Kỵ binh Nga bị phía Nhật bắt làm tù binh tại Việt Nam

© Sputnik / Valeriy Shustovbiểu diễn của nhóm thanh niên Kazak trong rạp xiếc
biểu diễn của nhóm thanh niên Kazak trong rạp xiếc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những bài viết trước trong chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua" đã nhắc đến lịch sử các mối liên hệ giữa Nga và Việt Nam.

Trong những bài gần đây, chúng tôi bắt đầu kể về những người Nga đã đến Việt Nam giai đoạn sau Cách mạng Tháng Mười 1917 ở Nga cho tới Cách mạng tháng Tám 1945 tại Việt Nam.

Con khỉ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhà động vật học xuất sắc nhất từng làm việc tại Việt Nam là người Nga

Khi ấy, quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam mới hạn chế trong công tác đào tạo các nhà hoạt động cách mạng người Việt tại Matxcova và chưa có công dân Xô viết nào đến Việt Nam ở giai đoạn này.

Nhưng Việt Nam đã trở thành nơi dừng chân của một số người Nga, với những lý do tự nguyện hay bắt buộc họ rời Tổ quốc sống lưu vong tại nhiều nước sau cuộc cách mạng năm 1917. Khắp thế giới, nơi đâu cũng có Nga kiều.

Có lẽ ai đó trong số các bạn đọc đã có dịp thưởng thức bộ phim "Cuộc chạy" của Liên Xô, được chiếu vào đầu những năm 70. Phim kể về cuộc Cách mạng Nga năm 1917 và đời sống di cư của người Nga ở Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Một cảnh trong phim là tiết mục biểu diễn của nhóm thanh niên Kazak trong rạp xiếc Thổ, đó là những tay đua ngựa ưu tú một thời của quân đội Nga hoàng. Màn trình diễn trên đấu trường xiếc ở Istanbul từng được khán giả hoan hô nhiệt liệt.

Và không chỉ ở Istanbul. Một trong những lính kỵ mã xuất sắc của quân đội Nga hoàng là Fedor Eliseev. Ông đã sinh ra ở vùng Kuban vào cuối thể kỷ XIX, sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự ông được gọi nhập ngũ khi mới 17 tuổi. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được thăng cấp bậc đại tá. Nhà sử học người Matxcova Anatoly Sokolov kể:

"Sau cách mạng và nội chiến ở Nga, ông sang Pháp. Lúc ấy, cộng đồng Nga kiều ở Pháp lên đến hàng trăm nghìn người và không mấy ai thu xếp được cuộc sống ổn định về vật chất, nước Pháp cũng có không ít người thất nghiệp. Ông Fedor tập hợp nhóm đồng đội cũ và cùng họ lưu diễn trên sân khấu các rạp xiếc ở Pháp và nhiều nước châu Á."

Khán giả ở Ấn Độ và Miến Điện, Singapore và Hồng Kông, Thái Lan và Campuchia đã vỗ tay hoan nghênh biểu diễn xiếc ngựa của ông. Đoàn xiếc ngựa của Fedor lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1934. Họ lưu diễn tại Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn. Lần thứ hai đoàn xuất hiện năm 1937. Có lẽ, đất nước và con người Việt Nam đã để lại ấn tượng gần gũi cho cựu sĩ quan Nga và người kỵ sĩ xiếc. Mùa xuân năm 1940, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở Tây Âu, ông Fedor Eliseev đã rời Pháp đến Việt Nam với kế hoạch định cư lâu dài. Năm đó ông 48 tuổi.

Ở Việt Nam, cựu đại tá quân đội Nga hoàng bắt đầu phục vụ ở cấp trung úy trong trung đoàn 5 bộ binh Lê dương. Cuộc đảo chính của Nhật diễn ra ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông Fedor đã bị phía Nhật bắt làm tù binh khi giải cứu người bạn bị thương. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Fedor Eliseev quay lại Pháp rồi đi Mỹ. Ông sống tại đây cho tới khi qua đời ở tuổi một trăm.

1940 - Góc Phố Hàng Gai - Hàng Đào - Sputnik Việt Nam
Kể từ khi nào những du khách Nga đã trở thành thường trú nhân Việt Nam?

Ở Pháp và ở Mỹ, ông Fedor Eliseev đã viết và xuất bản hơn 90 cuốn sách với đề tài chủ yếu là lịch sử các trung đoàn Kazak của quân đội Hoàng gia Nga. Riêng "Đi khắp thế giới trên lưng ngựa" là cuốn tự truyện. Trong đó, Fedor Eliseev đã nhắc tới khoảng thời gian của ông tại Việt Nam.

Tác giả mô tả hình ảnh sinh động về đất nước và con người mà ông có thiện cảm rõ rệt. Fedor Eliseev cũng ghi cả những tiếp xúc của ông với người Nga tại Việt Nam. Ví dụ ở Mỹ Tho, ông đã gặp một người Kazak là Aksyonov, từng tốt nghiệp trường Đại học Matxcova và được gọi nhập ngũ hồi đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại Việt Nam, ông Aksyonov quản lý một xưởng xây dựng trong một xí nghiệp khá lớn. Ông sống cùng vợ, con trai và hai con gái. Gia đình Aksyonov khá sung túc và có điều kiện đặt sách báo từ Paris. Giá như chúng ta có cơ hội tìm hiệu số phận tiếp theo của ông Aksyonov và gia đình? Liệu có ai trong số các bạn biết được điều gì về một người Nga làm xây dựng thời kỳ 1930 ở Mỹ Tho?

Chúng tôi sẽ rất vui nếu sự giúp đỡ của các bạn góp phần viết thêm một trang nữa trong lịch sử các liên lạc của người Nga và người Việt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала