Uber dự định sớm đưa xe hơi không người lái vào Việt Nam

© AP Photo / Gene J. Puskarxe hơi không người lái Uber
xe hơi không người lái Uber - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại diện Uber mới cho hay, Uber muốn tham gia vào các dự án đô thị thông minh của Việt Nam, sử dụng công nghệ cao để thúc đẩy đi chung xe ô tô, giảm tắc nghẽn giao thông.

Uber cũng dự kiến sẽ sớm giới thiệu các công nghệ tiên phong tại Việt Nam, trong đó có xe hơi không người lái.

Tại buổi làm việc giữa phái đoàn Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ — ASEAN với Bộ TT&TT vào ngày 8/3/2017, có đại diện của các hãng công nghệ hàng đầu của Mỹ như GE, Uber, MasterCard, Time Warner, 3M. Tại buổi làm việc này, đại diện Uber cho biết, Uber là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải, an toàn, sử dụng công nghệ cao. Trong 3 năm qua, Uber đã phục vụ hơn 3 triệu người, và mang lại thu nhập cho hơn 100.000 lái xe ở Việt Nam. Trong thời gian tới, Uber sẽ chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho các doanh nghiệp start-up Việt Nam và quá trình chia sẻ này sẽ kéo dài 6 tháng.

Đại diện Uber cũng bày tỏ mong muốn được tham gia tích cực vào các dự án đô thị thông minh của Việt Nam dựa trên các kinh nghiệm vận tải và logistics của mình. Sử dụng công nghệ cao và dữ liệu lớn sẽ thúc đẩy việc đi chung xe ô tô, làm giảm số lượng xe hơi lưu thông trên đường, góp phần tạo ra quan hệ đối tác công tư, từ đó giảm bớt tắc nghẽn giao thông. Vị đại diện Uber cũng cho biết, hãng dự kiến sẽ sớm giới thiệu những công nghệ tiên phong tại Việt Nam, trong đó có xe hơi không người lái.

Việc Uber vào Việt Nam đang gây tranh cãi rất lớn về việc coi Uber là doanh nghiệp vận tải hay là chỉ là ứng dụng công nghệ. Trong khi hiệp hội taxi ở Việt Nam lên tiếng đòi nhà nước phải quản chặt Uber giống như quản lý các hãng taxi thì các chuyên gia công nghệ lại có một quan điểm khác.

Theo ý kiến của một số chuyên gia công nghệ, Uber, Grab đều là những điển hình thành công của những trào lưu "kinh tế chia sẻ", "kinh tế ứng dụng". Những ứng dụng kết nối di động thuộc dạng này ngày càng phổ biến và hoàn toàn không chỉ giới hạn sử dụng cho dịch vụ vận tải.

KAMAZ - Sputnik Việt Nam
"Yandex" và KamAZ thỏa thuận phát triển công nghệ xe không người lái
Thành công bùng nổ của những ứng dụng dạng này dựa vào 3 yếu tố công nghệ được phổ cập trong thời gian gần đây: 3G, GPS và smartphone. 3G giúp truy cập vào máy chủ của ứng dụng để kết nối giữa những người có nhu cầu phù hợp, GPS giúp họ định vị tìm ra nhau, smartphone để chạy ứng dụng và giúp bên cung bên cầu liên lạc, từ đó thực hiện giao dịch.

Lập luận thường gặp là quản lý để đảm bảo chất lượng dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng hoặc chống thất thu thuế. Các lập luận này không thật sự thuyết phục vì các ứng dụng chỉ đóng vai trò trung gian để kết nối người tiêu dùng đến bên cung cấp dịch vụ. Những nhà phát triển ứng dụng không cung cấp dịch vụ cuối cùng và không thể chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ đó, hay nghĩa vụ thuế của các đối tác. Trách nhiệm của nhà phát triển ứng dụng chỉ dừng lại ở việc bảo mật thông tin khách hàng và lo sao cho phần mềm của họ chạy không có lỗi. Việc ép buộc họ gánh chịu những trách nhiệm không thuộc về họ sẽ khiến cho cơ chế quản lý trở nên không hiệu quả, và về lâu dài làm thui chột sự phát triển của một nền kinh tế sáng tạo đang được Chính phủ nỗ lực khuyến khích.

Vì vậy, để quản lý hiệu quả những dịch vụ như Uber, Grab, hãy trả các loại hình kinh doanh này về đúng bản chất của chúng, đó là dịch vụ công nghệ. Các cơ quan quản lý ngành, như Bộ Giao thông vận tải, chỉ nên tập trung vào quản lý các dịch vụ chuyên ngành. Khung pháp lý hiện nay cũng đã đủ các công cụ ràng buộc các chủ xe, bao gồm cả các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế và tuân thủ quy định về an toàn giao thông. Nếu trốn thuế, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Việc đảm bảo các đối tượng này tuân thủ pháp luật, xét cho cùng, là việc của cơ quan quản lý, không phải là vấn đề của công nghệ.

Theo một chuyên gia pháp lý, việc xác định Uber, Grab là dịch vụ vận tải hay dịch vụ công nghệ có ý nghĩa quan trọng để kết luận về tính hợp pháp của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Nếu là dịch vụ công nghệ, theo cam kết WTO, Việt Nam cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, và do đó không có cơ sở để buộc nhà cung cấp dịch vụ phải đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Còn ngược lại, nếu xác định đây là loại hình "dịch vụ vận tải hành khách", pháp luật Việt Nam chỉ cho phép doanh nghiệp có ít nhất 51% vốn Việt Nam được tham gia kinh doanh nên tất cả những doanh nghiệp nước ngoài như Uber hay Grab sẽ không được hoạt động trên thị trường.

Theo Công văn số 16781/BGTVT-VT của Bộ Giao thông Vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2014, cơ quan này cũng đã xác định Uber là một đơn vị kinh doanh công nghệ, không phải là đối tượng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải . Tuy nhiên, hoạt động của Công ty Uber có liên quan đến lĩnh vực vận tải; do đó, Bộ Giao thông Vận tải  quan tâm và tạo điều kiện để Công ty có thể kinh doanh tốt, hiệu quả, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần giảm lưu lượng giao thông, giảm tai nạn giao thông, giảm chi phí vận tải…

 

Nguồn: ictnews.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала