Vì sao King Kong đã chọn Việt Nam làm nơi sinh sống?

Đăng ký
Phim bom tấn đầu tiên của Hollywood được quay tại Việt Nam và nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam đến uy tín của Mỹ và lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam , tương lai của thỏa thuận với EU và những thay đổi trong định hướng phong cách kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh...

Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong những ngày gần đây. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam
Forbes nói gì về nữ tỷ phú có khối tài sản khổng lồ của Việt Nam?
Bộ phim "Kông: Skull Island" (Kong: Đảo đầu lâu), vừa ra mắt khán giả và đang được trình chiếu khắp thế giới, đây là phim bom tấn đầu tiên của Hollywood được quay hoàn toàn tại Việt Nam. Trang web Channel NewsAsia có bài viết, trong đó các thành viên đoàn làm phim bày tỏ ấn tượng tốt đẹp nhất về cảnh thiên nhiên và những người Việt Nam.

"Ở Việt Nam có phong cảnh tuyệt đẹp và siêu thực, đó là vẻ đẹp mà khán giả đại chúng chưa từng trải nghiệm trên màn ảnh trước đây", — đạo diễn Jordan Vogt-Roberts cho biết, — Tôi tin rằng, những người Việt Nam có được sự ân cần và tốt bụng mà người Mỹ còn đang thiếu. Tôi thật sự tin rằng bộ phim sẽ có tác động tốt lên ngành du lịch, ngành điện ảnh và sẽ khiến mọi người thấy đất nước này lộng lẫy và đẹp đẽ thế nào".

Nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tạp chí Forbes đăng tải bài viết về câu chuyện thành công của nữ tỷ phú duy nhất ở Đông Nam Á — người sáng lập ra hãng hàng không giá rẻ tư nhân đầu tiên của Việt Nam "VietJet Air"  - bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Chỉ 5 năm sau khi được thành lập, hãng VietJet Air chiếm 40% thị phần nội địa, và bà Phương Thảo đang sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.

Các phương tiện truyền thông Mỹ nhắc nhở về những sự kiện 50 năm về trước, gọi năm 1967 là một cột mốc đánh dấu bước ngoặt cuộc chiến tranh Việt Nam làm thay đổi diễn biến chiến tranh và bản thân nước Mỹ. Một bài dài trên tờ The New York Times viết rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đòi hỏi ở Hoa Kỳ nguồn nhân lực và tài chính rất lớn, nhưng, kết quả là cuộc chiến này đã làm suy yếu ảnh hưởng chính trị, ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ ở các khu vực khác trên thế giới.

"Trong khi những quả bom máy bay Mỹ thả xuống miền Bắc Việt Nam, các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, Ai Cập, Algeria và nhiều quốc gia hậu thuộc địa khác đã lên án Washington tiến hành một cuộc chiến tranh tàn bạo chống lại những người dân khao khát độc lập và xích lại gần khối cộng sản," — tờ báo ghi chú.

Заместитель премьер-министра Вьетнама Нгуен Суан Фук, март 2016 год - Sputnik Việt Nam
Liệu quan hệ của Mỹ với Việt Nam thời tân Tổng thống Trump có tốt hơn dưới thời ông Obama?
Sự tăng trưởng nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa mang lại cho Việt Nam không chỉ những ưu thế rõ rệt. Những viên ngọc kiến trúc của các thành phố Việt Nam đang biến mất dần, tờ  USA TODAY nhận xét. Tờ báo viết về tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi những tòa nhà thời Pháp thuộc bị phá hủy để xây dựng những tòa nhà chọc trời và khu siêu thị. Nhóm kiến trúc sư trẻ đã lập danh sách bảo tồn cảnh quan kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và phát động chiến dịch bảo tồn các tòa nhà đó.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, trang web ABC News cho biết. Việt Nam hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài, trong đó gần một nửa sống tại Hoa Kỳ, chính những người này đảm bảo khoảng 60% tổng lượng kiều hối vào Việt Nam từ nước ngoài, chiếm 4% GDP. Sắc lệnh hạn chế nhập cư vào Hoa Kỳ tác động chủ yếu đến những người nhập cư bất hợp pháp và những người có visa làm việc tại Mỹ, và điều đó có thể làm giảm 0,4% GDP của Việt Nam, tờ báo ghi chú.

Việt Nam tiếp tục tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Các phương tiện truyền thông cho biết về kế hoạch của chính phủ bán cho nhà đầu tư chiến lược 35-40% cổ phần Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), cũng như về ý định của Hiệp hội Sân bay Paris (Aeroports de Paris) mua lại 20% cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV).

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Không ai có thể đuổi kịp Việt Nam!
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định tại Việt Nam là việc mở rộng quan hệ thương mại. Đất nước này gửi gắm nhiều kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại tự do với EU đã được ký kết vào năm 2015. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng trên con đường thực hiện thỏa thuận này, các phương tiện truyền thông cảnh báo. Quốc hội của tất cả 27 nước thành viên EU phải phê chuẩn thỏa thuận này. Và các nghị sĩ EU đòi hỏi Hà Nội cho phép "nhiều cuộc tranh luận về các quyền chính trị, tự do ngôn luận và tôn giáo." Nếu Hà Nội không thực hiện yêu cầu của châu Âu trong lĩnh vực  nhân quyền thì quá trình phê chuẩn thỏa thuận thương mại sẽ là rất phức tạp, tờ báo viết.

Tệ tham nhũng đang cản trở Việt Nam tiến lên nhanh hơn về phía trước. Chứng tỏ về điều đó là kết quả cuộc khảo sát do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện tại 16 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tờ Malaysiakini cho biết. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy rằng, ở Việt Nam và Malaysia mức độ tham nhũng là nặng nề nhất. Ở hai nước này, người ta đánh giá tiêu cực kết quả của Chính phủ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, và cho rằng, tệ nạn này ngày càng tăng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала