Liệu Việt Nam có quyết định mua mua máy bay huấn luyện Yak-130 thay L-39?

© Flickr / Peter GronemannYak-130
Yak-130 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Máy bay huấn luyện phản lực L-39 sắp hoàn thành sứ mệnh vẻ vang, đã đến lúc được giã biệt bầu trời để "đàn em" Yak-130 tiếp bước.

Hoàn thành sứ mệnh vẻ vang

Bay thử lần đầu cách đây gần 50 năm (04/11/1968) và ra mắt chính thức trong biên chế Không quân Tiệp Khắc (nay là các nước Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia anh em), máy bay huấn luyện phản lực L-39 đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác đào tạo phi công của nhiều quốc gia.

Tới nay, trong số khoảng 2.900 chiếc L-39 đã được xuất xưởng, hầu hết đều đi đến cuối vòng đời hoạt động, nhưng với một số quốc gia, chúng vẫn đang đóng vai trò "xương sống" — là dòng máy bay huấn luyện phản lực cận âm, vẫn bền bỉ nâng cánh cho những lứa phi công quân sự mới.

Tuy nhiên, ngày chúng buộc phải giã biệt bầu trời không còn xa nữa bởi rất nhiều nguyên nhân.

© Flickr / Jim SherL-39
L-39 - Sputnik Việt Nam
L-39

Thứ nhất, là L-39 đã gần hết niên hạn sử dụng, cần phải bị loại biên. Theo thống kê, chiếc L-39 mới nhất rời khỏi xưởng của Công ty Aero Vodochody (Cộng hòa Séc) vào năm 1996, đến nay cũng có tuổi thọ xấp xỉ 20 năm, nhưng số lượng rất ít, còn phần lớn đều được sản xuất trước đó, tuổi thọ có những chiếc đã đạt ngưỡng 30-40 năm hoặc hơn.

© Flickr / Bernard Spragg. NZL-39
L-39 - Sputnik Việt Nam
L-39

Phụ tùng ngày càng khan hiếm, số giờ bay dự trữ ngày càng ít đi nên nhiều quốc gia đã buộc phải tính tới việc loại biên, tìm kiếm những dòng máy bay huấn luyện phản lực thế hệ mới để thay thế.

Thứ hai, công nghệ hàng không thay đổi chóng mặt, L-39 đã xuất hiện nhiều yếu tố lạc hậu do không tương thích đối với việc đào tạo phi công chiến đấu, nhất là những người sẽ được chuyển loại lên những chiếc tiêm kích thế hệ 4, 4+, 4++ và tới đây là cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5 có xuất xứ từ Nga, thậm chí cả của phương Tây.

Sự không tương thích/đồng bộ với những loại máy bay tiêm kích thế hệ mới sẽ khiến công tác đào tạo phi công phải kéo dài hơn, chi phí cao hơn trong khi hiệu quả không tương xứng. Thế nên, nhiều quốc gia coi đây là yếu tố then chốt dẫn tới quyết định loại biên L-39.

Với những quốc gia sử dụng các loại máy bay chiến đấu như Su-30MK2, Su-30SM, Su-35 và MiG-29 (các phiên bản nâng cấp) của Nga, thì ứng viên sáng giá nhất để thay thế L-39 chính là Yak-130 — dòng tiêm kích nhẹ kiêm máy bay huấn luyện phản lực thế hệ mới do Phòng thiết kế Yakovlev chế tạo và sản xuất bởi Tổ hợp hàng không quân sự Irkut.

Như đã nói ở trên nhu cầu thay thế L-39 là tất yếu. Đối với một quốc gia X bất kỳ đã và đang đặt mua máy bay tiêm kích thế hệ mới của Nga thì lựa chọn tối ưu hiện nay là Yak-130. Đây là dòng máy bay hoàn hảo, được Không quân Nga đặt mua số lượng lớn, tới 200 chiếc, để sớm thay thế toàn bộ L-39 đã cũ.

Ngoài Nga, đã lộ diện vài quốc gia cũng thay L-39 bằng Yak-130 là Belarus, Kazhakstan, Algeria, Bangladesh, Syria, cùng khoảng hơn 10 quốc gia khác đang xếp hàng chờ mua. Nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới có chung nhận định mua Yak-130 thay thế L-39 chắc chắn có nhiều cái lợi:

1. "Nhìn nhau mà mua". Nga trang bị hàng loạt Yak-130 là lời cam kết rõ ràng về tương lai của dòng máy bay này, chứng thực rằng đây là lựa chọn hoàn hảo. "Ông lớn" đã mua thì các "ông nhỏ" chả có cớ gì phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta loại trừ những sự can thiệp "thô bạo" bởi các yếu tố "phi quân sự".

© Flickr / Anna ZverevaYak-130
Yak-130 - Sputnik Việt Nam
Yak-130

Sản xuất số lượng lớn, trong dài hạn sẽ tạo ra ưu thế về giá thành, biến Yak-130 thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các dòng máy bay huấn luyện phản lực của phương Tây. Cái giá chừng 15 triệu USD cho mỗi chiếc Yak-130 quả là hấp dẫn với những quốc gia có ngân sách quốc phòng không lấy gì làm dư dả.

Liếc qua mức giá tham khảo của một số dòng máy bay huấn luyện phản lực như 25 triệu USD của TA-50 từ Hàn Quốc, hơn 20 triệu USD của Hawk-200 từ BAE System (Anh), hay tới xấp xỉ 35 triệu USD/chiếc của M-346 từ Italia. Lưu ý rằng, M-346 chính là người anh em song sinh của Yak-130 mà lại đắt hơn gấp đôi.

Còn so với K-8 Karakorum "năm cha ba mẹ" từ Trung Quốc chỉ có giá hơn 10 triệu USD/chiếc thì thà mua Yak-130 còn hơn.

Phụ tùng thay thế dồi dào và dịch vụ đảm bảo kỹ thuật (dịch vụ hậu mãi) tốt cũng là 1 điểm + rất lớn cho Yak-130, nhất là với các quốc gia sử dụng máy bay chiến đấu của Nga. Họ hoàn toàn có thể tận dụng được nhiều loại vũ khí, trang bị sẵn có phục vụ hoạt động của Yak-130.

© Sputnik / Mikhail Voskresensky / Chuyển đến kho ảnhYak-130
Yak-130 - Sputnik Việt Nam
Yak-130

2. "N trong 1 — Tiến thẳng lên hiện đại". Với tương lai rộng mở như đã nói ở trên, nếu quốc gia bất kỳ nào đó đặt mua Yak-130 chắc chắn là quyết định hợp lý, hợp thời vì không những khai thác được tính đồng bộ trong công tác huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ mới, mà còn khai thác được tối đa tính năng của chúng.

Vì ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công chiến đấu phản lực, Yak-130 còn có thể tham gia các hoạt động tác chiến hết sức hữu ích như tiêm kích phòng không, tiêm kích bom hạng nhẹ trong trường hợp cần thiết. Đối với các quốc gia có tiềm lực quốc phòng hạn chế, nếu tận dụng được tính đa năng của chúng sẽ khiến sức mạnh của lực lượng không quân được nhân thêm vài lần.

Chẳng thế mà tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không LIMA 2017 vừa diễn ra ở Malaysia, Đoàn Nga đã đưa tới và trưng bày Yak-130 ở một trong những vị trí trang trọng nhất, được giới thiệu nhiệt tình với các đoàn quan chức quốc phòng cấp cao của các quốc gia tới tham dự triển lãm.

Hy vọng, đúng ra là Nga hy vọng rằng trong tương lai không xa, những khách hàng được liệt kê vào danh sách "Quốc gia X" đối với Yak-130 ngày càng dài thêm, xứng đáng với những lợi thế "tự nhiên" vốn có của dòng máy bay huấn luyện phản lực "con cưng" của Không quân Nga trong ít nhất là nửa đầu thế kỷ 21.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала