với nhiều chuyên gia quân sự Liên Xô, chiến tranh ở Việt Nam không phải là cuộc chiến đầu tiên.

Leonid Brezhnev và Lê Duẩn - Sputnik Việt Nam
Leonid Brezhnev phàn nàn về cái gì với đồng chí Lê Duẩn?
Ví dụ, Thiếu tướng Gregory Belov bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự trong năm 1938 ở độ tuổi 20 tại Học viện Biên phòng. Khi nước Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô, Grigory Belov đeo hàm trung úy, dù chưa tốt nghiệp học viện, đã được gửi tới mặt trận phía Tây. Ông đã chỉ huy một đại đội, sau đó một tiểu đoàn, và cuối chiến tranh đã đeo quân hàm trung tá. Ông đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Frunze, chỉ huy một trung đoàn, sau đó một sư đoàn.Trong thời gian chuyến đi Việt Nam, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 7 năm 1967, ông là trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô. Ông đã được tặng Huân chương Lao động hạng nhất của Việt Nam.

Từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 4 năm 1969, đại tá Boris Voronov là trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Ông đã sinh ra hai mươi năm trước khi phát xít Đức tấn công vào Liên Xô. Trước chiến tranh, ông đã tốt nghiệp Học viện pháo binh Leningrad và đi làm chỉ huy một trung đội của Trung đoàn pháo binh. Ông đã tham gia chiến đấu từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ba lần bị thương nặng và hai lần bị đụng dập. Ông đã đón mừng Ngày Chiến thắng tại Berlin, khi đó ông đeo quân hàm thiếu tá. Sau khi tốt nghiệp Học viện Pháo binh, ông được bổ nhiệm chức danh chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không, sau đó là một trong những người chỉ huy lực lượng phòng không tại quân khu Matxcơva. Từ vị trí này, ông đã được gửi đến Việt Nam. Ông được tặng Huân chương Chiến công vì có công lao to lớn trong những năm phục vụ ở Việt Nam.

Kể từ tháng 9 năm 1967 đến tháng 8 năm 1968, Đại tá Anatoly Moiseyev đã làm việc ở cương vị trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô trong các tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào năm 1943, hai năm sau khi bắt đầu chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Anatoly Moiseyev khi đó mới 17 tuổi,  đã bắt đầu phục vụ quân sự. Đến cuối chiến tranh, ông là đội viên ngắm súng. Sau Chiến thắng, ông là phó chỉ huy tiểu đoàn kỹ thuật pháo binh phục vụ cho các hệ thống tên lửa. Ông được tặng Huân chương Hữu nghị về thành tích đóng góp vào công cuộc bảo vệ Việt Nam.

Chiến tranh ở Việt Nam, bác sĩ - Sputnik Việt Nam
Chiến sĩ Việt Nam và Liên Xô đều sẵn sàng hy sinh thân mình

Trung tướng Mark Vorobiev đã hiện diện ở Việt Nam trong những năm 1967-1969. Vào mùa hè năm 1941, chỉ vài ngày trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông Vorobiev, lúc đó mới chỉ 20 tuổi, đã tốt nghiệp Học viện Pháo binh. Ngay sau đó ông đã ra mặt trận chiếu đấu, đã chỉ huy trung đội, làm phó chỉ huy trung đoàn pháo phòng không. Sau chiến thắng, ông đã tốt nghiệp Học viện Quân sự Kỹ thuật Vô tuyến Pháo binh, đã chỉ huy trung đoàn trong lực lượng phòng không tại quân khu Matxcơva, sau đó chỉ huy quân đoàn của lực lượng phòng không. Từ vị trí này, ông đã được gửi đến Việt Nam, làm trưởng nhóm chuyên gia quân sự  Liên Xô. Ông được tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam.

Theo lời kể của những người lính Việt, các chuyên gia Nga đã kể lại về thời gian chiến tranh khi họ phải đối đầu với những khó khăn gian khổ, đã vượt qua mọi thử thách và giành được thắng lợi. Tấm gương của các chiến sĩ Hồng quân đã cổ vũ nhân dân Việt Nam, củng cố lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала