Liệu Việt Nam có thể trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á?

© Fotolia / 6DTp. Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù hầu hết các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang phát triển những lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế, nhưng chính Việt Nam là nước có cơ hội tốt nhất để trở thành thung lũng Silicon trong khu vực, báo Asian Correspondent viết.

Thế giới đã công nhận Việt Nam là đất nước có ngành giáo dục  mạnh về toán học và khoa học tự nhiên vào năm 2012, khi  một số học sinh 15 tuổi lần đầu tiên tham gia vào cuộc thử nghiệm PISA (Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế) và giành vị trí thứ 8 trong các ngành khoa học tự nhiên và đứng thứ 17 về toán học. Những kết quả ấn tượng này được lặp lại vào năm 2015, khi học sinh Việt Nam vượt trước những người bạn cùng độ tuổi đến từ Hoa Kỳ, Úc và Anh.

 Thành tựu của giới trẻ Việt Nam về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) đã thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế đang tìm kiếm tài năng mới. Một trong những nhân viên của Google sau khi đến thăm trường học địa phương ở Việt Nam đã nói trong  cuộc phỏng vấn với Reuters rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy những học sinh tài năng về máy tính như vậy,  họ giải quyết những vấn đề khó ngay cả đối với những người đang tìm việc tại Google. Giám đốc điều hành của công ty Sundar Pichai cho biết: Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Google, cũng như đối với nhiều công ty và các doanh nghiệp khác. Sắp tới, 1400 kỹ sư CNTTđịa phương sẽ được đào tạo tại trung tâm công nghệ khổng lồ California. 

Chính sách tài chính của chính phủ Việt Nam hướng tới mục đích biến đổi đất nước thành một trung tâm khu vực về công nghệ và đổi mới khoa học.

Ví dụ điển hình là dự án đầy tham vọng Thung lũng Silicon, được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, nhằm thu hút những người  giàu kinh nghiệm có tay nghề  vững và đầu tư phát triển ngành công nghệ cao  có khả năng cạnh tranh. Nếu như trước đây Việt Nam đã là trung tâm sản xuất đối với Hàn Quốc và các nhà sản xuất thiết bị điện tử của Nhật Bản như Samsung, LG Electronics, Panasonic và Toshiba,thì giờ  đây đất nước chú trọng tập trung chuyển đổi từ nhà sản xuất linh kiện điện tử thành  trung tâm nghiên cứu, đổi mới và phát triển.

Với hệ thống giáo dục hiệu quả và nhờ có chính sách khuyến khích phát triển của chính phủ, hiện diện đầu tư nước ngoài và thế hệ trẻ am hiểu công nghệ, với mục tiêu thu được lợi ích tài chính từ các ngành công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, Việt Nam có tất cả các điều kiện tiên quyết cho việc chuyển đổi lâu dài thành một nước dẫn đầu về công nghệ trong khu vực, Asian Correspondent kết luận.

 Ông Lữ Thành Long —  Chủ tịch HĐQT công ty MISA (Management Information System forAccounting), một trong những công ty CNTT lớn nhất Việt Nam hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam, ông  nói:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với đánh giá về việc trong một tương lai gần Việt Nam có thể trở thành thung lũng Silicon của Đông Nam Á với niềm tin dựa trên một số cơ sở như sau:

    Trước hết về mặt tố chất thì con người Việt Nam rất nhanh nhẹn, thông minh và đặc biệt có năng khiếu trong lĩnh vực về toán và công nghệ thông tin (CNTT) do vậy nhân lực về CNTT Việt Nam thường được phía Nhật Bản, Mỹ đánh giá rất cao khi sử dụng.

   Thứ hai về xu thế chuyển dịch kinh tế toàn cầu thì hiện nay Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số nước Châu Âu đang có xu hướng chọn Việt Nam là Trung Quốc + 1 để đảm bảo không bị phụ thuộc quá vào Trung Quốc. Do vậy các nước này trong thời gian vừa qua đã tiến hành và chuyển dịch một phần đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển.

    Thứ ba chính phủ Việt Nam hiện nay đang thúc đẩy rất mạnh mẽ và toàn diện cho giới trẻ về việc khởi nghiệp. Điều này tạo ra một làn sóng khởi nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực CNTT rất tốt. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy hàng trăm công ty CNTT Việt Nam đã và đang được đầu tư và nhiều doanh nghiệp trong số đó thậm chí đã có cơ hội thành công tại Silicon Valey của Mỹ.

Các cản trở lớn nhất hiện nay để Việt Nam có thể trở thành thung lũng Silicon của Đông Nam Á theo cá nhân tôi có thể đến từ một số các yếu tố như sau:

    Mặc dù đam mê công nghệ và rất hăng hái khởi nghiệp nhưng phần lớn các bạn trẻ làm CNTT tại Việt Nam đều có nền tảng giáo dục mang đậm tính lý thuyết và thiếu nhiều kỹ năng sống căn bản do đó ít khả năng sẽ xuất hiện các thủ lĩnh kiệt xuất để tạo ra được các dịch vụ hoặc ứng dụng mang tiếng vang cực lớn gây chú ý trên toàn cầu. Vì vậy thách thức lớn nhất là hệ thống giáo dục liệu có đổi mới mạnh mẽ để cung ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT hay không.

    Các chính sách luật pháp của Việt Nam còn phức tạp và nhiều ràng buộc hạn chế các bạn trẻ sáng tạo ra cái mới hoặc loại hình kinh doanh mới trong xã hội. Thí dụ tiêu biểu gần đây là Bộ luật dân sự mới ban hành có điều khoản 292 gây lo ngại đặc biệt cho giới trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT vì điều khoản này có thể làm 1 số người có thể mắc tù tội khi sáng tạo ra sản phẩm mới ví dụ như trò chơi điện tử và thu lợi được 500 triệu đồng mà lại quên chưa đăng ký với cơ quan chính quyền. Vì vậy thách thức là chính quyền liệu có thay đổi để thúc đẩy sự sáng tạo khoa học công nghệ.

    Thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường nhà nước là bàn đạp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tuy nhiên nhà nước đang đóng cánh cửa với các doanh nghiệp nhỏ khi chỉ định chỉ cho phép 1 số nhỏ các doanh nghiệp nhà nước được tham gia thực hiện giải pháp.

      Về những vấn đề nói trên, cả Anton Tsvetov, chuyên gia của Trung tâm Nga nghiên cứu chiến lược cũng nói:

    "Đổi mới và phát triển công nghệ cao chỉ có thể có trong điều kiện nền kinh tế tư nhân phát triển, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đòi hỏi môi trường thể chế khuyến khích sáng kiến ​​tư nhân, bảo đảm quyền sở hữu, trong đó có cả sở hữu trí tuệ."

    Kết hợp việc quản lý truyền thống của nền kinh tế Việt Nam với sự tăng trưởng bùng nổ của công nghệ đổi mới sẽ là nhiệm vụ rất khó khăn. Tăng trưởng như vậy sẽ đòi hỏi một cấp độ mới về tự do kinh tế,  việc thống nhất này với các đặc điểm chính trị của Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ đầy sáng tạo, chuyên gia Nga cho biết.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала